Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tự tiện “cơi nới”… đập thủy điện



Phục hồi ắc quy - Với việc tùy tiện nâng cao trình đập thêm 1m, Nhà máy thủy điện Sông Côn 2 sẽ thu thêm khoảng 10 tỉ đồng/năm, đổi lại, hàng trăm hộ gia đình kêu cứu vì mất đất sản xuất và nguy hiểm hơn là câu chuyện về an toàn đập.

Trong khi nhiều công trình thủy điện ở miền Trung đã và đang đối mặt với nguy cơ mất an toàn đập dâng thì tại đầu nguồn sông Côn (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), Ban điều hành Nhà máy thủy điện Sông Côn 2 lại nâng cao trình đập lên thêm 1m để tích nước phát điện.

Hệ thống van lật được lắp đặt thêm đã nâng cao trình cột nước tại
thủy điện Sông Côn 2 thêm 1m ( Ảnh: Đăng Nam/Tuổi Trẻ)
“Sáng kiến” của nhà máy, “tối kiến” cho dân
Với thiết kế ban đầu, thủy điện Sông Côn 2 có cao trình nước dâng là 278m. Tuy nhiên chỉ sau một năm đưa vào vận hành, khai thác, cuối năm 2011 ban điều hành thủy điện Sông Côn 2 đã quyết định nâng đập tràn cao lên thêm 1m bằng cách lắp đặt lên thân đập một hệ thống van lật bằng sắt tấm. Giải pháp được coi là “sáng kiến” này đã làm tăng lượng nước trong lòng hồ gần 1 triệu m3, từ đó mang lại cho nhà máy khoảng 10 tỉ đồng/năm, nhưng lại khiến hơn 108.000m2 đất sản xuất của người dân các xã Jơ Ngây, Sông Kôn, A Ting và Kà Dăng của huyện Đông Giang bị “nuốt chửng” dưới lòng hồ thủy điện.


“Theo nguyên tắc, nếu thủy điện nâng cao trình thì phải làm lại toàn bộ, hoặc bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Quảng Nam chưa nhận được báo cáo này” - Ông Dương Chí Công (Giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Quảng Nam


Gia đình A Ting Sơn, ở thôn Ngật (xã Kà Dăng) nằm sát thủy điện Sông Côn 2, có năm khẩu, thu nhập chính phụ thuộc vào ruộng vườn rẫy nhưng từ ngày hồ dâng nước, ruộng vườn ngập khiến cuộc sống hết sức khó khăn. Ông Alăng Điều, trưởng thôn Bút Tưa (xã Sông Kôn), bức xúc cho biết ngày trước nương rẫy nằm dưới chân đồi thì thủy điện làm ngập đành phải chuyển lên cao, nay lại thêm nhiều khoảnh ruộng khác trên cao cũng bị ngập, bị cô lập buộc dân phải lên cao nữa. Mà trên cao đất xấu lắm, sản lượng làm ra không đủ ăn… dân bức xúc phải khiếu kiện.
Ông Đỗ Tài, chủ tịch UBND huyện Đông Giang, xác nhận việc thủy điện Sông Côn 2 nâng cao trình mặt đập làm ngập đất đai, hoa màu, cây cối của người dân đã tạo thêm “điểm nóng” buộc chính quyền phải vào cuộc để giải quyết. Theo thống kê của huyện, sau khi đập chắn của thủy điện này nâng thêm 1m, lập tức có 260 đơn khiếu nại, khiếu kiện gửi đến chính quyền. “Chúng tôi đã loại 45 lá đơn không hợp lệ, nhưng còn hàng trăm đơn thư khác thì rất đau đầu trong xử lý” – ông Tài nói.
Cũng theo ông Tài, việc thủy điện Sông Côn 2 kỳ kèo chưa chịu đền bù cho dân đã khiến người dân bức xúc. “Trong các kỳ họp HĐND tỉnh, tôi cũng phản ảnh thẳng rằng: Nhờ nâng cao trình thêm 1m nước mà mỗi năm nhà máy có thêm không dưới 10 tỉ đồng. Trong khi đó chỉ 4,2 tỉ đồng đền bù cho người dân mà họ (thủy điện) vẫn dây dưa chưa chịu chi trả thì thật là khó hiểu” – ông Tài nói.
Đang thẩm định?
Làm việc với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Trung Hải – phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Geruco Sông Côn (chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Sông Côn 2) – cho biết hệ thống van lật là một sáng kiến của đơn vị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện sáng kiến này đang được Sở Công thương Quảng Nam thẩm định. Hệ thống van lật này là do Trung tâm thủy điện và năng lượng tái tạo (Viện Khoa học – thủy lợi VN) thẩm định thiết kế”.
Trong khi đó, trưởng phòng quản lý điện năng (Sở Công thương Quảng Nam) Võ Thí cho biết: chính quyền huyện Đông Giang đã nhiều lần có ý kiến về việc công trình thủy điện Sông Côn 2 nâng cao trình để tận thu nguồn nước, tăng thu nhập cho nhà máy.
“Tuy nhiên, với nhiệm vụ và chức năng của Sở Công thương thì chỉ giám sát về mặt nhà nước. Còn việc nâng cao trình chủ đầu tư phải thuê đơn vị tư vấn làm. Nếu có việc gì về an toàn đập thì đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm. Mình lên nhìn thấy rõ ràng, tận mắt, nhưng vấn đề an toàn hay không làm sao biết. Nguyên tắc là phải có kiểm định an toàn đập của đơn vị tư vấn” – ông Thí nói.
Trước đó, tháng 8/2012, khi nói về an toàn đập và vận hành hồ chứa của thủy điện Sông Côn 2, chánh thanh tra Bộ Tài nguyên – môi trường Lê Quốc Trung đã kết luận “vi phạm” với các lý do: chưa thực hiện trồng cây tại bãi thải, chưa đăng ký công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, chưa thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa vì mực nước hồ chứa cao hơn mực nước dâng bình thường vào mùa mưa bão, chưa thực hiện quan trắc hoặc hợp đồng đơn vị chuyên ngành quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn trên lưu vực để phục vụ công tác an toàn đập.


Sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao!?
Theo thông tin trên website của Công ty CP thủy điện Geruco Sông Côn, “sáng kiến” cơi nới đập tràn đã làm tăng 7-10% sản lượng điện sản xuất hằng năm của nhà máy bậc 2 (60 MW). Hệ thống van lật có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, chi phí chế tạo, gia công và lắp đặt thấp. Công trình được đánh giá có mức đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TTO

Lò phản ứng hạt nhân mới của Nga: tiết kiệm và đảm bảo an toàn


Phuchoiacquy - Theo Đài tiếng nói nước Nga, các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công loại lò phản ứng hạt nhân tiên tiến nhất. Lò phản ứng này sẽ được sử dụng để thay thế các tổ máy đã lỗi thời của nhà máy điện hạt nhân thế hệ cũ và xuất khẩu ra nước ngoài. Các nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng thế hệ mới sẽ là cơ sở năng lượng hạt nhân của Nga trong những thập kỷ tới. Theo các chuyên gia, lò phản ứng mới hoàn toàn có thể để cạnh tranh với thiết bị của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc trong thị trường toàn cầu.

Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công loại lò phản ứng hạt nhân tiên tiến nhất. Lò phản ứng này sẽ được sử dụng để thay thế các tổ máy đã lỗi thời của nhà máy điện hạt nhân thế hệ cũ và xuất khẩu ra nước ngoài. Các nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng thế hệ mới sẽ là cơ sở năng lượng hạt nhân của Nga trong những thập kỷ tới. Theo các chuyên gia, lò phản ứng mới hoàn toàn có thể để cạnh tranh với thiết bị của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc trong thị trường toàn cầu.
Chuyên gia của "Viện Kurchatov" Andrei Gagarinski cho biết, các nhà máy điện cơ sở hạt nhân hiện nay gồm hai lò phản ứng hạt nhân công suất 1250 MW: “Đây là lò phản ứng thế hệ tiếp theo, mạnh hơn so với loại tiền nhiệm của nó, có công suất gần 1300 MW. Hệ thống điều khiển và chi tiết kỹ thuật cũng có nhiều khác biệt so với trước. Nói chung, đây là thế hệ mới của các lò phản ứng năng lượng cao, là nền tảng ngành điện hạt nhân ở Nga”.
Tất cả các tài liệu kỹ thuật của dự án đã sẵn sàng. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng tại Kursk nhà máy điện hạt nhân số 2. Công trình sẽ bắt đầu vào năm tới. Khi xây dựng lò phản ứng mới không chỉ sẽ sử dụng công nghệ của Nga, mà cả các giải pháp thiết kế Pháp và Đức. Và với chương trình quản lý máy tính, địa lý ứng dụng loại lò phản ứng này sẽ còn được nhân rộng hơn nữa.
Dự án mới an toàn và tiết kiệm đặc biệt được quan tâm trong thế giới ngày nay. Lò phản ứng hạt nhân được thiết kế để khắc phục các yếu tố tiêu cực gây ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima". Lò phản ứng không thải chất phóng xạ vào môi trường, khi xảy ra động đất hay ngay cả khi bị chiếc máy bay nặng đến 400 tấn rơi.
Ông Andrei Gagarinski nói: “Đây là thiết kế độc đáo của Nga. Đối với các lò phản ứng điện mạnh, bẫy lưới tan chảy là rất cần thiết. Tức là, kể cả trong vụ tai nạn nghiêm trọng nhất, nhiên liệu vẫn còn trong lò phản ứng sẽ không biến mất. Dự án an toàn cho con người và môi trường. Hiện có rất nhiều cải tiến kỹ thuật tăng cường an ninh khác. Đặc biệt quan trọng là độ tin cậy của sự tải nhiệt trong những tình huống đã xảy ra tại nhà máy "Fukushima".
Sau vụ tai nạn tại Fukushima, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã thay đổi - lò phản ứng hạt nhân đang trở nên đắt hơn, nhưng an toàn là yêu cầu trên hết.
Chuyên gia an ninh năng lượng Alexander Pasechnik nói: “Rõ ràng là lò phản ứng mới đáp ứng nhu cầu mới, kể cả khi có địa chấn. Và loại trừ khủng bố bởi vì nhà máy chịu được cả khi bị máy bay rơi xuống.”
Các nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng thế hệ mới sẽ là cơ sở năng lượng hạt nhân của Nga trong những thập kỷ tới. Theo các chuyên gia, lò phản ứng mới hoàn toàn có thể để cạnh tranh với thiết bị của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc trong thị trường toàn cầu.
NLVN

IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035


Phuchoiacquy - Theo ấn bản Triển vọng Năng lượng Thế giới (World Energy Outlook) mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định: Công suất phát điện hạt nhân toàn cầu sẽ đạt khoảng 580 GWe vào năm 2035. Con số này ít hơn 10% so với dự báo của IEA một năm trước đó. Sản xuất điện nguyên tử sẽ tăng gần 60%,  từ 2756 tega Wh trong năm 2010 lên đến khoảng 4370 tega Wh vào năm 2035.

Theo IEA, Mỹ sẽ trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu vào năm 2017, trong khi Iraq sẽ chiếm gần một nửa của toàn bộ lượng dầu mỏ khai thác mới đến năm 2035.
Trong nội dung Cuốn “Triển vọng Năng lượng Thế giới”, IEA nhận xét rằng, sau tai nạn Fukushima tại Nhật Bản, mặc dù tham vọng hạt nhân của một số quốc gia đã giảm so với trước đây, nhưng công suất của điện hạt nhân vẫn sẽ tăng trong tương lai, dẫn đầu là các quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga.
Ông Fatih Birol - nhà kinh tế học hàng đầu của IEA đã bày tỏ lo ngại rằng giá năng lượng cao hơn sẽ cản trở khả năng cạnh tranh của đất nước này. Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 2° C hoặc ít hơn sẽ không thể đạt được nếu không có điện hạt nhân.
Theo IEA công suất điện hạt nhân trên thế giới sẽ đạt 580 GW điện vào năm 2035 - thấp hơn khoảng 50 GW so với dự báo của năm ngoái. Sản xuất điện nguyên tử sẽ tăng gần 60%, từ 2756 tega Wh trong năm 2010 lên đến khoảng 4370 tega Wh vào năm 2035. Đồng thời, đóng góp của điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện sẽ giảm từ 13% xuống 12%.
Sự thay đổi bản đồ năng lượng toàn cầu
Theo IEA, Mỹ sẽ trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu vào năm 2017, trong khi Iraq sẽ chiếm gần một nửa của toàn bộ lượng dầu mỏ khai thác mới đến năm 2035.
Trong khi đó, một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, và Mỹ gần đây đã thông qua dự luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của họ.
Giám đốc điều hành IEA, ông Maria van der Hoeven cho biết: Ấn phẩm World Energy Outlook năm nay chỉ ra rằng, đến năm 2035, chúng ta có thể đạt được mức tiết kiệm năng lượng tương đương với gần 1/5 nhu cầu toàn cầu trong năm 2010.
WNN

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Nhật Bản cho phép xây nhà máy điện hạt nhân mới



Phuchoiacquy - Ngày 21/12, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe, người sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong phiên họp Quốc hội đặc biệt vào tuần tới, cho biết: Có thể bỏ chính sách không cho phép xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới. Ông Shinzo Abe đã nhắc đến chính sách nhằm hướng Nhật Bản đến việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân sau sự cố Fukushima.
Ông Abe nói: "Chúng tôi muốn xem xét lại là nên nghĩ như thế nào về vấn đề này trên phạm vi toàn quốc," có ý nhắc đến chính sách nhằm hướng Nhật Bản đến việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân sau sự cốFukushima.
Lò phản ứng số 4 (trái) của nhà máy điện hạt nhân Oi tại Fukuingày 21/7 vừa qua. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Abe nói rằng Chính phủ mới sẽ cân nhắc xem có cho phép các công ty điện lực xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới hay không trên quan điểm của LDP muốn xác định một sự phối hợp năng lượng của tương lai trong vòng 10 năm tới.
Chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda hồi tháng Chín vừa qua đã soạn thảo chiến lược năng lượng không cho phép xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới và sẽ loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào năm 2030.
Tuy nhiên, mục tiêu này được cho là sẽ bị rút lại sau khi có sự thay đổi chính quyền từ DPJ sang LDP.
Hiện Nhật Bản có ba lò phản ứng đang được xây dựng và chín lò phản ứng khác đang được lên kế hoạch xây dựng.
Vietnam+ 

Đối tác quốc tế cảnh giác với "Cuộc cách mạng khí đốt" Trung Quốc



Phuchoiacquy - Tổng giám đốc Quỹ an ninh Năng lượng Quốc gia Konstantin Simonov vừa chuyển đi thông điệp trên đài Tiếng nói nước Nga rằng: Ba nước: Canada, Mỹ và Australia sẽ không cho phép Trung Quốc tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt". Bởi về mặt thương mại cũng như về mặt chính trị, các nước này hoàn toàn không có lợi nếu chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ khai thác khí đá phiến sét và khí metan mỏ than.
Trong thời gian qua, các công ty dầu khí của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng hiện diện trong thị trường khí đốt không truyền thống toàn cầu. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc - PetroChina đang đầu tư vào dự án chung với công ty Canada Encana 2,2 tỷ USD, khai thác dự trữ khí đá phiến sét ở tỉnh Alberta của Canada.
PetroChina cũng đã công bố việc mua lại cổ phần trong hai dự án về khai thác và hóa lỏng metan mỏ ở Australia và đã chi trả 1,63 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc đã sở hữu cổ phần trong các dự án với Hoa Kỳ, Anh và Australia để sản xuất hóa lỏng khí tự nhiên, bao gồm cả từ khí đá phiến sét.
Trước thực trạng đó, các nhà chức trách Canada đã thông qua dự án, công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC sát nhập với tập đoàn Canada Nexen với 15,1 tỷ USD (tập đoàn này chuyên khai thác hydrocarbon ngoài khơi).
Từ thương vụ này, Trung Quốc sẽ có công nghệ khoan nước sâu. Trung Quốc sẽ tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt" của họ, nhưng các đối tác của Trung Quốc sẽ tiến hành các ván bài riêng.
Ông Konstantin Simonov cho biết, “Người CanadaAustralia và thậm chí nhiều người Mỹ không muốn chia sẻ với Trung Quốc các công nghệ này. Tất nhiên, họ cần tiền, do đó, Canada sẽ sử dụng các mô hình liên quan đến sự tham gia thương mại mà không tiếp cận với các giải pháp kỹ thuật”.
Các đối tác của Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác khí đốt không truyền thống và công nghệ sản xuất khí hóa lỏng sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân là lý do chính trị. Sau tất cả, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chủ yếu của mình, còn ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở Canada và Australia là vô cùng to lớn. Có một lý do khác hoàn toàn mang tính chất thương mại.

Trung Quốc đã có những động thái đầu tiên khá mạnh trong "mưu đồ công nghệ",nhưng kết quả của âm mưu này có thể sẽ không rõ ràng.
Theo ông Konstantin Simonov, “hiện nay rất phổ biến khái niệm xuất khẩu LNG từ Mỹ và Canada. Dự báo kim ngạch xuất khẩu từ Canada được phóng đại rất nhiều, nhưng là có thật. Canada tin tưởng vào khả năng cung cấp LNG xuất khẩu sang Trung Quốc. Và như vậy, tất nhiên, Canada không nên cung cấp cho Trung Quốc khả năng kỹ thuật để xây dựng ngành sản xuất riêng của Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc gia tăng sản lượng, đồng nghĩa với việc lượng LNG xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm".
Điều này cũng đúng trong trường hợp của Australia. Sau tai nạn công nghệ tại nhà máy "Fukushima", LNG củaAustralia xuất sang Nhật Bản đã giúp thỏa mãn cơn khát năng lượng. Các chuyên gia bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về khả năng tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Australia sang Trung Quốc. Vì vậy, trong các dự án hợp tác với Australia có nguy cơ cao gặp phải các rào cản đối với sản xuất, nhập khẩu công nghệ và hóa lỏng khí metan mỏ than.
Trung Quốc đã có những động thái đầu tiên khá mạnh trong "mưu đồ công nghệ", nhưng kết quả của âm mưu này có thể sẽ không rõ ràng.
NLVN

Cuộc tranh cãi khí đốt Nga - EU vẫn chưa đến hồi kết


Phuchoiacquy - Theo tin từ hãng Interfax, trong cuộc họp đầu tiên với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu - EU (ngày 21/12), kể từ khi tái đắc cử Tổng thống hồi tháng Năm, ông Vladimir Putin đã có bài phát biểu đề cập đến những tranh chấp năng lượng giữa Nga và EU. Tổng thống Putin đã nêu rõ quan điểm về việc Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 9/2012 mở cuộc điều tra về những vi phạm luật cạnh tranh đối với Tập đoàn Gazprom. Tổng thống Nga cho rằng, hành động này thể hiện sự phân biệt đối xử của EU đối với các doanh nghiệp Nga.

Mọi mâu thuẫn muốn giải quyết đều cần có thời gian, việc hai bên cùng ngồi lại với nhau để trình bày và lắng nghe quan điểm của nhau cũng là một sự hợp tác tạo tiền đề tốt cho nhiều hoạt động khác trong tương lai.
Cụ thể, Tổng thống Vladimir Putin đã cáo buộc EC ép Gazprom phải chịu một phần gánh nặng (như trợ cấp) cho những quốc gia kinh tế yếu kém ở Đông Âu.
“Châu Âu muốn duy trì một số ảnh hưởng chính trị, song lại muốn chúng tôi trả giá cho điều đó” - Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh.
Theo các nhà phân tích, việc EU điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Gazprom đã đẩy tranh cãi giữa Nga - EU trở nên phức tạp hơn. EC xem xét 3 cáo buộc chính đối với Tập đoàn Gazprom (bao gồm: lạm dụng vị thế thống trị trên các thị trường cung ứng khí đốt tại Trung và Đông Âu bằng cách chia cắt thị trường và cản trở "dòng khí đốt tự do tới châu Âu", thiết lập các rào cản đối với việc đa dạng hóa cung ứng năng lượng tới EU và áp đặt giá khí đốt tăng cao đối với người tiêu dùng).
Bên cạnh đó, EC cũng xem xét tình hình tại các nước Trung và Đông Âu, nơi Gazprom cung cấp ít nhất 2/3 lượng khí đốt - vì cho rằng, tập đoàn này đang cản trở cạnh tranh tại Bulgaria, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan và Slovakia.
Theo luật pháp châu Âu, việc vi phạm các tiêu chuẩn cạnh tranh có thể bị phạt tới 10% doanh thu hằng năm của tập đoàn (trong trường hợp của Gazprom là trên 10 tỷ euro).

Hệ thống đường ống "Dòng chảy phương Nam" (xanh) và Nabucco (đỏ). Dự án này đi vào hoạt động sẽ tạo cho nước Nga một lợi thế rất lớn trong cuộc chiến năng lượng. Đồ họa: BBC
Hiện tại, lượng khí đốt của Gazprom chiếm 25% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU. Nga gần như chi phối hầu như toàn bộ các hệ thống ống dẫn dầu khí của thế giới và phân bố rộng khắp, xuyên suốt lãnh thổ châu Âu, với hệ thống đường ống dẫn dầu dài khoảng 150.000 km.
Dòng chảy North Stream và South Stream đi vào hoạt động ổn định sẽ tạo cho nước Nga một lợi thế vô cùng lớn trong cuộc chiến năng lượng. Tuy nhiên, dự án này vẫn đang còn nhiều tranh cãi, bởi South Stream, hệ thống dòng chảy đi qua Biển Đen. Nhưng điều quan trọng hơn là dự án này của Nga nếu được thực hiện sẽ cạnh tranh với dự án đường dẫn khí Nabucco do EU hậu thuẫn.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU lần này đã có những tranh cãi lớn, mặc dù hai bên đã nỗ lực thu hẹp khoảng cách. Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso và Chủ tịch EU Herman Van Rompuy từng nói, mọi mâu thuẫn muốn giải quyết đều cần có thời gian, việc hai bên cùng ngồi lại với nhau để trình bày và lắng nghe quan điểm của nhau cũng là một sự hợp tác tạo tiền đề tốt cho nhiều hoạt động khác trong tương lai.
NLVN

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Trung Quốc có thực hiện được "cuộc cách mạng khí đốt"?



