Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Những dự án năng lượng to lớn và đắt nhất thế giới



Cơn khát năng lượng đang ngày càng tăng của loài người khiến họ không ngần ngại chi tiền của, công sức khổng lồ để xây dựng những dự án "không tưởng". Với các dự án được cho là đắt nhất thế giới như: Kashagan - 116 tỉ USD; Gorgon 57 tỉ USD; Ichthys - 43 tỉ USD; Bovanenkovskoye - 41 tỉ USD; Australia Pacific LNG - 37 tỉ USD; Wheatstone - 35 tỉ USD; Queensland Curtis LNG - 34 tỉ USD; Kearl - 33 tỉ USD; GLNG - 30 tỉ USD; Đập Tam Hợp - 28 tỉ USD.
1. Kashagan - 116 tỉ USD

Kashagan là một trong những phát hiện dầu lớn nhất trong vòng 40 năm nay
Tại: Kazakhstan
Công ty thực hiện: KazMunayGas, Eni, Shell, Exxon, Total, ConocoPhillips, INPEX
Kashagan là một trong những phát hiện dầu lớn nhất trong vòng 40 năm nay, là một trong những công trình lớn nhất đang triển khai trên thế giới.
Dự án này nằm ở một góc xa của vùng Trung Á, phía bắc biển Caspian, khiến cho việc vận chuyển vật tư trở thành một thách thức. Dầu sẽ được khai thác và vận chuyển bằng liên hoàn phương tiện từ đường sắt, ống dẫn dầu đến tàu dầu.
Thời tiết khắc nghiệt cũng là một vấn đề. Biển bắc Caspian đông đá gần nửa năm. Để lấy được dầu và khí trong vùng nghẹt thở vì đá này, các công ty có liên quan đang xây dựng một chuỗi đảo nhân tạo để làm việc trên đó.

Khí sẽ được hoá lỏng tại một nhà máy ở đảo Barrow, đang được xây dựng. Ảnh: CNN
2. Gorgon 57 tỉ USD
Tại: Úc
Các công ty: Chevron, Exxon, Shell
Gorgon là dự án khí tự nhiên lớn nhất trong lịch sử Úc, và một trong những dự án khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Chevron là công ty chính.
Công trình nằm từ 80 đến 125 dặm ngoài khơi tây bắc của Úc, và ước tính chứa 40 nghìn tỉ feet khối khí. Khí sẽ được hoá lỏng tại một nhà máy ở đảo Barrow.
Sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2014.

Khí tự nhiên và các hoá chất khác được đưa lên bề mặt rồi tách xuất tại nhà máy nổi ở tiền cảnh bức ảnh. Ảnh: CNN
3. Ichthys - 43 tỉ USD
Tại: Úc
Các công ty: INPEX, Total
Hãng INPEX là thầu chính của dự án khí tự nhiên này, nằm ngoài khơi tây bắc Úc.
Khí tự nhiên và các hoá chất khác được đưa lên bề mặt rồi tách xuất tại nhà máy nổi ở tiền cảnh bức ảnh. Các chất lỏng được sử dụng trong ngành hoá dầu và xăng, được gửi tới con tàu nằm ở hậu cảnh ảnh để chế biến thêm một bước nữa và đưa ra thị trường.
Trong khi đó, khí tự nhiên được chuyển đi từ nhà máy qua một đường ống đặt dưới đáy biển dài 550 dặm vào cơ sở trên bờ và được hoá lỏng tại đó.

Công trường ở Bắc cực này toạ lạc trên một bán đảo nhô ra biển Kara. Ảnh: CNN
4. Bovanenkovskoye - 41 tỉ USD
Tại: Nga
Công ty: Gazprom
Công trường ở Bắc cực này toạ lạc trên một bán đảo nhô ra biển Kara, ước tính chứa 173 ngàn tỉ feet khối khí, gấp đôi trữ lượng dự đoán của mỏ Marcellus Shale của Hoa Kỳ.
Cơ sở hạ tầng luôn luôn là một thách thức trong vùng sâu xa này. Gazprom phải xây dựng 355 dặm đường sắt để vận chuyển vật tư tới công trường, và một đường ống dẫn cũng dài tương tự để đưa khí về. Khí sẽ được đấu nối vào hệ thống ống dẫn to lớn của Nga.

Dự án khai thác khí than ở vùng đông bắc Úc. Ảnh: CNN
5. Australia Pacific LNG - 37 tỉ USD
Tại: Úc
Các công ty: Origin, ConocoPhillips, Sinopec
Dự án Thái Bình Dương của Úc sẽ lấy khí tự nhiên từ các vỉa than trong vùng đông bắc của Úc.
Hãng Sinopec của Trung Quốc đã thoả thuận mua một phần khí này trong 20 năm. Hãng nhà đèn Kansai của Nhật cũng thoả thuận mua một phần khí.
6. Wheatstone - 35 tỉ USD

Một dự án khí hoá lỏng khác của Úc - lần này nằm ở vùng tây bắc Úc
Tại: Úc
Các công ty: Chevron, Apache, Tokyo Electic Power Compnay, Kuwait Foreign Petroleum Exploration Company, Royal Dutch Shell, Kyushu Electric Power Company
Một dự án khí hoá lỏng khác của Úc - lần này nằm ở vùng tây bắc Úc. Chevron sở hữu 64% dự án này.
Một trong những trở ngại là tìm một cảng thích hợp cho vùng xa của nước này.
7. Queensland Curtis LNG - 34 tỉ USD
Tại: Úc
Công ty: Tập đoàn BG

Đây là một dự án khí tự nhiên khác nữa khai thác từ các vỉa than ở đông bắc Úc. Ảnh: CNN
Đây là một dự án khí tự nhiên, khai thác từ các vỉa than ở đông bắc Úc. Trong ảnh là các môđun của cơ sở hoá lỏng khí được chuyển tới từ một xưởng sản xuất ở Thái Lan. Hơn 80 môđun khác sẽ được chuyển đến trong năm tới.
Khí bắt đầu sản xuất vào năm 2014, dành cho các thị trường khu vực Thái Bình Dương gồm: Trung Quốc, Nhật, Singapore và Chilê.
8. Kearl - 33 tỉ USD
Tại: Canada
Các công ty: Imperial Oil, Exxon Mobil

Nhà máy trong hình sẽ tách dầu từ cát, từ một chất nặng được gọi là bitum và sẽ chưng thành dầu thô. Ảnh: CNN
Đây là dự án dầu trên cát lớn nhất đang được xây dựng. Năng lực của nhà máy này là 345.000 thùng dầu mỗi ngày, khai thác từ mỏ lộ thiên ở Bắc Alberta.
Nhà máy trong hình sẽ tách dầu từ cát, từ một chất nặng được gọi là bitum và sẽ chưng thành dầu thô. Việc khai thác mỏ phía phải bức ảnh đã bắt đầu.
Cát dầu đòi hỏi những lượng lớn nước và năng lượng để chế biến. Ngành công nghiệp thì cho rằng điều đó không có gì khác đối với các loại dầu nặng khác.
Một người phát ngôn của Imperial, công ty sở hữu 63% bởi Exxon, dầu sẽ được dẫn qua đường ống đến các nhà máy lọc ở Bắc Mỹ.
9. GLNG - 30 tỉ USD

Công trình này sẽ khai thác khí tự nhiên tìm thấy trong các vỉa than. Ảnh: CNN
Tại: Úc
Các công ty: Santos, Petronas, Total, Kogas
Công trình này sẽ khai thác khí tự nhiên tìm thấy trong các vỉa than và vận chuyển bằng đường ống dài 260 dặm đến một hòn đảo nằm ngoài khơi đông bắc thành phố Gladstone.
Từ đây khí được hoá lỏng, và chứa vào các bồn để xuất khẩu.
10. Đập Tam Hợp - 28 tỉ USD
Tại: Trung Quốc

Đập Tam Hợp chỉ đạt hết công suất vào mùa hè này.
Được cho là dự án thuỷ điện đắt chưa từng có.
Ý tưởng ngăn sông Dương Tử xuất hiện cách đây 70 năm, nhưng phải đến năm 1992 chính quyền Trung Quốc mới chấp thuận dự án. Đập gây ra nhiều tranh cãi, một phần vì phải tái định cư cho một triệu dân.
Đập chỉ đạt hết công suất vào mùa hè, có thể sản xuất 84,7 tỉ kW mỗi năm, đủ đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng nhiều dự án trong danh sách này sẽ gây hại nặng nề cho môi trường.
Theo CNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét