Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Chiến tranh năng lượng hay những điểm nóng trong kỷ nguyên địa - năng lượng? (Kỳ 2)


Hormuz - dải biển chật hẹp ngăn cách Iran với Oman và United Arab Emirates (UAE), là eo biển duy nhất nối kết vùng Vịnh Ba Tư - giàu năng lượng với thế giới bên ngoài. Đây là nơi trung chuyển dầu sản xuất từ Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, và UAE. Chính phủ Mỹ từ lâu đã xem eo biển Hormuz là địa điểm chiến lược cố định trong các kế hoạch toàn cầu cần được bảo vệ với bất cứ giá nào.


Chiến tranh năng lượng quanh eo biển Hormuz
Eo biển Hormuz

Chiến tranh năng lượng quanh eo biển Hormuz
Eo biển Hormuz

Theo Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, đây đã trở thành "nút nghẽn dầu khí quan trọng nhất thế giới”. Nếu eo biển này bị ngăn chặn, giá dầu có thể gia tăng khoảng 50% và dẫn đến suy thoái hay khủng hoảng toàn bộ thị trường năng lượng thế giới.

Chính phủ Mỹ từ lâu đã xem eo biển Hormuz là địa điểm chiến lược cố định trong các kế hoạch toàn cầu cần được bảo vệ với bất cứ giá nào.

T.Jimmy Carter là người đầu tiên đã phát biểu quan điểm đó vào tháng giêng năm 1980, sau khi Liên Bang Xô Viết xâm chiếm Afghanistan. Carter nói trước Quốc Hội Mỹ, "cuộc xâm chiếm đã đưa lực lượng quân sự Liên Xô đến cách Ấn Độ Dương khoảng 300 dặm và kế cận Eo Biển Hormuz, một tuyến hàng hải mà hầu hết sản lượng dầu trên thế giới phải đi qua."

Carter nhấn mạnh, "đáp ứng của Mỹ phải hết sức rõ ràng, từ nay trở đi bất cứ một nỗ lực của một cường quốc thù nghịch nào nhằm ngăn chặn tuyến đường biển này cũng được xem như tấn công vào quyền lợi của Mỹ, và cần được đẩy lui bằng mọi phương tiện cần thiết, kể cả sức mạnh quân sự”.

Từ ngày Carter đưa ra lời cảnh cáo, được xem như “Chủ Thuyết Carter”, và thiết lập Bộ Tư lệnh Trung Đông - the U.S. Central Command (CENTCOM), để bảo vệ Eo Biển, nhiều thay đổi đã diễn ra, trừ quyết tâm của Chính phủ Mỹ bảo vệ dòng chảy dầu lửa trong vùng Vịnh Ba Tư.

Thực vậy, Tổng thống Obama cũng đã nói rõ, ngay cả khi lực lượng bộ binh CENTCOM rời khỏi Afghanistan, như đã rời khỏi Iraq, sự hiện diện của hải và không lực của bộ tư lệnh trong vùng vịnh nới rộng sẽ không bị giảm thiểu.

Nhiều quan sát viên nghĩ, người Iran rất có thể sẽ thử thách khả năng của Chính phủ Mỹ. Ngày 27-12-2011, Đệ Nhất Phó Tổng thống Iran, Mohammad-Reza Rahimi, đã lên tiếng, "Nếu người Mỹ áp đặt các chế tài lên số dầu xuất khẩu của Iran, lúc đó ngay cả một giọt dầu cũng không thể chảy qua Eo Biển Hormuz."

Từ đó, nhiều tuyên bố tương tự cũng đã được các viên chức cao cấp khác lặp lại (đôi khi vài viên chức cũng đã có những lời tuyên bố trái ngược). Thêm vào đó, gần đây, người Iran cũng đã tổ chức những cuộc thao diễn hải quân tinh tế trong vùng biển Á Rập gần mũi phía đông Eo Biển, và nhiều cuộc diễn tập khác cũng đã được lên lịch.

Cùng lúc, Tổng tư lệnh Bộ Binh Iran cũng đã gợi ý hàng không mẫu hạm John C. Stennis của Hoa Kỳ, vừa rời khỏi Vùng Vịnh, cũng không nên trở lại. Ông nói, "Cộng hòa hồi giáo Iran sẽ không lặp lại lời cảnh cáo của mình”.

Có thể nào người Iran sẽ thực sự đóng cửa eo biển? Nhiều nhà phân tích tin, những lời tuyên bố bởi Rahimi và đồng nghiệp chỉ là những nước bài dọa dẫm, chỉ nhằm gây âu lo trong giới lãnh đạo phương tây, khiến giá dầu tăng vọt, và nhằm giành vài nhượng bộ trong tương lai nếu có tái thương thuyết về chương trình nguyên tử của Iran.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế ở Iran ngày một đáng lo ngại, và cũng rất có thể các lãnh đạo cứng rắn Iran, luôn bị áp lực nặng nề, có thể cảm thấy cần có vài hành động, ngay cả "mời mọc" một cuộc tấn công đáp lễ của Hoa Kỳ. Trong mọi trường hợp, Eo Biển Hormuz vẫn sẽ là tiêu điểm của công luận thế giới trong năm 2012, với giá dầu toàn cầu lên xuống theo căng thẳng trong vùng Vịnh Ba Tư.

Vietsciences.free.fr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét