Hiển thị các bài đăng có nhãn xăng sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xăng sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Kiên định lộ trình sử dụng xăng sinh học


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Đó là ý kiến khẳng định của lãnh đạo Bộ Công thương tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) diễn ra mới đây tại Hà Nội.
"Đầu vào", "đầu ra" đều khó
Đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, năm qua các nhà máy cồn Bình Phước, Dung Quất đã sản xuất và cung ứng ra thị trường gần 39.000m3 cồn E100 thành phẩm. Về sản lượng xăng E5, năm 2012, PVN bán được hơn 22.000m3; bốn tháng đầu năm nay, bán được gần 10.000m3. Hiện nay, cả nước có khoảng 175 cửa hàng chủ yếu của Tập đoàn PVN làm nhiệm vụ phân phối các sản phẩm nhiên liệu sinh học. Khó khăn về thị trường khiến phần lớn sản phẩm NLSH của các nhà máy đang phải xuất khẩu với giá thấp. Hầu hết nhà máy chỉ chạy khoảng 20% công suất. Trong khi đó, các dự án NLSH ở nước ta còn mới, các nhà thầu chưa có kinh nghiệm nên thời gian thi công dài, chi phí đầu tư tăng, lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế… Bên cạnh đó, việc tập trung nguồn nguyên liệu để sản xuất loại nhiên liệu này cũng không dễ dàng. Bởi nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy bị cạnh tranh với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, tinh bột và xuất khẩu. Trong khi đó, sắn lại là loại cây có tính mùa vụ nên muốn bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất cả năm, các DN phải có vốn lưu động rất lớn để đầu tư kho chứa, thu mua, dự trữ và bảo quản. Đó là chưa kể đến việc triển khai đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy rất khó khăn do thiếu cơ chế về quy hoạch, chính sách trợ giúp nông dân, chính sách thuế…

Một điểm bán xăng E5
Thừa nhận còn nhiều khó khăn để đưa xăng sinh học vào sử dụng, đại diện Bộ Công thương cho rằng, cần nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành liên quan với các DN để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, từ đó có biện pháp hiệu quả thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học… Chính phủ đã giao cho các ngành chức năng sửa đổi dự thảo Nghị định 84/CP về quản lý kinh doanh xăng dầu để các DN này có thể kinh doanh xăng E5 thuận lợi. Với các DN, để sớm đưa xăng sinh học vào sử dụng, PVN đề xuất, cần quy hoạch quỹ đất phát triển nguồn nguyên liệu cho 3 nhà máy tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước; cần miễn thuế môi trường với xăng pha cồn E5 vì đây là sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với E5 để đưa vào lưu thông…
Vào cuộc đồng bộ
Muốn đưa xăng sinh học đến gần hơn với người tiêu dùng thì việc nâng cao nhận thức cũng là yếu tố quan trọng. Do vậy, Bộ Công thương đã phối hợp với Tập đoàn PVN xây dựng đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH".
Theo Tập đoàn PVN, sau khi được Chính phủ phê duyệt chương trình, PVN đã tiên phong thực hiện đề án và đã phối hợp cùng với một số đối tác đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất ethanol nhiêu liệu từ sắn tại 3 vùng là Nhà máy NLSH tại Phú Thọ, công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm. Tuy nhiên, nhà máy đang khó khăn về vốn, cùng với việc tiêu thụ chậm, nên đang tạm dừng hoạt động. Nhà máy của Công ty CP NLSH miền Trung (Quảng Ngãi), công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012. Tính riêng quý I năm 2013, công ty đã sản xuất được hơn 5 triệu lít, bán nội địa chỉ được gần một triệu lít. Công ty TNHH NLSH Phương Đông (OBF) đầu tư nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu tại Bình Phước, với công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm, đã hoạt động từ tháng 4-2012, sản xuất được gần 14 triệu lít cồn, bán nội địa được gần 10 triệu lít, xuất khẩu được 0,1 triệu lít; quý I năm 2013, sản xuất được gần 3 triệu lít, bán nội địa được gần 2 triệu lít. Nhà máy chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh tiếp theo vì đang khó khăn về vốn. Riêng Tập đoàn PVN đến nay đã đầu tư 5 cơ sở pha chế E5 và 4 đầu mối để phục vụ kinh doanh xăng E5. Tuy nhiên, để người dân hiểu rõ về lợi ích của xăng sinh học, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ phải được triển khai một cách đồng bộ, bảo đảm các mục tiêu đề ra, đồng thời xem xét đưa vấn đề kinh doanh NLSH trước khi sửa đổi Nghị định 84/CP.
Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu truyền thống đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Theo đó, từ ngày 1-12-2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và sẽ sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ ngày 1-12-2015.
Nguồn (HNM)

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra


Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra



Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu thế giới?



Theo các chuyên gia, về trung hạn, giá dầu thô thế giới có thể phụ thuộc vào hai yếu tố là quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.

Theo các chuyên gia, về trung hạn, giá dầu thô thế giới có thể phụ thuộc vào hai yếu tố là quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nghĩ rằng Iran đang tăng cường khả năng làm giàu urani của họ và có thể sản xuất ra bom hạt nhân. Hiện nay, có nhiều khả năng rằng một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran đang được thảo luận.
Nhưng điểm "trục trặc" trong phương án này là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần. Rõ ràng là Israel sẽ không táo bạo đến mức tự mình tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran mà không được sự đồng ý của Mỹ.
Một khi Tổng thống Mỹ đang được bầu vào phòng Bầu dục cho một nhiệm kỳ mới, sự nhạy bén chính trị bình thường cho thấy sẽ không có điều gì xảy ra, không có cuộc tấn công Iran nào được thực hiện bởi vì một sáng kiến như vậy có thể tác động mạnh đến công luận Mỹ, một điều phải tránh trong thời gian bầu cử. Ngay cả Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho rằng việc tấn công Iran sẽ khó thành công, một khi Iran có thể thoát khỏi cuộc tấn công với hình ảnh một nạn nhân.
Tình hình hiện nay có một số hậu quả nghiêm trọng liên quan đến giá dầu thô. Do tình hình Trung Đông không ổn định, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đặc biệt là ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, có thể đưa ra những phát biểu khó chịu về sự bất ổn tại Trung Đông. Và ông Romney đang làm như vậy. Những phát biểu của ông Romney có thể dẫn đến phản ứng của Tổng thống đương nhiệm và phản ứng này có thể được giá dầu giao sau coi là những tín hiệu bất ổn. Về bản chất, giá dầu giao sau luôn biến động.
Thứ hai, các quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang ngày càng xấu đi. Thổ Nhĩ Kỳ đang tự tin tấn công qua biên giới Syria dựa trên hai tính toán.
Một là Syria đang sa lầy trong một cuộc nội chiến, do vậy Tổng thống Bashar al Assad không thể quá hung hăng do ông này đang bận rộn và đau đầu với tình hình trong nước.
Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ, không giống Syria, có sự hỗ trợ của NATO. Nếu Syria quyết định tấn công, NATO có thể can thiệp. Yếu tố này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ có đủ dũng cảm để buộc một máy bay dân dụng của Syria từ Nga phải hạ cánh với lý do nghi ngờ chiếc máy bay này chở đạn. Giờ đây, Syria không thể tỏ ra yếu kém khi bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và để duy trì cơ sở ủng hộ, ông Assad sẽ tiếp tục các cuộc phản công.
Một yếu tố nữa là Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn có một cuộc tấn công tổng lực với Syria bởi vì điều này có thể giúp Tổng thống Al Assad tập hợp toàn bộ sự ủng hộ trong nước và giúp ông ta "kết bạn" với phe phiến quân hiện nay để cùng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ ngoại xâm. Đây là hậu quả xấu nhất của một cuộc chiến tranh với Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ đang quan ngại.
Tình trạng nửa chiến tranh này cũng gây ra tình trạng bất ổn và nguy cơ xung đột leo thang đang khiến giá dầu thô biến động hơn. Thêm vào đó, giá dầu cũng đang bị ảnh hưởng bởi những dữ liệu được công bố hàng tuần về các nền kinh tế bao gồm khu vực đồng euro, Trung Quốc và Mỹ.
Chinhphu

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012


Tổng quan về các nguồn năng lượng cung cấp điện
Đặc điểm và so sánh
Các nguồn năng lượng điện nguyên thủy.
Năng lượng có nguồn gốc từ nhiều nguồn. Tuy nhiên hầu hết năng lượng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng của thế giới có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Việc phụ thuộc này dẫn đến hai vấn đề:
• Nguồn cung cấp hữu hạn của nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt
• Việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm phát sinh các khí hiệu ứng nhà kính, làm nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu
Bài viết này tóm tắt những cách khác nhau, trong đó các nguồn tài nguyên có thể được sử dụng để tạo ra điện.
Biến tài nguyên năng lượng thành điện năng có thể sử dụng
Các sơ đồ dưới đây cho thấy có 29 cách cơ bản tạo ra năng lượng điện nhưng có nhiều biến thể trên những phương pháp này.
Tổng quan các nguồn năng lượng - Battery and Energy Technologies
Các nguồn năng lượng

Dạng Turbine hơi thông thường

Tua bin hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát đi - Electricity generation from fossil fuel. Basic Steam Turbine System
Tua bin hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát điện
Sản xuất điện chạy bằng sinh khối-Electricity from Biomass
Sản xuất điện chạy bằng sinh khối
Năng lượng hạt nhân
Lò phản ứng nước sôi (Giai đoạn truyền nhiệt duy nhất-Nuclear Power (Single Thermodynamic Cycle) )  Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử
Lò phản ứng nước sôi (Giai đoạn truyền nhiệt duy nhất ) 
Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử
(Hai giai đoạn truyền nhiệt) Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử-Nuclear Power (Two Thermodynamic Cycles)
(Hai giai đoạn truyền nhiệt)
Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử
  
Thu hoạch các dòng năng lượng tự nhiên
Thuỷ điện - Hydro Electric Power GenerationThuỷ điện
Năng lượng gió quy mô lớn (hệ thống lưới điện)Wind power (Large  systems)
Năng lượng gió quy mô lớn (hệ thống lưới điện)
Năng lượng gió quy mô nhỏ (hệ thống nội bộ)Wind power - Domestic systems
Điện quy mô lớn từ năng lượng  mặt trời-Solar Thermal Energy (Large Scale)
Năng lượng gió quy mô nhỏ (hệ thống nội bộ)
Điện quy mô nhỏ từ năng lượng nhiệt mặt trời-Solar Thermal Energy with Stirling Engine
Điện quy mô lớn từ năng lượng  mặt trời
Thế hệ năng lượng điện quang-Photovoltaic Electric Power Generation
Điện quy mô nhỏ từ năng lượng nhiệt mặt trời
geothermal Electric power general Dry steam and steam systems
Thế hệ năng lượng điện quang
Địa nhiệt điện (nhị phân hệ thống)
Địa nhiệt điện (nhị phân hệ thống)-Geothermal Electricity Generation
Điện khẩn và điều khiển từ xa
Phát điện bằng turbine khí-Gas turbine electric power generation
Phát điện bằng turbine khí
Thế hệ điện động cơ đốt trong (ICE)-Electric Power from Internal Comustion Engine
Thế hệ điện động cơ đốt trong (ICE)