Phuchoiacquy - Theo đài “Tiếng nói nước Nga”, 3 nước là Canada, Mỹ và Australia sẽ không cho Trung Quốc tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt". Về mặt thương mại cũng như về mặt chính trị, các nước này hoàn toàn không có lợi nếu chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ khai thác khí đá phiến sét và khí metan mỏ than. Điều này đã được Tổng giám đốc Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov công bố với đài "Tiếng nói nước Nga".
Trong thời gian qua, các công ty dầu khí của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng hiện diện trong thị trường khí đốt không truyền thống toàn cầu. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc - PetroChina đang đầu tư vào dự án chung với công ty Canada Encana 2,2 tỷ USD, khai thác dự trữ khí đá phiến sét ở tỉnh Alberta của Canada. PetroChina cũng đã công bố việc mua lại cổ phần trong hai dự án về khai thác và hóa lỏng metan mỏ ở Australia và đã chi trả 1,63 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc đã sở hữu cổ phần trong các dự án với Hoa Kỳ, Anh và Australia để sản xuất hóa lỏng khí tự nhiên, bao gồm cả từ khí đá phiến sét.
Trước thực trạn đó, các nhà chức trách Canada đã thông qua dự án, công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC sát nhập với tập đoàn Canada Nexen với 15,1 tỷ USD (tập đoàn này chuyên khai thác hydrocarbon ngoài khơi).
Trong các dự án này, điều trước hết mà Trung Quốc cần là công nghệ. Trung Quốc sẽ tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt" của họ, nhưng các đối tác của Trung Quốc sẽ tiến hành các ván bài riêng.
Ông Konstantin Simonov cho biết, “Người Canada, người Australiavà thậm chí nhiều người Mỹ không muốn chia sẻ với Trung Quốc các công nghệ này. Tất nhiên, họ cần tiền, do đó, người Canada sẽ sử dụng các mô hình liên quan đến sự tham gia thương mại mà không tiếp cận với các giải pháp kỹ thuật”.
Các đối tác của Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác khí đốt không truyền thống và công nghệ sản xuất khí hóa lỏng sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân là lý do chính trị. Sau tất cả, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chủ yếu của mình, còn ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở Canada và Australia là vô cùng to lớn. Có một lý do khác hoàn toàn mang tính chất thương mại.
Theo ông Konstantin Simonov, “hiện nay rất phổ biến khái niệm xuất khẩu LNG từ Mỹ và Canada. Dự báo kim ngạch xuất khẩu từCanada được phóng đại rất nhiều, nhưng là có thật. Canada tin tưởng vào khả năng cung cấp LNG xuất khẩu sang Trung Quốc. Và như vậy, tất nhiên, Canada không nên cung cấp cho Trung Quốc khả năng kỹ thuật để xây dựng ngành sản xuất riêng của Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc sẽ tăng sản xuất khí độc đáo của mình, khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm. Điều này có nghĩa là cơ hội các công ty Canada xuất khẩu LNG cho Trung Quốc tự nhiên sẽ giảm".
Điều này cũng đúng trong trường hợp của Australia. Sau tai nạn công nghệ tại nhà máy "Fukushima", LNG của Australia xuất sang Nhật Bản đã giúp thỏa mãn cơn khát năng lượng. Các chuyên gia bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về khả năng tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Australia sang Trung Quốc. Vì vậy, trong các dự án với Australia có nguy cơ cao gặp phải các rào cản đối với sản xuất, nhập khẩu công nghệ và hóa lỏng khí metan mỏ than. Trung Quốc đã tiến hành những động thái đầu tiên khá mạnh trong "mưu đồ công nghệ." Nhưng kết quả của âm mưu này có thể sẽ không rõ ràng.
NLVN

"An toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục"



Phuchoiacquy - Sau ba ngày làm việc, ngày 17/12, Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân đã bế mạc tại thành phố Fukushima, miền Đông Bắc Nhật Bản, với lời kêu gọi tiếp tục nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân và hợp tác đánh giá tác động của hiện tượng rò rỉ phóng xạ trong sự cố hạt nhân.

Toàn cảnh hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đồng tổ chức. Các tài liệu kết luận của hội nghị nêu rõ, tăng cường an toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục.
Thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011 ở Fukushima là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đề cao cảnh giác đối với những yếu tố khách quan như: lũ lụt, động đất và sóng thần, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải phát hiện những nguy cơ và tìm ra biện pháp ứng phó thích hợp trong công tác bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí rằng đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong Chương trình Hành động của IAEA về An toàn hạt nhân, được soạn thảo hồi tháng 9/2011.
Kế hoạch này yêu cầu các nước thành viên thực hiện đánh giá an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan giám sát, nhằm tăng cường an toàn hạt nhân sau các thảm họa hạt nhân của thế giới như vụ Fukushima vừa qua và trước đó là vụ Chernobyl năm 1986.
TTXVN

Xóa sổ những nỗi lo thường trực trong quản lý thủy điện



Phuchoiacquy- Mối quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học và của người dân về thủy điện - thủy hại có thể sẽ được giải tỏa khi mà kiến nghị của Bộ Công Thương về việc xóa sổ một loạt dự án thủy điện nhỏ được chấp thuận.
Sở dĩ Bộ Công Thương phải thổi còi vì lâu nay, quyền cấp phép đầu tư thủy điện được phân cấp cho địa phương. Ngày 12/12 Bộ Công Thương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên cả nước. Theo đó, Bộ này đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo loại bỏ 324 dự án thủy điện nhỏ.
Cụ thể, ngoài 64 dự án thủy điện nhỏ (có tổng công suất 226MW) đã được các tỉnh thống nhất loại bỏ, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo loại bỏ thêm 260 dự án thủy điện nhỏ nữa (có công suất tổng cộng 434MW) và 3 điểm được cho là có tiềm năng nhưng chưa có nhà đầu tư đăng ký từ khi phê duyệt quy hoạch hoặc đã nghiên cứu đầu tư nhưng hiệu quả thấp...
Trước đó, từ tháng 12/2009, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh có thủy điện rà soát, đánh giá quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn. Trong đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh hợp lý quy mô, tức là loại bỏ các dự án hiệu quả thấp, quy mô nhỏ, có tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến các quy hoạch khác, không thuận lợi về giao thông và hòa lưới điện.
Trên cơ sở đó, UBND các tỉnh đã thống nhất loại khỏi quy hoạch 117 dự án thủy điện (có tổng công suất 617MW, không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí đã xác định thông qua nghiên cứu quy hoạch, có tiềm năng khai thác khoảng 335MW).
Ngoài các dự án đã được các tỉnh thống nhất loại khỏi quy hoạch, cả nước hiện có tổng số 1.110 công trình, dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 25.291MW, kể cả các công trình đã được xây dựng trước khi lập quy hoạch chung.
Bộ Công Thương cho biết, các dự án thủy điện nhỏ phân bố rải rác, chủ yếu thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, hạ tầng giao thông và lưới điện còn nhiều hạn chế; nhu cầu phụ tải tại chỗ thấp nên phải truyền tải điện năng đi xa, gây tổn thất lớn, làm giảm hiệu quả đầu tư... Vì vậy, để đảm bảo đầu tư xây dựng các dự án thủy điện có hiệu quả, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, phù hợp với tăng trưởng phụ tải điện hiện nay khoảng 10%/năm, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh tạm dừng và chỉ xem xét cho phép đầu tư xây dựng từ sau năm 2015 đối với 102 dự án thủy điện nhỏ có tổng công suất 662,8MW.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị rà soát, đánh giá 197 dự án thủy điện đã và đang nghiên cứu đầu tư nhưng chưa khởi công xây dựng, có tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch khác...
Vậy là Bộ Công Thương đã cất tiếng còi cần thiết và đúng lúc nhằm xóa sổ một loạt mối lo thường trực của cả nhân dân và cơ quan quản lý về thủy điện thủy hại. Nên lắm thay!
PTT

Tất cả những dự báo về tương lai năng lượng thế giới đều sai!



Phuchoiacquy - Những dự đoán về nguồn năng lượng chúng ta sẽ sử dụng và sản xuất có một điểm chung duy nhất: Tất cả đều sai!
Theo như dự đoán từ những năm 1950, năng lượng hạt nhân sẽ trở nên rất rẻ, hay theo như dự đoán từ những năm 1970, trái đất sẽ sử dụng nguồn năng lượng chính là năng lượng mặt trời vào cuối thế kỉ 20, tất cả những lời tiên đoán trên đều không trở thành sự thực và dường như nó đến từ những cơ sở thông tin vô cùng mơ hồ.
Hiện nay, xu hướng năng lượng chính của toàn cầu chính là khí gas tự nhiên.
Những tiến bộ về khoa học công nghệ, các khám phá mới, những cuộc khủng hoảng kinh tế không được báo trước, các lo ngại về môi trường - tất cả các yếu tố này có thể sẽ làm hỏng mọi suy đoán về nguồn năng lượng chúng ta sẽ sử dụng trong tương lai.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, xu hướng tiêu thụ năng lượng toàn cầu hiện nay đang làm cho trái đất ấm lên khoảng 6 độ C trên mức độ tiền công nghiệp. Vào năm 2100, nếu chúng ta không làm gì để thay đổi điều này, những thay đổi khí hậu sẽ biến trái đất thành một hành tinh hoàn toàn khác. Đây sẽ là một cuộc khủng hoảng cho tất cả chúng ta.
Những lời cảnh báo về sự thay đổi thời tiết của IEA đang nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong mọi chủ đề - một phần bởi vì nó xảy ra ngay trước khi Liên Hợp Quốc (UN) tổ chức hội nghị khí hậu thường niên ở cùng một tuyến đường ở phía bắc châu Phi trong thành phố Durban. Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng có những con số gây bất ngờ về ngành năng lượng trong tương lai.
Những chuyển biến trong lĩnh vực dầu thô
Từ nhiều thập kỉ nay, Mỹ là nước nhập khẩu dầu thô đứng đầu thế giới, 11 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm 2010. Sự mất cân bằng này đã khiến Mỹ tốn rất nhiều tiền - trên 300 tỷ USD vào năm 2011, hơn nữa nó gây ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của các nước và biến Mỹ trở thành thống lĩnh trong lĩnh vực dầu thô.
Cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan không có mục đích dầu mỏ, nhưng không thể phủ nhận việc nguồn dầu mỏ dồi dào của Trung Đông cũng là một phần khiến cuộc chiến kéo dài liên miên.
Nhằm tăng mức độ sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên mới, việc nhập khẩu dầu thô của Mỹ giảm mạnh. IEA dự đoán Mỹ sẽ giảm lượng dầu thô nhập khẩu chỉ còn một nửa vào năm 2035, trong khi lượng dầu nhập khẩu của châu Âu vẫn sẽ tăng.
Đến năm 2015, IEA dự đoán rằng, Liên Minh châu Âu sẽ nhập khẩu lượng dầu thô nhiều hơn Mỹ và đến năm 2035, Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu một lượng dầu lớn gấp hai lần Mỹ. Điều này sẽ kích thích các vấn đề an ninh dầu mỏ.
Tương lai của ngành năng lượng là khí gas
Chúng ta thường ngộ nhận rằng, nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas luôn cố định, sự phát triển công nghệ là điều chỉ xảy ra ở những ngành công nghệ sạch.
Tuy nhiên, nó không chính xác trong trường hợp này. Khí gas và dầu thô đòi hỏi công nghệ cao và các phương pháp mới cho phép các ngành công nghiệp sở hữu những nguồn dự trữ mới. Đây cũng là thực trạng của khí gas và các viên đá phiến chứa gas, chính nhờ những nguồn tài nguyên này mà nguồn dự trữ khí gas tự nhiên của Mỹ được cải thiện đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới. Vì thế, giá cả dầu thô sạch hiện giờ đã có thể cạnh tranh về mặt giá cả với than đá.
Do vậy, bây giờ chính là thời kì hoàng kim của khí gas.
Nhưng thời kì hoàng kim này có thể tan biến bởi những lo lắng về vấn đề ô nhiễm từ các khe hở khai thác khí gas. Các nhà nghiên cứu môi trường lo lắng rằng, các lỗ hổng và việc khoan sẽ làm sôi các nguồn nước ngầm ở xung quanh và các hộ dân trong khu khai thác khí gas cũng vô cùng khó chịu với sự công nghiệp hóa cùng với đó là những ảnh hưởng do việc khoan khai thác gây ra.
Chúng ta thường ngộ nhận rằng, nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas luôn cố định,sự phát triển công nghệ là điều chỉ xảy ra ở những ngành công nghệ sạch. Ảnh: Ibtimes
Đa số các vấn đề môi trường này có thể kiểm soát được với những sự điều chỉnh thích hợp - đặc biệt là khi đem ra so sánh với than đốt, nhưng nếu không có những luật lệ tốt hơn trong lĩnh vực này, rất có thể cuộc chạy đua khí gas này sẽ trở nên lộn xộn.
IEA cho biết: Mỹ đã đem đến một nguồn cung năng lượng quốc tế mới đến từ những viên đá chứa khí gas. Nhưng nếu bạn thực sự tìm kiếm thời kì hoàng kim của khí gas, bạn sẽ cần tuân thủ những luật lệ.
Cần có chế độ sử dụng hợp lý
Nếu có một điểm chung không cần bàn cãi về năng lượng, đó chính là chúng ta phải sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Tiêu phí năng lượng chính là tiêu phí tiền của, nhất là khi giá dầu thô đang ở mức cao và không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ giảm bớt.
Tại Mỹ, việc sử dụng hợp lí năng lượng chính là một chính sách môi trường thành công của Tổng thống Mỹ Obama khi đẩy mạnh các công trình xanh và viện trợ những khoản ủy thác về khí gas.
Thật kém may mắn khi phần lớn thế giới sử dụng năng lượng một cách không hiệu quả. Những con số IEA cung cấp cho thấy, xu hướng chung của toàn cầu trong những năm qua, chúng ta tốn nhiều carbon hơn khi sản xuất những sản phẩm công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang đi ngược lại hướng cần phải làm, tăng cường lượng carbon trong không khí thay vì giảm thiểu chúng, tất cả điều này là do các nguồn năng lượng không sạch như than đốt và các cách khai thác không hiệu quả liên tục gia tăng ở các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.
Điều này là dấu hiệu cho thấy sự chuyển tiếp của nguồn năng lượng sạch sẽ khó như thế nào.
Than đá rất rẻ và nhiều, nhưng nếu chúng ta không thể quay lưng lại với nó,số phận của chúng ta gần như đã được định đoạt. Ảnh: Tradequip
Than đá vẫn sẽ được sử dụng trong tương lai
Ngành công nghiệp Mỹ đã khuyên Tổng thống Obama điều chỉnh khuynh hướng và tổ chức một cuộc vận động “nói không với than đá”. Các nhà nghiên cứu môi trường đang tổ chức những chiến dịch vận động Mỹ ngừng sử dụng than đá. Các nguồn năng lượng mặt trời, gió và khí gas tự nhiên đều nhận được những ý kiến tích cực.
Tuy vậy, sự thật là than đá đã tạo ra gần như toàn bộ nguồn năng lượng chúng ta sử dụng trong quá khứ và nó vẫn tạo ra một lượng lớn nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng - và theo các suy đoán logic hay các thay đổi không đáng kể, than đá vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn năng lượng trong tương lai.
IEA cho biết: Chúng ta rất ít khi nói về than đá, nhưng trong vòng 10 năm qua, 50% sự tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu đều được đáp ứng nhờ than đá.
Chính sự thật đó đã lí giải vì sao trái đất vẫn nóng lên. Các thành phố đã phát triển trên thế giới đã hạn chế được nguồn năng lượng than đá, nhưng những quốc gia như Trung Quốc vẫn đang sử dụng rất nhiều than đá như bạn có thể thấy một bầu trời tràn ngập khói của Bắc Kinh.
Than đá rất rẻ và nhiều, nhưng nếu chúng ta không thể quay lưng lại với nó, số phận của chúng ta gần như đã được định đoạt.
2 tỷ người không được sử dụng các nguồn năng lượng hiện đại
Cho tất cả những ai lo lắng về đỉnh tăng trưởng của dầu thô, hay sự thay đổi khí hậu, hãy biết có gần 2 tỷ người trên hành tinh không được tiếp cận với các nguồn năng lượng hiện đại. Họ gần như sống trong bóng tối, trong khi chúng ta tạo nên tương lai sạch hơn, xanh hơn cho ngành năng lượng công nghiệp, chúng ta không thể hoàn toàn lãng quên họ. Sự thiếu hiểu biết về các nguồn năng lượng một cách tự nhiên khiến 2 tỷ người ấy sống vô cùng nghèo đói.
Để có thể mang lại sự giúp đỡ tới các hộ gia đình chìm trong nghèo đói và lạc hậu này, UN đã đặt năm 2012 là năm quốc tế của các nguồn năng lượng, đảm bảo để giúp ích cho việc nâng cao khả năng nhận thức của toàn cầu trong sự phát triển của nghị trình.
Nhưng nếu muốn tìm ra cách để đem ánh sáng đến những nơi cận Sahara ở châu Phi, chúng ta cần sự hợp tác của những công ty lớn. Chúng ta cần những công ty năng lượng lớn xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc.ư
NLVN

Kazakhstan - “Địa chỉ vàng” cho các nhà đầu tư năng lượng?



Phuchoiacquy - Hơn 20 năm đã qua, Nga - quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã vực dậy và tiếp tục nắm giữ vị thế là một cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi sang thị trường tự do tại quốc gia này vẫn biến chuyển tương đối chậm chạp. Thành công nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, phải kể đến 2 quốc gia nằm ven biển Caspia là Azerbaijanvà Kazakhstan… Trong con mắt của giới đầu tư toàn cầu thì có lẽ,Azerbaijan thành công hơn Kazakhstan trong cuộc chiến quảng bá thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thực là chínhKazakhstan mới là địa chỉ dành nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư năng lượng.
Azerbaijan và Kazakhstan hậu Liên bang Xô Viết sụp đổ
Tháng 12/1991, Liên Bang Xô Viết tan rã, di sản dành lại cho các quốc gia mới thành lập từ Liên Bang, không gì ngoài các nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, lạm phát tăng cao và đời sống người dân bị xuống cấp thảm hại, kéo theo đó là dư luận phản đối gay gắt trong nước… Tình trạng trên được cho là kết quả của những quyết sách thiếu sáng suốt dưới cơ chế quản lý tập trung của chính quyền Mastxcơva - Xô Viết.
Nhằm khắc phục hậu quả và thoát khỏi tình trạng nền kinh tế đang đứng bên bờ vực sụp đổ, 15 quốc gia mới thành lập, bao gồm cả Nga, đều xác định được mục tiêu cấp thiết, là phải chuyển đổi cơ cấu nển kinh tế, xây dựng được một thị trường tự do. Qua đó, thu hút được Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế trong nước.
Hơn 20 năm trôi qua, Nga - quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã vực dậy và tiếp tục nắm giữ vị thế là một cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi sang thị trường tự do tại quốc gia này vẫn biến chuyển tương đối chậm chạp.
Thành công nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế phải kể đến 2 quốc gia nằm ven biển Caspia là Azerbaijan và Kazakhstan.

