Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra


Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu thế giới?




Theo các chuyên gia, về trung hạn, giá dầu thô thế giới có thể phụ thuộc vào hai yếu tố là quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.

Theo các chuyên gia, về trung hạn, giá dầu thô thế giới có thể phụ thuộc vào hai yếu tố là quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nghĩ rằng Iran đang tăng cường khả năng làm giàu urani của họ và có thể sản xuất ra bom hạt nhân. Hiện nay, có nhiều khả năng rằng một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran đang được thảo luận.
Nhưng điểm "trục trặc" trong phương án này là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần. Rõ ràng là Israel sẽ không táo bạo đến mức tự mình tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran mà không được sự đồng ý của Mỹ.
Một khi Tổng thống Mỹ đang được bầu vào phòng Bầu dục cho một nhiệm kỳ mới, sự nhạy bén chính trị bình thường cho thấy sẽ không có điều gì xảy ra, không có cuộc tấn công Iran nào được thực hiện bởi vì một sáng kiến như vậy có thể tác động mạnh đến công luận Mỹ, một điều phải tránh trong thời gian bầu cử. Ngay cả Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho rằng việc tấn công Iran sẽ khó thành công, một khi Iran có thể thoát khỏi cuộc tấn công với hình ảnh một nạn nhân.
Tình hình hiện nay có một số hậu quả nghiêm trọng liên quan đến giá dầu thô. Do tình hình Trung Đông không ổn định, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đặc biệt là ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, có thể đưa ra những phát biểu khó chịu về sự bất ổn tại Trung Đông. Và ông Romney đang làm như vậy. Những phát biểu của ông Romney có thể dẫn đến phản ứng của Tổng thống đương nhiệm và phản ứng này có thể được giá dầu giao sau coi là những tín hiệu bất ổn. Về bản chất, giá dầu giao sau luôn biến động.
Thứ hai, các quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang ngày càng xấu đi. Thổ Nhĩ Kỳ đang tự tin tấn công qua biên giới Syria dựa trên hai tính toán.
Một là Syria đang sa lầy trong một cuộc nội chiến, do vậy Tổng thống Bashar al Assad không thể quá hung hăng do ông này đang bận rộn và đau đầu với tình hình trong nước.
Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ, không giống Syria, có sự hỗ trợ của NATO. Nếu Syria quyết định tấn công, NATO có thể can thiệp. Yếu tố này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ có đủ dũng cảm để buộc một máy bay dân dụng của Syria từ Nga phải hạ cánh với lý do nghi ngờ chiếc máy bay này chở đạn. Giờ đây, Syria không thể tỏ ra yếu kém khi bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và để duy trì cơ sở ủng hộ, ông Assad sẽ tiếp tục các cuộc phản công.
Một yếu tố nữa là Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn có một cuộc tấn công tổng lực với Syria bởi vì điều này có thể giúp Tổng thống Al Assad tập hợp toàn bộ sự ủng hộ trong nước và giúp ông ta "kết bạn" với phe phiến quân hiện nay để cùng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ ngoại xâm. Đây là hậu quả xấu nhất của một cuộc chiến tranh với Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ đang quan ngại.
Tình trạng nửa chiến tranh này cũng gây ra tình trạng bất ổn và nguy cơ xung đột leo thang đang khiến giá dầu thô biến động hơn. Thêm vào đó, giá dầu cũng đang bị ảnh hưởng bởi những dữ liệu được công bố hàng tuần về các nền kinh tế bao gồm khu vực đồng euro, Trung Quốc và Mỹ.
Chinhphu

Đằng sau việc Mỹ thắng thầu khai thác dầu khí ở Ucraina




Nắm bắt được nhu cầu của Ucraina muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga cả về chính trị lẫn kinh tế, đặc biệt là sự phụ thuộc của Kiev vào khí đốt từ Moskva, Tập đoàn ExxonMobil (Mỹ) đã trúng thầu khai thác một số mỏ dầu, khí quan trọng của Ucraina.
Hiện Ucraina đang mở rộng hợp tác với các công ty dầu mỏ nước ngoài, nhằm thu hút vốn và công nghệ vào khai thác các mỏ dầu trên thềm lục địa của Ucraina tại Biển Đen. Song, việc ExxonMobil thâm nhập được vào thị trường dầu mỏ Ucraina là một bất ngờ. Sau khi thắng thầu, tập đoàn này đã thành lập một liên doanh với Tập đoàn Shell (liên doanh giữa Anh và Hà Lan), Petrom (Rumani) và Công ty Dầu khí quốc gia Ucraina, Narda Ucraina. Tháng 8 vừa qua, liên doanh bốn bên này đã thắng Tập đoàn Lukoil (Nga) trong vụ đấu thầu khai thác mỏ dầu khí tại Ucraina.
Theo điều kiện mời thầu, các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp ngay lập tức vào ngân sách Ucraina 300 triệu USD và trong vòng 5 năm tiếp theo phải đầu tư ít nhất 200 triệu USD cho công tác thăm dò. Ước tính, trữ lượng khí đốt của Ucraina vào khoảng 200-250 tỉ m3. Tổng đầu tư để khai thác trữ lượng này phải ở mức 10-12 tỉ USD. Nếu khai thác thuận lợi, hàng năm Ucraina có thể có được 3-5 tỉ m3 khí đốt.

Biếm họa về việc Ucraina muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga
Một số chuyên gia nhận định, đằng sau việc ExxonMobil tìm đến Ucraina còn có cả mục đích chính trị của Washington, nhằm mở rộng ảnh hưởng đối với Kiev. Trước mắt, việc này chỉ phục vụ mục đích kinh tế đơn thuần của giới kinh doanh, nhưng về lâu dài, lợi ích chính trị và kinh tế có thể đan xen nhau. Mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực Biển Đen chính là các nguồn tài nguyên ở đây. Nếu những năm 1990, Mỹ không xác định phải cạnh tranh với Nga để giành quyền kiểm soát các mỏ tài nguyên ở biển Caspian thì hiện nay việc giành thế thượng phong ở Biển Đen lại là nhiệm vụ hàng đầu. Vì thế, tháng 8 năm ngoái, Mỹ đã ký với Tập đoàn Rosneft (Nga) hợp đồng cùng tiến hành thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản trên thềm lục địa của Nga ở Biển Đen. Mới đây, Mỹ lại tiếp tục thắng thầu ở Ucraina.
Cả Nga và Ucraina đều quan tâm đến công nghệ và năng lực tài chính của ExxonMobil. Tuy nhiên, các thỏa thuận hiện chưa thể sớm mang lại kết quả vì trước hết phải tiến hành thăm dò để đánh giá đầy đủ trữ lượng rồi mới tiến hành khai thác công nghiệp. Ngoài ra, việc khai thác các nguồn năng lượng ở Biển Đen cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột kinh tế, chính trị và thảm họa môi trường nên ít nhất cũng phải sau 10 năm nữa mới có thể bắt đầu khai thác công nghiệp quy mô lớn.
Hiện nay, Viện Địa chất Quốc gia Ucraina đang tiến hành đánh giá số lượng và trữ lượng các mỏ dầu khí tại Biển Đen nhằm đưa ra dự báo chính xác, cũng như tính toán các chi phí phải bỏ ra khi khai thác. Công ty Tư vấn CERA của Mỹ được mời tham gia công tác này. Theo đánh giá của các chuyên gia, Ucraina hoàn toàn có khả năng tự đảm bảo nhu cầu khí đốt cho thị trường nội địa. Dự kiến, đến 2015 sản lượng khai thác của Ucraina bắt đầu tăng do có thêm nguồn đầu tư và công nghệ mới của nước ngoài.
Mặc dù chưa có số liệu chính thức song các nhà chính trị và giới chuyên gia dầu mỏ lạc quan về trữ lượng của Ucraina. Một số thông tin cho rằng, đến năm 2025-2030, khai thác của Ucraina đủ sức đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa nếu đầu tư mạnh tay cho thăm dò và khai thác. Song, các quan chức Ucraina lại tỏ ra hoài nghi khả năng này. Trong chiến lược năng lượng được thông qua mới đây, Ucraina vẫn xác định phải đến năm 2022 mới có thể bắt đầu khai thác các mỏ ở Biển Đen và đến năm 2030 sản lượng khai thác mới có thể đạt 7-9 tỉ m3 khí đốt/năm. Chiến lược này cũng xác định phải khai thác song song cả các mỏ hiện có và mở ra hướng đi mới sang khí đá phiến thì mới hy vọng giảm được sự lệ thuộc năng lượng vào Nga.
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây ngày càng tích cực gây ảnh hưởng đối với chính sách năng lượng của Ucraina. Nắm được chủ trương của Ucraina muốn thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga càng sớm càng tốt, các nước phương Tây đã kiên trì đề nghị Ucraina sử dụng công nghệ khai thác khí đốt từ đá phiến. Những nỗ lực này cuối cùng cũng đem lại kết quả khi Ucraina đưa ra chính sách mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng. Dù có thể khai thác được hay không, song việc “xí phần” là thành công lớn của Mỹ và phương Tây trong cuộc cạnh tranh với Nga giành quyền kiểm soát các nguồn dầu mỏ của Ucraina.
Ukraina hiện hoàn toàn lệ thuộc vào khí gas tự nhiên nhập khẩu từ Nga để đáp ứng 64% nhu cầu sử dụng trong nước. Kiev cũng là người sử dụng trả giá cao nhất cho khí gas của Nga. Một trong vài điểm Ukraina có thể sử dụng để đối chọi với ảnh hưởng lấn lướt của Nga là vị trí quốc gia trung chuyển hệ thống xuất khẩu hydrocarbon của Nga sang các thị trường phương Tây. Hơn 80% khí gas xuất vào châu Âu của Nga hiện đang phải đi qua các ống dẫn của Ukraina để tiếp cận các hệ thống phân phối tại Trung Âu. Chính sự lệ thuộc vào hệ thống trung chuyển của Ukraina khiến Moskva không thể không sử dụng sự lệ thuộc của Kiev vào nguồn gas nhập khẩu như một ưu thế tuyệt đối.
Bản thân nước Nga cũng có kế hoạch đa dạng đường vận chuyển khí gas của mình để giảm bớt tính quan trọng của Ukraina. Tuyến đường ống Nord Stream qua biển Baltic sẽ đưa khí gas từ Nga trực tiếp đến Đức – khách hàng lớn nhất là một giải pháp. Ngoài ra, một khi tuyến đường ống South Stream, nối các mỏ tại vùng Caspia của Nga với Nam Âu, đi vào hoạt động theo dự kiến trong năm 2016, lượng gas của Nga đi qua Ukraina sẽ giảm đi khoảng 60%.
Ukraina không thể làm gì nhiều với kế hoạch của Nga. Nỗ lực duy nhất của Kiev là tự đa dạng việc sử dụng khí gas tự nhiên. Do đó, quyết định chọn hai tập đoàn có năng lực công nghệ tiên tiến nhất và tiềm lực mạnh nhất (ExxonMobil và Shell) cho thấy chính quyền Kiev ý thức rất rõ về điều này.
Petrotimes

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra



Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu thế giới?



Theo các chuyên gia, về trung hạn, giá dầu thô thế giới có thể phụ thuộc vào hai yếu tố là quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.

Theo các chuyên gia, về trung hạn, giá dầu thô thế giới có thể phụ thuộc vào hai yếu tố là quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nghĩ rằng Iran đang tăng cường khả năng làm giàu urani của họ và có thể sản xuất ra bom hạt nhân. Hiện nay, có nhiều khả năng rằng một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran đang được thảo luận.
Nhưng điểm "trục trặc" trong phương án này là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần. Rõ ràng là Israel sẽ không táo bạo đến mức tự mình tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran mà không được sự đồng ý của Mỹ.
Một khi Tổng thống Mỹ đang được bầu vào phòng Bầu dục cho một nhiệm kỳ mới, sự nhạy bén chính trị bình thường cho thấy sẽ không có điều gì xảy ra, không có cuộc tấn công Iran nào được thực hiện bởi vì một sáng kiến như vậy có thể tác động mạnh đến công luận Mỹ, một điều phải tránh trong thời gian bầu cử. Ngay cả Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho rằng việc tấn công Iran sẽ khó thành công, một khi Iran có thể thoát khỏi cuộc tấn công với hình ảnh một nạn nhân.
Tình hình hiện nay có một số hậu quả nghiêm trọng liên quan đến giá dầu thô. Do tình hình Trung Đông không ổn định, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đặc biệt là ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, có thể đưa ra những phát biểu khó chịu về sự bất ổn tại Trung Đông. Và ông Romney đang làm như vậy. Những phát biểu của ông Romney có thể dẫn đến phản ứng của Tổng thống đương nhiệm và phản ứng này có thể được giá dầu giao sau coi là những tín hiệu bất ổn. Về bản chất, giá dầu giao sau luôn biến động.
Thứ hai, các quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang ngày càng xấu đi. Thổ Nhĩ Kỳ đang tự tin tấn công qua biên giới Syria dựa trên hai tính toán.
Một là Syria đang sa lầy trong một cuộc nội chiến, do vậy Tổng thống Bashar al Assad không thể quá hung hăng do ông này đang bận rộn và đau đầu với tình hình trong nước.
Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ, không giống Syria, có sự hỗ trợ của NATO. Nếu Syria quyết định tấn công, NATO có thể can thiệp. Yếu tố này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ có đủ dũng cảm để buộc một máy bay dân dụng của Syria từ Nga phải hạ cánh với lý do nghi ngờ chiếc máy bay này chở đạn. Giờ đây, Syria không thể tỏ ra yếu kém khi bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và để duy trì cơ sở ủng hộ, ông Assad sẽ tiếp tục các cuộc phản công.
Một yếu tố nữa là Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn có một cuộc tấn công tổng lực với Syria bởi vì điều này có thể giúp Tổng thống Al Assad tập hợp toàn bộ sự ủng hộ trong nước và giúp ông ta "kết bạn" với phe phiến quân hiện nay để cùng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ ngoại xâm. Đây là hậu quả xấu nhất của một cuộc chiến tranh với Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ đang quan ngại.
Tình trạng nửa chiến tranh này cũng gây ra tình trạng bất ổn và nguy cơ xung đột leo thang đang khiến giá dầu thô biến động hơn. Thêm vào đó, giá dầu cũng đang bị ảnh hưởng bởi những dữ liệu được công bố hàng tuần về các nền kinh tế bao gồm khu vực đồng euro, Trung Quốc và Mỹ.
Chinhphu

Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?



Theo tác giả Conn Hallinan của tờ People World, đứng đằng sau bế tắc hiện về 5 hòn đảo nhỏ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phong trào cánh hữu bên trong nội bộ Nhật Bản. Chính phong trào này có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc chế tạo bom nguyên tử.

Nhật Bản sẽ chế tạo bom nguyên tử để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc?
Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài và Nhật Bản gọi là Senkaku bắt đầu từ lâu nhưng nó chỉ sôi sục khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người cánh hữu, khơi mào thế đối đầu với Trung Quốc bằng cách quyên tiền mua quần đảo này từ người chủ tư nhân.
Khi chính quyền Nhật Bản quyết định mua 3 trong số 5 hòn đảo để ngăn chặn việc các hòn đảo này rơi vào tay Ishihara thì Trung Quốc cáo buộc Nhật đã “ăn cắp” quần đảo này từ tay Trung Quốc.
Ishihara, người từ lâu vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom hạt nhân, được nhìn nhận như một con người dễ bùng nổ, một người mà tờ Economist gọi là “nhà cách mạng già của cánh hữu Nhật Bản”, nhưng ông ta lại không phải là một trường hợp ngoại lệ. Toru Hashimoto, lãnh đạo của đảng cánh hữu Hiệp hội khôi phục quốc gia Nhật Bản và vừa được tái cử làm thị trưởng Osaka, cũng “cùng hội cùng thuyền” với ông Ishihara.
Tư tưởng cánh hữu đang trên đà thắng thế?
Cả ông Hashimoto và ông Ishihara đều phủ nhận quá khứ tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II - đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc và việc các phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật.
Tư tưởng này của hai chính trị gia cánh hữu được một số chính trị gia hàng đầu của Nhật Bản hưởng ứng và nhiều người trong số đó ủng hộ Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Việc cựu thủ tướng Shinzo Abe vừa được bầu làm ứng cử viên của đảng Dân chủ tự do (LDP) là ví dụ rõ nét. Đảng LDP đang chiếm ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ông Abe - người có khả năng lớn tái đắc cử chức vụ thủ tướng đã kêu gọi rút lại lời xin lỗi của Nhật Bản đối với việc quân đội nước này sử dụng nô lệ tình dục trong chiến tranh. Ông Abe cũng mong muốn dỡ bỏ điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản, theo đó nước này bị cấm khơi mào một cuộc chiến tranh.
Và mặc dù chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vũ khí hạt nhân nhưng ông Abe lập luận rằng Hiến pháp Nhật Bản cho phép nước này được chế tạo vũ khí hạt nhân nếu để dùng cho mục đích phòng vệ. Nhiều chính trị gia hàng đầu trong đảng của ông Abe cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
Từ năm 2006, cựu Ngoại trưởng Taro Aso và Shoichi Nakagawa đã nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân khi ông Aso là thành viên của chính quyền Abe và ông Nakagawa là chủ tịch của Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng LDP.
Nhưng LDP không phải là đảng duy nhất ở Nhật Bản cân nhắc giúp nước này từ bỏ cái gọi là “dị ứng về hạt nhân”.
Ichiro Ozawa - người một thời là lãnh đạo của đảng Tự do và hiện đang dẫn dắt đảng Cuộc sống của nhân dân là thứ nhất, cho rằng Nhật Bản nên cân nhắc chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với “sự bành trướng không ngừng” của Trung Quốc.

Thị trưởng Tokyo, một nhân vật cánh hữu, là người khơi mào cho cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc thúc giục Nhật chế tạo bom nguyên tử
Theo nhà báo Hiusane Masaki “điều mà từ lâu bị coi là chủ đề cấm kỵ sau Chiến tranh thế giới lần II thì giờ đang được thảo luận thoải mái, không chỉ trong giới cánh hữu mà thậm chí còn trong cả giới chính trị chủ đạo.
Vào năm 1970, Nhật bản đã kí Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 1 năm sau đó, Nghị viện nước này thông qua 3 “nguyên tắc về phi hạt nhân” bao gồm không chế tạo, không sở hữu và không “chứa chấp” vũ khí hạt nhân.
Hiện Nhật Bản đang có lượng plutonium đủ để chế tạo khoảng 700 đầu đạn hạt nhân và các tên lửa đạn đạo mang các đầu đạn này. Phần lớn các chuyên gia cho rằng Nhật Bản sẽ mất khoảng 1 năm để chế tạo một quả bom.
Ảo tưởng về quân sự của Nhật Bản
Matthew Penny, giáo sư lịch sử của Đại học Concordia, Canada và là một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, cho biết giới cánh hữu Nhật Bản đã tạo ra một tổ chức có tên gọi là “Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử vì hòa bình và an ninh”, một hiệp hội rõ ràng là không có bất kỳ nạn nhân thực sự nào của bom nguyên tử.
Phát ngôn viên của hiệp hội này là hai nhân vật cánh hữu, Tamogami Toshiro và Kusaka Kimindo, là những người đã phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh và “kêu gọi Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng năng lực quấn sự thông thường”.
Tất cả những câu chuyện bàn luận về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản nói trên diễn ra trong lúc Nhật Bản đang sa lầy vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc và quần đảo Kurlie với Nga.
Một số luận điệu được các nhân vật cánh hữu đưa ra là nhằm mục đích hạ thấp đảng Dân chủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản, nhưng một số luận điệu lại đi xa vượt ra ngoài cuộc bầu cử này, phản ánh một ảo tưởng lâu đời của cánh hữu Nhật Bản về năng lực quân sự của nước này.
Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu của Học viện toàn cầu Canon, nói với từ Financial Times rằng ông cho rằng cuộc khủng hoảng Senkaku sẽ không tiến tới xung đột do sức mạnh của Các lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
“Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực, do nếu dùng sẽ bị thua”, ông Miyake nói.
Mặc dù thực tế là Washington có thừa nhận sẽ tôn trọng điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và phạm vi của hiệp ước bao phủ cả vấn đề Senkaku nhưng Hoa Kỳ có quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền quần đảo này và chắc chắn sẽ không muốn để Nhật Bản lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
Nhật Bản không thể “sánh” với Trung Quốc?
Nếu không có sự tham gia của Mỹ thì Nhật Bản không là đối thủ của Trung Quốc.
Mặc dù Nhật Bản có nhiều tàu trên mặt nước hơn (78 chiếc so với 48 chiếc của Trung Quốc), nước này có ít tàu ngầm hơn, (18 chiếc so với 71 chiếc của Trung Quốc) và không quân Nhật Bản chỉ bằng 1/4 không quân của Trung Quốc.
Giới cánh hữu Nhật Bản muốn khơi lại những ngày đầu của Chiến tranh thế giới thứ II khi nước này đánh đuổi các lực lượng Anh, Hà Lan và Mỹ trên mặt đất và đánh tan một phần hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng.
Nhưng đa số chiến thắng đó của Nhật là kết quả của sự kém cỏi khó tin của phe Đồng minh chứ không phải do sức mạnh của truyền thống Samurai Nhật Bản.
Khi Nhật Bản khơi mào cuộc chiến tranh với quân đội Liên Xô năm 1939 ở Khalkin Gol, khu vực biên giới giữa Manchuria và Mông Cổ, họ đã bị thất bại rất nặng nề.
Bi kịch lớn nhất của Nhật Bản thời hiện đại là sự thắng thế của chủ nghĩa quân sự, nhưng khi những kỉ niệm về Chiến tranh thế giới II phai nhạt, sẽ có những người muốn đưa Nhật Bản quay trở về chính con đường đó. Đưa vũ khí hạt nhân vào một tình huống vốn đã nguy hiểm sẽ là một thảm họa. Điều đó sẽ nhấn chìm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân ở châu Á, Hàn Quốc và Đài Loan chắc chắn sẽ “nối gót” Nhật Bản, làm leo thang cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và có thể đưa Nhật Bản trở về khoảnh khắc vào buổi sáng ngày 6/8/1945 khi mà theo như lời của John Hersey, “quả bom nguyên tử bùng cháy trên bầu trời Hiroshima”.
Infonet

An ninh năng lượng và vấn đề bảo vệ môi trường của Hàn Quốc (Kỳ 2)



Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc đã tăng lên cao trong giai đoạn 1980 - 1997, từ 1,7 x 1024 Btu lên 7,4 x 1024 Btu (Btu đơn vị nhiệt lượng Anh). Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra năm 1997 - 1998 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Hàn Quốc, và như vậy nó cũng gián tiếp tác động tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nước này.  Kết quả là, tổng năng lượng tiêu thụ năm 1998 đã giảm xuống còn 6,8 x 1024 Btu. Nhưng mức giảm này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, sau đó lại tăng lên 8,1 x 1024 Btu năm 2001.

>> An ninh năng lượng và vấn đề bảo vệ môi trường của Hàn Quốc (Kỳ 1)

 Thủ đô Seoul
Sử dụng năng lượng - thủ phạm của ô nhiễm môi trường không khí
Người ta có thể mô tả mức tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc thông qua biểu đồ, hay bằng số liệu minh hoạ. Hình thức tiêu thụ năng lượng được đề cập đến ở đây có liên quan chặt chẽ với tổng lượng cacbon phát thải. Theo tính toán của các nhà khoa học, tổng mức tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc năm 1980 là 35,1 triệu m3 , đến năm 1997 mức này đã tăng đến 117,9 triệu m3 . Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra vào cuối năm 1997 kéo theo giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch khiến mức tiêu thụ năng lượng ở Hàn Quốc năm 1998 chỉ còn 100,6 triệu m3
Điều cần lưu ý là, mức phát thải các bon đã tăng lên đáng kể cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tiêu thụ năng lượng. Theo thống kê của Bộ Môi trường Hàn Quốc, tổng lượng các bon phát thải đã tăng từ mức 104,8 triệu tấn năm 1999 lên 120,8 triệu tấn năm 2001 và Hàn Quốc trở thành quốc gia phát thải lớn, đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng về phát thải cacbon trên thế giới.
Quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng ở Hàn Quốc trong mấy thập kỷ vừa qua đã làm tăng mức tiêu thụ năng lượng cho các ngành công nghiệp. Thống kê cho thấy, mức tăng này khá ngoạn mục >300%, từ 1,0 x 1024 Btu năm 1985 lên 4,2 x 1024 Btu năm 1996. Thêm vào đó, đây cũng là khoảng thời gian Hàn Quốc bùng nổ phương tiện giao thông, bao gồm phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng.
Điều này đã góp phần làm tăng mức tiêu thụ năng lượng và phát thải các bon ở hòn đảo này. Theo ước tính, ngành công nghiệp tiêu thụ khoảng 56% tổng mức tiêu thụ năng lượng, giao thông 20%, truyền thông và quảng cáo 15%, và hộ gia đình 9%.
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng, Hàn Quốc đã phải nhập khẩu một khối lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, than đá từ các nước. Trong đó, dầu mỏ là loại nhiên liệu được nhập khẩu và tiêu dùng nhiều nhất. Tiếp theo, than đá là loại nhiên liệu phổ biến thứ hai. Mặc dù việc tiêu dùng than đá ở Hàn Quốc vẫn giữ ở một mức độ nhất định trong nhiều năm qua. Điều đáng lưu ý ở đây là, việc tiêu thụ các loại khí tự nhiên “thân thiện” với môi trường và việc sử dụng năng lượng điện hạt nhân đang ngày càng được người dân Hàn Quốc quan tâm. Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng trên 20 nhà máy điện hạt nhân. Nguồn năng lượng có thể tái tạo được duy nhất Hàn Quốc có được là thuỷ điện và nó đang dần là mối quan tâm của các nhà hoạch định chiến lược sử dụng năng lượng ở quốc gia này.
Không phải ngạc nhiên khi người Hàn Quốc tiêu thụ năng lượng nhiều đến như vậy. Và hậu quả là, lượng các bon phát thải đã tăng lên một cách nhanh chóng trong suốt một thập kỷ qua. Mặc dù, tính trung bình lượng các bon phát thải từ dầu lửa đã giảm xuống, năm 1990 là 59% đến năm 2001 chỉ còn 55%. Cũng tương tự, lượng các bon phát thải từ than đá đã giảm xuống, năm 1990 mức trung bình là 38% thì năm 2001 chỉ còn 35%.
Trong suốt những năm 1990, Hàn Quốc đã tăng cường sử dụng năng lượng từ khí tự nhiên. Cho nên, lượng khí thải từ quá trình sử dụng nguồn năng lượng này cũng tăng lên một cách đáng kể, năm 1990 chỉ ở mức 3% đến năm 2001 đã là 10%. Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc thực thi kế hoạch tăng cường sử dụng khí tự nhiên, vì vậy tỉ lệ 10% này sẽ tăng lên trong một vài thập kỷ tới.
Một điều “may mắn” là, đến cuối năm 2001, Hàn Quốc vẫn là quốc gia không bị ràng buộc bởi cam kết cắt giảm khí nhà kính, nói cách khác Hàn Quốc còn nằm ngoài vòng kiểm soát của nghị định thư Kyoto nên Hàn Quốc chưa phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, nước này cũng đã có kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng năng lượng trong vòng 15 năm tới. Cuối năm 2002, Hàn Quốc đã chính thức kí vào nghị định thư Kyoto.
Giống như những quốc gia đang phát triển khác, vào những năm 1980, 1990 quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở Hàn Quốc rất mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nét nhất là tổng thu nhập quốc nội (GDP) tăng lên một cách nhanh chóng, thậm chí tăng cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng. Cường độ sử dụng năng lượng (tính bằng mức tiêu dùng năng lượng/đô la) đã tăng từ 11.054 Btu/đôla năm 1980 lên 13.606 Btu/đôla năm 2001 (đồng đô la được tính theo giá trị của nó năm 1995). Trong khi đó, cường độ sử dụng năng lượng năm ở Phillipin là 13.748 Btu, ở New Zealand là 11.893 Btu, Đài Loan là 12.229 Btu, ở Nhật Bản chỉ là 3.879 Btu. Như vậy, mức tiêu thụ năng lượng ở Hàn Quốc gấp gần 4 lần ở Nhật Bản vào cùng thời điểm.
Có thể nói, trong suốt 2 thập kỷ qua, cường độ sử dụng năng lượng ở Hàn Quốc liên tục tăng trong khi cường độ các bon phát thải luôn giữ được mức ổn định, thậm chí còn giảm. Năm 2001, toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc tạo ra 0,19 m3 cacbon/1000 USD (tính theo tỉ giá đô la năm 1995), giảm 0,24 m3 so với năm 1980.
Theo các nhà phân tích, cường độ phát thải cacbon giảm xuất phát từ xu hướng chuyển đổi các nguồn nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt.
Hàn Quốc có nhiều chính sách ưu tiên việc sử dụng các nguồn năng lượng khí tự nhiên, dầu mỏ thay thế cho nhiên liệu hoá thạch là than đá. Năm 1990, than đá cung cấp khoảng 24,2% tổng năng lượng, đến năm 2001 con số này đã giảm còn 21 %. Ngược lại, khí tự nhiên tăng từ 3,2% lên 10,3%. Cũng trong thời điểm này, cường độ phát thải khí cacbon ở Hàn Quốc lại thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng ở châu Á, gấp gần 3 lần so với Hồng Kông (0,10m3/1000 USD) và gấp hơn 3 lần so với Nhật Bản (0,06 m3/USD).
Hai thập kỷ trôi qua, tiêu thụ năng lượng và phát thải cacbon bình quân trên người ở Hàn Quốc đã liên tục tăng. Theo các nhà thống kê, tiêu thụ năng lượng bình quân trên người đã tăng gần 4 lần, từ 44,0 triệu Btu/người năm 1980 lên 170,2 triệu Btu/người năm 2001. So với các “con hổ”ở châu Á, tiêu thụ năng lượng/người ở Hàn Quốc cao gấp nhiều lần, chỉ thấp hơn so với Singapo (399 triệu Btu/người) và gần bằng Nhật Bản (172,2 triệu Btu/người). Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản đang có nhiều chính sách nhằm, tiết kiệm bảo tồn nguồn năng lượng nên việc Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi.
Điều đáng lưu ý là, bình quân lượng cacbon phát thải/người ở Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể từ những năm 1980. Theo tính toán, năm 1980 trung bình 1 người tạo ra 0,9 m3 cacbon thấp hơn so với Nhật Bản 2,2 m3/người, nhưng sau đó nó đã tăng lên một cách nhanh chóng và đạt mức 2,6 m3/người vào năm 1997. Đến năm 2001 thì con số này còn cao hơn nhiều. So với Nhật Bản, năm 2001 trung bình 1 người tạo ra 2,5 m3cacbon tăng 13,7% so với năm 1980, trong khi đó ở Hàn Quốc mức tăng này là 189%.
Inas.gov.vn
>> Kỳ 3: Lối thoát cho ô nhiễm môi trường không khí

An ninh năng lượng và vấn đề bảo vệ môi trường của Hàn Quốc (Kỳ 1)



Trong những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Quá trình công nghiệp hoá chóng vánh đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao và là nguyên nhân của hàng loạt những vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998. Mặc dù khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu sử dụng năng lượng nhưng lại làm tăng lượng các bon phát thải…

Theo đánh giá của một số chuyên gia, tình trạng suy thoái của nền kinh tế Hàn Quốc đã có những ảnh hưởng không tốt tới môi trường sống của người dân. Khi quốc gia này đang tiến hành mọi nỗ lực để phát triển nền kinh tế, thì những khoản hỗ trợ ban đầu cho các chương trình môi trường thường ít được người ta quan tâm so với các chương trình dự án kinh tế. Thậm chí, kế hoạch phát triển dài hạn của Hàn Quốc có gắn với giải quyết các vấn đề môi trường cũng bị trì hoãn lại.
Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực hết mình của người dân Hàn Quốc, nước này đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính Châu Á. Và điều đương nhiên quá trình phục hồi nền kinh tế sẽ kéo theo tăng lượng các bon phát thải và tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Môi trường không khí bị ô nhiễm
Những năm gần đây, người dân Hàn Quốc ý thức được rằng, chính hoạt động công nghiệp là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ở thủ đô Seoul.
Do yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường sống của người Hàn Quốc ngày càng cao, cộng thêm với luật lệ khắt khe, các nhà máy, xí nghiệp đã bước đầu giảm lượng chất ô nhiễm thải ra, như sunfua dioxit (SO2) và tổng lượng bụi lơ lửng…
Tuy nhiên, việc tăng mức phát thải từ các nguồn điểm (các cơ sở sản xuất) và tăng lượng chất ô nhiễm từ các nguồn rải rác (như các phương tiện giao thông) làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên khó giải quyết, đặc biệt khi có sự pha trộn giữa các chất ô nhiễm từ hai nguồn này. Một thí dụ minh hoạ cho tình trạng kể trên đó là ô nhiễm không khí trong các khu đô thị ở Hàn Quốc.
Tổng lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra ước tính xấp xỉ 1,6 triệu tấn/ năm. Trong đó, trên 80% lượng chất ô nhiễm đó tập trung ở các khu vực đô thị.
Các phương tiện giao thông như: xe buýt, xe tải chạy bằng dầu dezel chiếm chưa đầy 10% tổng số phương tiện giao thông nhưng lại tạo ra trên 40% tổng lượng phát thải.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc dùng một khoản tài chính lớn để khuyến khích 20.000 xe buýt chạy dầu diesel thay thế bằng khí ga nén tự nhiên. Những xe buýt sau khi thay thế sẽ được khuyến khích lưu hành rộng rãi mà không phải nộp bất cứ một khoản thuế môi trường nào.
Trong tương lai không xa, chính phủ Hàn Quốc sẽ thắt chặt tiêu chuẩn phát thải không chỉ ở các khu vực đô thị mà còn áp dụng ở khu vực nông thôn, vùng ngoại ô.
Mục tiêu của nước này nhằm đạt được chuẩn phát thải do tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn có chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng điện, thu nhặt lốp xe hỏng trên các đường cao tốc, tăng phí đỗ xe tại các bãi đỗ trong thành phố.
Ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường ở Hàn Quốc mà còn ảnh hưởng tới các quốc gia láng giềng. Một ví dụ có thể kể đến đó là việc phát thải của các nhà máy luyện thép ở Hàn Quốc đã gây ra mưa xít cho Đài Loan, Nhật Bản hay việc phát thải từ các khu công nghiệp của Trung Quốc cũng gây mưa axit ở Hàn Quốc.
Xuất phát từ ảnh hưởng phi biên giới của các vấn đề môi trường, Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Bắc Á đã nhất trí thành lập chương trình “theo dõi diễn diễn biến mưa axit khu vực Đông Á”. Mục đích của chương trình này nhằm cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình mưa axit ở các vùng. Thêm vào đó, người ta đang tìm cách gia tăng hợp tác môi trường tiểu vùng không chỉ để đối phó với mưa axit mà còn đối phó với những diễn biến phức tạp khác của khí hậu. Tuy nhiên, tiến trình này diễn ra tương đối chậm chạp ở hầu hết các quốc gia.
Inas.gov.vn
>> Kỳ 2: Sử dụng năng lượng - thủ phạm của ô nhiễm môi trường

Nga bắt đầu khai thác mỏ khí khổng lồ ở Bắc Cực


Mới đây, tập đoàn khí đốt Gazprom (Nga) đã đưa vào hoạt động một trong những mỏ khí lớn nhất thế giới – mỏ Bovanenkovo trên bán đảo Yamal ở vùng Bắc cực.