Động cơ Stirling

Thế hệ điện động cơ đốt ngoài-The Stirling Engine for Electric Power Generataion
Thế hệ điện động cơ đốt ngoài
Chuyển đổi trực tiếp nhiệt điện - Máy phát điện nhiệt điện (TEG)
Máy phát điện Cặp nhiệt (TEGs)-Thermo Electric Generator
Máy phát điện Cặp nhiệt (TEGs)
Chuyển đổi nhiệt kim loại kiềm (AMTEC)-AMTEC Generator
Chuyển đổi nhiệt kim loại kiềm (AMTEC)
Điện năng lượng
Công nghệ điện hóa năng lượng
Pin tiểu-Primary batteries
Pin tiểu
Pin hạt nhân-Nuclear batteries
Pin hạt nhân
Điện khinh khí Hydrogen
Fuel cells
Hydro chạy máy phát điện động cơ đốt trong (ICE)-Hydrogen Powered ICE
Hydro chạy máy phát điện động cơ đốt trong (ICE)
Hệ thống hỗn hợp
Sử dụng nhiệt thừa hoặc chất thải để tạo ra điện-Combined Heat and Power (CHP) Electricity Generation
Sử dụng nhiệt thừa hoặc chất thải để tạo ra điện
Các tế bào nhiên liệu sử dụng trong các ứng dụng CHP-Fuel Cell CHP
Các tế bào nhiên liệu sử dụng trong các ứng dụng CHP
Kết hợp nhiệt và điện (CHP) Phương án thay thế để thu nhiệt thải từ phát điện -Combined Heat and Power (CHP)
Kết hợp nhiệt và điện (CHP)
Phương án thay thế để thu nhiệt thải từ phát điện
Hàng Hải -  (CHP) hệ thống kết hợp  nhiệt và điện-Marine Hybrid Power System
Hàng Hải -  (CHP) hệ thống kết hợp  nhiệt và điện
Electricity Co-generation
Hệ thống điện khu vực từ xa (RAPS)-Remote Area Power Systems (RAPS)
Hệ thống điện khu vực từ xa (RAPS)
Năng lượng tương lai
Nucleat Fusion (Tokamak)
(mở chu kỳ sử dụng nhiên liệu thông thường)-Magnetohydrodynamic (MHD) Electricity Generation
(mở chu kỳ sử dụng nhiên liệu thông thường)

Cung cấp điện
Số liệu ước tính năm 2004 lượng điện từng năm được phát ra
• 15.406 TWh (CIA World Factbook) 1 TeraWattHour (TWh) = 10 9 KiloWattHours (kWh)
• 16.600 TWh (Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA)
• 17.400 TWh (OECD)
Những ước tính trên chỉ hiển thị tiêu thụ hoặc năng lượng điện được tạo ra. Nó không hiển thị bao nhiêu năng lượng được tiêu thụ trong việc tạo ra điện hoặc nó đến từ đâu, cũng không hiển thị bao nhiêu năng lượng được tiêu thụ mà không phải là chuyển đổi sang điện như: được sử dụng để vận chuyển hoặc sưởi ấm. Những trang này hy vọng sẽ cung cấp một số các câu trả lời.
Tám mươi hai phần trăm điện của thế giới được tạo ra bằng cách sử dụng hệ thống tuabin hơi nước. Trong thuật ngữ đơn giản, nồi hơi được sử dụng để nâng cao hơi nước mà các ổ đĩa một tuabin hơi nước, còn được gọi là động lực, và tua-bin hơi nước này khiến một máy phát điện.Hơi nước để lái xe các tua-bin được nâng lên bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch (66%) hoặc bằng năng lượng hạt nhân (16%). Sự cân bằng năng lượng điện được tạo ra bởi hệ thống thủy điện (17%) với năng lượng mặt trời, gió và sinh khối dưới 2% của tổng số.
- Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) (2003)
Theo thantoc.com.vn

EU có chiếm lĩnh được hai thị trường xăng sinh học lớn nhất thế giới?


Phuchoiacquy – Lượng xe hơi động cơ tân tiến ngày càng tăng mạnh trong khi sạn lượng mía cho sản xuất xăng sinh học năm nay suy giảm nghiêm trọng do lũ lụt đang khiếnBrazil đối mặt với nhiều khó khăn. Không chỉ đối phó với chỉ trích “vô nhân đạo” vì chính sách an ninh lương thực, sản lượng ngô chế biến xăng của Mỹ cũng bị sụt giảm do hạn hán kéo dài. Thị trường xăng sinh học toàn cầu đang bị “khủng hoảng”. Liệu đây có phải là cơ hội béo bở cho các nước EU phát triển và thâm nhập vào 2 thị trường lớn nhất thế giới?

Lũ lụt gây khủng hoảng xăng sinh học ở Brazil

Thị trường xăng sinh học tại Brazilđang đối mặt với rất nhiều khó khăn do nguồn cung nhiên liệu mía bị suy giảm trầm trọng.
Sản lượng mía thu hoạch để làm xăng sinh học trong 3 vụ mùa gần đây đều bị suy giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong vụ mùa năm 2012 lượng mưa quá lớn vào tháng 4 đã khiến thời hạn thu hoạch mía chậm gần 1 tháng so với dự kiến. Đến khi thời tiết ổn định hơn, việc thu hoạch mía thuận lợi trở lại, thì phần lớn sản lượng mía lại bị hỏng và không thể dùng để sản xuất xăng sinh học được nữa.
Ước tính có khoảng lượng mía thu hoạch trong tháng 4/2012 bị sụt giảm 41% so với cùng kỳ năm 2011.
Nguồn cung mía nhiên liệu bị suy giảm, khiến hơn 14 nhà máy sản xuất xăng sinh học của Brazil phải đóng cửa. Ngoài ra, một vài nhà máy sản xuất xăng sinh học khác của nước ngoài đầu tư cũng chịu chung số phận.
Lũ lụt gây khủng hoảng xăng sinh học ở Brazil
Một cánh đồng mía để sản xuất xăng sinh học tại Brazil
Một nguyên nhân khác là nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Người lao động bình thường của Brazil có mua cho mình một chiếc xe hơi đời mới không còn là chuyện xa vời.
Hầu hết các loại xe hơi đều động cơ tân tiến có thể sử dụng được cả xăng sinh học lẫn xăng dầu truyền thống mà chất lượng không thua kém là bao, trong khi đó lại được Chính phủ trợ giá nên nhu cầu trong nước tăng cao là điều tất yếu.
Sản lượng xăng sinh học bị thu hẹp đã khiến chính quyền Brazilbuộc phải nhập khẩu cả xăng sinh học lẫn xăng truyền thống.
Nhiên liệu sinh học của Mỹ đối điện áp lực từ nạn đói châu Phi
Khi Brazilchủ yếu dùng mía để sản xuất xăng sinh học thì Mỹ lại dùng ngô. Tuy nhiên, hạn hán kéo dài đã khiến sản lượng ngô tại quốc gia này giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng của ngành xăng sinh học tại Mỹ vì thế cũng không khá hơn là bao.
Nhiên liệu sinh học của Mỹ đối điện áp lực từ nạn đói châu Phi
Hạn hán đã khiến sản lượng ngô nhiên liệu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Đã thế mọi chuyện lại càng trở nên khó khăn hơn với ngành sản xuất xăng sinh học Mỹ khi ngô là một loại ngũ cốc mà chính quyền Washington đang chịu rất nhiều sức ép từ chương trình “Food vs Fuel” do Liên hợp quốc phát động nhằm cắt giảm sản lượng ngô nhiên liệu dùng cho sản xuất xăng.
Ước tính, cứ khoảng 4 trong 10 giạ ngô mà Mỹ sản xuất, sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho ngành sản xuất xăng sinh học.
Các tổ chức Liên hợp quốc và quốc tế lập luận, việc Mỹ sử dụng gần trăm triệu tấn ngô mỗi năm để sản xuất xăng sinh học là “vô nhân đạo”, khi mà hàng ngày có đến hàng chục triệu người dân tại châu Phi và các nước chậm phát triển trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ chết đói.
Quan điểm trên đã dấy lên làn sóng biểu tình và phản đối chính sách sử dụng ngô làm nhiên liệu sản xuất xăng sinh học của chính quyền Washington khắp trong và ngoài nước. Thế nhưng chính quyền Mỹ cũng không thể nhập khẩu xăng truyền thống nhằm bù đắp cho lượng xăng sinh học bị thiếu hụt trong nước. Vì, Mỹ phải giữ tỷ trọng tiêu thụ giữa xăng sinh học với xăng truyền thống, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu về môi trường và ô nhiễm không khí.
Lần này, đến lượt chính quyền Washington phải cân nhắc việc nhập khẩu xăng sinh học.