Azerbaijan dù “đầy tiềm năng đầu tư dầu khí”, nhưng vẫn không thể so với Kazakhstan
Trong con mắt của giới đầu tư toàn cầu thì có lẽ, Azerbaijan thành công hơn Kazakhstan trong cuộc chiến quảng bá thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thực là chính Kazakhstanmới là địa chỉ dành nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư.
Những thông tin đáng chú ý về tình hình đầu tư tại Azerbaijan
Chưa vội đề cập đến Kazakhstan, với Azerbaijan, trong thời kỳ phát triển kinh tế thời kỳ hậu Liên bang Xô Viết sụp đổ, thì người có công nhiều nhất phải kể đến cựu tổng thống Azerbaijan, ông Heydar Aliyew. Ông đã đề ra những quyết sách cực kỳ “đúng đắn và khôn ngoan” nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế.
Ông Heydar Aliyew nhận thấy rằng, Azerbaijan rất giàu có tài nguyên dầu khí, nhưng quy mô hạn chế của ngành công nhiệp khai khoáng nội địa đã khiến sản lượng dầu khí khai thác của Azerbaijan thậm chí còn không đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước.
Theo ông, nguồn tài nguyên dầu khí giàu có sẽ là “động lực lớn” cho nền kinh tế Azerbaijan phát triển mạnh mẽ.
Nếu biết các tận dụng lợi thế riêng của mình, thì không những Azerbaijan có thể tự đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, mà chắc chắn còn khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải “xếp hàng” rót vốn vào Azerbaijan.
Chiến lược sáng suốt của ông Heydar Aliyew, đã dẫn đến dấu mốc đáng nhớ vào tháng 9/1994, một thỏa thuận nổi tiếng của Azerbaijan với 11 công ty, tập đoàn dầu khí nước ngoài, mang tên “Thỏa thuận thế kỷ” trị giá US$ 7,4 tỉ, được chính thức ký kết.
Thỏa thuận trên đã đẩy mạnh tiến trình khai thác những mỏ dầu trên bờ và ngoài khơi của Azerbaijan, bao gồm cả các mỏ dầu Chirag và Guneshli.
Đáng quan tâm trong “Thỏa thuận thế kỷ” phải kế đến tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của tập đoàn dầu khí Socar, Azerbaijan với các đối tác nước ngoài, số tiền đầu tư dự kiến là 3,6 tỉ Mỹ kim.
Khi kế hoạch hoàn thành, sản lượng dầu thô được khai thác tại các dàn khoan sẽ lên tới 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ngoài ra, một hệ thống đường ống dẫn dầu dài 1,092 dặm từ vùng Baku, Azerbaijan đến Tbilisi, Gruzia và điểm cuối là Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp vận chuyển dầu thô từ các mỏ dầu ngoài khơi của Azerbaijan như: Azeri, Chirag, Guneshli đến nơi tiêu thụ là thành phố Địa Trung Hải, Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí trên tại Azerbaijan trên là một “điểm sáng” đầu tư đáng nổi bật nhất trong ngành ngành năng lượng của quốc gia Đông Âu này.
Các tập đoàn, công ty đáng tham gia Dự án phải kể đến tập đoàn dầu khí của Anh quốc, Bristish Petroleum (BP) chiếm 30,1% cổ phần Dự án, SocarA, dẫn đầu và vượt qua cả số cổ phần thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Socar, Azerbaijan, hiện đang nắm giữ 25% cổ phần.
Ngoài ra, còn phải kể đến những nhà đầu tư khác như tập đoàn Chevron (8,9%) của Hoa kỳ, công ty StatoiHydro, Nauy (8,71%), công ty AnonimOrtakligi, Thổ Nhĩ Kỳ (6,53%), Liên doanh hai công ty Eni/Agip của Ý and Total của Pháp (mỗi bên nắm giữ 5%), tập đoàn Japan's Itochu (3.4 %), Tập đoàn Inpex Corp, Nhật (2,5 %) và Tập đoàn Hess Corp, Mỹ (2,36%).
Với tỷ lệ cổ phần trên thì các tập đoàn, công ty của nước ngoài nắm giữ 25% lợi nhuận từ Dự án khai thác tại các mỏ dầu khí Azeri, Chirag, Guneshli của Azerbaijan.
Kế thừa chính sách của cha mình là cựu Tổng thống Heydar Aliyew, ông Ilham Aliyev, Tổng thống đương nhiệm của Azerbaijan, đã thành lập Quỹ Dầu mỏ quốc gia. Quỹ sẽ sử dụng doanh thu khổng lồ từ lượng dầu mỏ được khai thác trên khắp đất nước, để phát triển ngành năng lượng nước nhà và nền kinh tế của Azerbaijan.
Theo số liệu công bố bởi chính quyền Azerbaijan, dòng chảy FDI vào quốc gia này tăng với tốc độ “chóng mặt” lên tới 600% trong 2 năm, từ $227 triệu lên $1,3 tỉ.
Đây là một minh chứng cho thấy hiệu quả trong chính sách của chính quyền ông Jlham Aliyev.
Kỳ 2: Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí Kazakhstan
NLVN