Gazprom đã đưa siêu mỏ Bovanenkovo ở Bắc cực vào hoạt động
Mỏ Bovanenkovo trên bán đảo Yamal tại mỏm cực Tây Bắc Siberia được Gazprom ước tính có trữ lượng 4,9 nghìn tỷ m3 khí đốt và là 1 trong 3 mỏ khí đốt lớn nhất thế giới.
Giới chuyên gia đánh giá đây không chỉ là một sự kiện lịch sử đối với Gazprom mà còn là bước tiến mới trong sự phát triển ngành công nghiệp khí đốt của Nga. Theo ước tính, trong ngắn hạn, khối lượng khai thác khí đốt tại mỏ này sẽ vượt quá 100 tỷ m3/năm. Và quan trọng hơn, đề án quy mô lớn này sẽ xúc tiến qúa trình khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực Bắc Cực.
Việc thăm dò khí đốt trên bán đảo Yamal bắt đầu cách đây hơn 50 năm và từ đó đến nay liên tục có những tiến triển, mặc dù điều kiện khí hậu ở khu vực này rất khắc nghiệt. Bonavenkovo được phát hiện từ những năm 1970 nhưng đến năm 2006, Gazprom mới bắt đầu thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ khí đốt này.
Gazprom có kế hoạch đưa mỏ Bovanenkovo đi vào hoạt động từ tháng 6/2012 nhưng việc này đã bị hoãn lại cho đến nay. Trong thời gian trì hoãn, Gazprom đã quyết định thực hiện một chiến lược nhiều rủi ro khi không phát triển các mỏ mới mà mua khí đốt từ các nước khác để đợi Bovanenkovo đi vào hoạt động.
Về lâu dài, Gazprom có kế hoạch khai thác 150 tỷ m3 khí đốt mỗi năm ở mỏ Bovanenkovo, chiếm gần nửa tổng sản lượng khí đốt dự kiến khai thác trên bán đảo Yamal của hãng (khoảng 350 tỷ m3 khí).
Bên cạnh đó, tập đoàn khí đốt khổng lồ nước Nga còn lên kế hoạch xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí LNG trên bán đảo Yamal. Trong vòng 25 năm tới, khu vực giàu tài nguyên này cũng sẽ được chính phủ “rót” khoảng 250 tỷ USD để đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng. Về phía Gazprom, hãng cũng đang xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 2.500m nối mỏ Bovanenkovo với hệ thống cung cấp khí đốt quốc gia.
Theo Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng Sergey Pikin, khai thác năng lượng ở khu vực Yamal và vùng Bắc Cực nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Nga.
“Đây là một trong những dự án quyết định, cốt yếu của Nga sau năm 2020. Hiện nay, cơ sở tài nguyên của Nga là đủ lớn, nhưng các mỏ dầu khí được khai thác từ thế kỷ trước đều đang dần cạn. Vì vậy, nhiệm vụ là duy trì và gia tăng sản lượng khai thác hiện nay. Thềm lục địa Bắc Cực là khu vực đầy hứa hẹn về thăm dò địa chất để sản xuất nhiên liệu hydrocarbon. Gazprom đang tích cực hoạt động theo hướng này, có nghĩa là, chúng ta sở hữu các công nghệ để tiếp tục tiến lên trên con đường này”.
Rõ ràng là, để tiếp tục phát triển vùng Bắc Cực, Nga phải có đối tác nước ngoài: lượng đầu tư vào việc khai thác các mỏ dầu khí trị giá hàng trăm tỷ USD. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các khách hàng nước ngoài của Nga – những người cần sự cung cấp năng lượng ổn định và cũng sẽ có lợi cho cả Nga – khi kinh tế của đất nước này phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực dầu khí.
Nga hiện cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu và là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.
VOR