Cơ hội và thách thức của EU
Các quốc gia liên minh châu Âu (EU) đang sở hữu một cơ hội thuận lợi chưa từng có để xuất khẩu xăng sinh học sang thị trường Mỹ và Brazil. Trước đó, Brazil đã phải nhập khẩu khoảng 20% trên tổng sản lượng xăng sinh học mà quốc gia này sản xuất. Còn tại Mỹ, chính quyền Washington đã dỡ bỏ khoảng thuế đánh vào xăng sinh học nhập khẩu.
Vây, thị trường Mỹ và Brazil đều hứa hẹn rất nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà sản xuất xăng sinh học nước ngoài.
Ngành sản xuất xăng sinh học EU đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có
Ngành sản xuất xăng sinh học EU đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có
Nhưng vấn đề ở đây là, liệu ngành sản xuất xăng sinh học các nước EU có đủ tiềm lực để thâm nhập vào thị trường xăng sinh học của Mỹ và Brazil hay không?
Nếu xét về khía cạnh khoa học, công nghệ, thì các quốc gia EU không hề thua kém Mỹ và Brazil trong công cuộc nghiên cứu, phát triển xăng sinh học.
Nhưng vấn đề ở đây là EU đang không có “động lực để phát triền” ngành xăng sinh học. Việc Đức thất bại trong việc sử dụng xăng sinh học E10 trên diện rộng là một minh chứng cho nhận định trên.
Nhu cầu với xăng sinh học tại EU khá khiêm tốn, nên các tập đoàn, công ty trong ngành năng lượng chỉ bỏ ra một lượng vốn rất nhỏ để phát triển các dự án thí điểm sản xuất xăng sinh học.
Tuy nhiên, vấn đề nan giải về “động lực để phát triển” ngành xăng sinh học tại EU sẽ sớm được giải quyết. Khi mà, cả hai thị trường tiêu thụ xăng sinh học lớn nhất của thế giới là Mỹ và Brazilđều đang rất “khát xăng sinh học”.
Với Mỹ, quốc gia này phải cần khoảng 5 năm nữa mới có thể duy trì sản lượng ngô ở mức cân đối, cho cả các yêu cầu sản xuất lương thực, lẫn làm nhiên liệu sản xuất xăng sinh học.
Còn với Brazil, dự đoán ít nhất phải đến khi Olympics 2016 kết thúc tại quốc gia này, thì nhu cầu mua mới xe hơi của người dân trong nước mới bắt đầu tạm lắng.
Cả Mỹ và Brazil đều phải đối mặt với một sự thực là “họ khó mà có thể bù đắp xăng truyền thống vào những thiếu hụt của xăng sinh học”. Mỹ cần xăng sinh học để bảo đảm các mục tiêu về môi trường, còn người dân Brazil đã quá quen thuộc với xăng sinh học.
Theo thống kê, hầu hết các máy bơm ở Brazil đều sử dụng xăng E100, và chuyện mọi người sử dụng xăng sinh học pha chế với xăng truyền thống cho động cơ ô tô là chuyện thường ngày.
Vì vậy, bất chấp quy mô “nhỏ bé” của ngành sản xuất xăng sinh học của mình, các nước EU cần chớp ngay thời cơ để chiếm lĩnh thị trường xăng sinh học tại Mỹ và Brazil, trước khi Ấn Độ và Úc - những quốc gia đầy tiềm năng về xăng sinh học kịp nhận ra “miếng mồi béo bở” này.
Nếu các nước EU có thể tận dụng triệt để được cơ hội ngàn vàng này, thì lợi ích đem lại cho toàn khối sẽ là rất lớn.
Ngành năng lượng EU sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên ngành năng lượng Mỹ và Brazil, nguồn thu từ ngành sản xuất suất xăng sinh học sẽ là không hề nhỏ và hơn hết, đây còn là “động lực lớn lao” cho ngành sản xuất xăng sinh học EU phấn đấu để nhanh chóng lớn mạnh.
Theo thantoc.com.vn