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

ẮC QUY XE GOLF HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI


Ắc quy xe nâng điện

Phục hồi ắc quy - Một nguồn điện tốt sẽ đảm bảo khả năng làm việc tin cậy, kéo dài thời gian sử dụng của thiết bị điện cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Và khi các thiết bị công nghiệp đang dự phần ngày càng sâu rộng trong các hoạt động sản xuất của nhà máy, công xưởng, vừa phải đảm bảo yêu cầu môi trường thì bình ắc quy là bộ phận quan trọng không thể thiếu.
Xe điện vận hành trong các sân golf. Ảnh Internet
Xe nâng điện là một ví dụ điển hình khi động cơ sử dụng ắc quy để thu gom, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu… Không xả khí thải, giảm thiểu được tiếng ồn và linh hoạt trong nhiều điều kiện làm việc khác nhau, ứng dụng của xe nâng là rất rộng, nhất là trong các ngành công nghiệp thực phẩm, may mặc, hàng dệt kim, sản xuất đồ chơi hay ngành công nghiệp điện tử…
Hạn chế của nguồn dự phòng xe nâng
Bình ắc quy chì axít chu kỳ sâu là loại chuyên dùng cho xe nâng điện vì đặc tính kinh tế cao, công suất lớn nhưng việc bảo dững thường phức tạp. Ắc quy cho xe nâng thường là loại ắc quy chì axít 6V, 8V đến 12V.
So với ắc quy cho xe ô tô, ắc quy cho xe nâng có độ bền tuổi thọ cao hơn do bản cực dày hơn nhưng cũng không tránh khỏi các lỗi kỹ thuật, hao mòn, hỏng hóc do quá trình vận hành từ cung cấp động lực đến điều khiển. Đây là khuyết điểm chung của xe chạy điện.
Một nhược điểm khác của ắc quy chì axit xe điện là kích thước của chúng lớn tỷ lệ thuận với dung lượng và điện áp.
Khi bị thải loại do kết tủa sulfat chì bên trong bản cực, ắc quy chì thường gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường và tác động tiêu cực tới sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, giá thành của ắc quy acit chì cũng ngày càng tăng cao do ảnh hưởng bởi giá chì và nhu cầu của các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới. Điều này làm cho việc mua mới hệ thống ắc quy gây không ít tốn kém.
Việc sử dụng, duy tu và phục hồi ắc quy sao cho kéo dài thời gian hoạt động hay quãng đường di chuyển, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường là một bài toán khó mà doanh nghiệp luôn tính toán sao cho chu toàn, hiệu quả.
PHỤC HỒI ẮC QUY BẰNG CÔNG NGHỆ πPOWERBATT THẦN TỐC
Thông qua sản phẩm Green PowerBatt Plus, công ty Cổ phần TT & CNTT Thần Tốc đã thử nghiệm và thực hiện thành công "Công nghệ phục hồi Ắc quy πPowerBatt" để đem đến cho người dùng một giải pháp tổng thể, chu toàn về năng lượng và hiệu quả, tiết kiệm cho chi phí đầu tư.
phục hồi ắc quy xe nâng điện
Công nghệ này đã được chứng minh trên thực tiễn tại các nước công nghiệp tiên tiến như Canada, Argentina, Autralia, Nga, Trung Quốc và một số nước lớn ở Đông, Tây Âu từ trên 20 năm nay.
Nền tảng của πPowerBatt là sử dụng công nghệ kết hợp giữa thiết bị điện tử tiên tiến với hóa chất phục hồi thân thiện.
Green PowerBatt Plus chứa thành phần hóa chất thân thiện môi trường, không gây hại cho người sử dụng, giúp giảm cường độ sản xuất và năng lượng tiêu thụ, giảm rác thải và sự phát xạ nhiệt.
Các kết quả nghiên cứu độc lập cho thấy phương pháp nạp điện xung động vẫn có tác dụng nhưng không hiệu quả bằng phục hồi bằng πPowerBatt.
Đối với các ắc quy bị yếu dung lượng
  • Tăng cường tuổi thọ và tái tạo lại dung lượng lưu trữ cho bình.
Quá trình phục hồi thông thường mất khoảng 3 ngày và hoàn toàn tự động.
πPowerBatt giúp giảm sự khác biệt về dung lượng giữa ắc quy cũ và mới khi thay đổi các ắc quy bị hư hỏng.
  • Ngăn ngừa sự tổn thất dung lượng
Thành phần dung dịch điện phân trong công nghệ πPowerBatt giúp ngăn ngừa sự kết tủa chì sunfat.
Việc phục hồi không gây tổn hại cho bình.
Các bản điện cực được phục hồi không những làm gia tăng dung lượng bình mà còn phục hồi lại dung lượng ban đầu của bình.
Đối với các ắc quy đoản mạch có số lượng hạt hoạt động bị mịn giữa các điện cực đều có thể phục hồi được.
phục hồi ắc quy xe nâng điện
Các ắc quy được phục hồi có dung lượng đạt tới 120% dung lượng danh định của bình.
Thời gian phóng tối đa với dòng điện cao ở nhiệt độ tới hạn -18o C tăng lên rõ rệt.
Đối với các ắc quy đã chết, thường là các ắc quy không nạp được nữa, Green Power Batt Plus đều phục hồi lại trong hầu hết các trường hợp.
Về mặt chi phí, công nghệ πPowerBat giúp:
-   Chu kỳ nạp ít, thời gian nạp ngắn, giảm tiêu thụ điện
-   Giảm lần chết bình.
-   Kéo dài tuổi thọ đặc trưng của bình từ 5 năm lên hơn 50% nữa. Việc mua một bình ắc quy mới là chuyện vài năm sau nữa.
Viện giám định và kỹ thuật quân đội Slovakei đã tiến hành kiểm tra 10 ắc quy được phục hồi khác nhau trong khoản thời gian từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004. Các ắc quy được phục hồi đều đạt 89 – 124% dung lượng danh định của bình. Đối với các ắc quy không nạp được hòan tòan hoặc một phần, sau khi được phục hồi đã đạt từ 94,1 – 115,8% dung lượng danh định của bình. Trong thời gian thử nghiệm kéo dài 5 tháng, các ắc quy được phục hồi đều không có hao hụt về dung lượng.
Với kinh nghiệm đã thực hiện nhiều dự án lớn từ ắc quy viễn thông, ắc quy xe ô tô, ắc quy xe đạp điện… của các hãng ắc quy hàng đầu thế giới như Narada, Haze, Fiam, Phoenix, Vitalize, Yusaka, Hagen... trong thời gian gần đây, chúng tôi tin tưởng Công nghệ phục hồi πPowerBatt cho ắc quy nâng điện sẽ hoàn toàn đáp ứng và làm thỏa mãn mọi nhu cầu của quý vị.
Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, khảo sát, lập phương án cho Quý công ty triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả với chi phí thấp nhất.
Dịch vụ này bao gồm
• Phục hồi các ắc quy đã chết hẳn
• Giám sát và bảo dưỡng, duy tu ắc quy.
• Cung cấp dịch vụ ngăn ngừa ắc quy lão hóa.
• Công ty chúng tôi cung cấp đến cho khách hàng công nghệ Phục hồi ắc quy bị thải loại do kết tủa sulfat, kéo dài tuổi thọ ắc quy, làm mới ắc quy cũ, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và bảo trì ắc quy, thực hiện các bước chuẩn đoán để phát hiện nguyên nhân sự cố hỏng hóc của các loại ắc quy sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
Công nghệ phục hồi ắc quy của Thần Tốc chuyên nghiệp, tự động và bán tự động linh động với giá thành tốt nhất , tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp
Với phương châm "Bảo đảm năng lượng Việt Nam", chúng tôi mong muốn được hợp tác với Quý công ty thông qua việc phục hồi các sản phẩm ắc quy mà Quý công ty đã và đang sử dụng.
Thần Tốc