Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Triển khai thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng E5



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - “Các đơn vị sản xuất, phân phối nhiên liệu sinh học (xăng E5) phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu truyền thống và gửi về Bộ Công Thương trước ngày 5/6 tới”.
Đó là kết luận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu truyền thống diễn ra vào ngày 16/5.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Phú Cường, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương trình bày báo cáo tình hình thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Đến nay cả nước có 7 doanh nghiệp đầu tư sản xuất ethanol nhiên liệu với công xuất thiết kế trên 600 triệu lít ethanol/năm. Tuy nhiên do khó khăn về vốn đầu tư cùng với tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu sinh học trên thực tế rất chậm nên các dự án hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, ngoài sự tham gia tích cực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Saigon Petro, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác chưa chủ động tích cực đầu tư phát triển mạng lưới phân phối khiến tốc độ phát triển mạng lưới phân phối chậm chạp, không đáp ứng được tốc độ phát triển của các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thực tế triển hai cho thấy, hiện cả nước mới có PVN đầu tư 5 cơ sở pha chế xăng E5 tại Đình Vũ, Nhà Bè, Liên Chiểu, Vũng Tàu và 4 kho đầu mối phục vụ kinh doanh xăng E5. Hệ thống phân phối xăng E5 trên toàn quốc đã có 175 cửa hàng thuộc hệ thống của PV Oil/Petec (PVN), Saigon Petro thuộc 34 tỉnh/thành phố lớn.
Trong khi đó, doanh nghiệp chiếm thị phần kinh doanh xăng dầu lớn nhất cả nước (50%) là Petrolimex vẫn chưa có kế hoạch đầu tư. Lý giải về sự chậm chễ này, đại diện Petrolimex cho biết tập đoàn đã quy hoạch lại toàn bộ kho xăng dầu để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Chính phủ với việc bắt buộc áp dụng tiêu thụ xăng E5. Tuy nhiên, do gặp khó khăn lớn về tài chính khi kinh doanh xăng dầu bị lỗ trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho các hệ thống phân phối sản phẩm E5 trên phạm vi toàn quốc là rất lớn, Petrolimex vẫn tiếp tục phải cân nhắc phương án đầu tư hiệu quả nhất để triển khai.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là đơn vị tiên phong
trong việc phát triển nhiên liệu sinh học.
Ông Nguyễn Phú Cường lo lắng vì đến thời điểm này, chưa có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo Quyết định 53 của Thủ tướng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang khẳng định: Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học phải quyết tâm thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg về thực hiện lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Không có lý do gì để mà cứ gặp khó khăn lại đề nghị điều chỉnh lộ trình bởi vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, hiệu quả đầu tư, đời sống người trồng sắn... đều phụ thuộc cả vào việc thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu này,
Bộ Công Thương đề nghị các bộ liên quan thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm được giao, tăng cường phối hợp chặt chẽ, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn để thực hiện đúng lộ trình. Về phía các doanh nghiệp, PVN, Petrolimex và 11 đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu phải “ngồi lại” thảo luận trực tiếp với nhau để cùng tháo gỡ vướng mắc.
Các đơn vị cũng cần khẩn trương lập kế hoạch cụ thể, chi tiết thực hiện Lộ trình phối trộn này và gửi về Bộ Công Thương trước ngày 5/6 tới đây.
Petrotimes

Marốc khởi công nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới



PDF.InEmail
Phuchoiacquy – Theo Tạp chí “Maghreb”, Vua Marốc Môhamét VI ngày 14/5 đã đặt viên gạch đầu tiên khởi công giai đoạn một xây dựng Tổ hợp năng lượng Mặt trời Noor tại tỉnh Ouarzazate với công suất ban đầu 160 MW.

Vua Morocco Mohammed VI bên mô hình nhà máy
điện Mặt trời tương lai (Ảnh: solarserver.com/VietnamPlus)
Sau 28 tháng xây dựng trên diện tích 3.000 ha, nhà máy điện Mặt trời tương lai này sẽ đi vào hoạt động và có thể đạt công suất tối đa 500 MW.
Chủ dự án là công ty Acwa Power của Arập Xêút, trong đó có vốn góp của bốn công ty Tây Ban Nha là Sener, Acciona, TSK và Aries. Chính phủ Đức cũng cam kết đóng góp 115 triệu euro.
Về phần mình, Ngân hàng phát triển châu Phi (BAD) tài trợ cho giai đoạn một của dự án này với khoảng 168 triệu euro. Đây là dự án thứ ba được BAD tài trợ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Marốc, sau nhà máy điện Mặt trời tại Ain Beni Matha (Ain Beni Mathar) và Chương trình khép kín năng lượng gió, nước và điện khí hóa nông thôn (PIEHER).
Là dự án lớn nhất và duy nhất thuộc loại này trên thế giới, tổ hợp năng lượng Mặt trời Noor được giới chuyên gia coi là biểu tượng của những nỗ lực của Chính phủ Marốc nhằm đáp ứng nhu cầu về điện trong tương lai phù hợp với chính sách phát triển bền vững.
Dự án này cũng góp phần đa dạng hóa nguồn sản xuất năng lượng (chủ yếu dựa trên năng lượng hóa thạch) của Marốc – nước phụ thuộc tới gần 97% vào nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về năng lượng.
Ngoài ra, Noor cũng là dự án năng lượng Mặt trời đầu tiên ở châu Phi sử dụng “công nghệ năng lượng Mặt trời tập trung” và là giai đoạn quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh của Marốc.
Trong giai đoạn đầu, dự án Noor cho phép giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (khoảng 240.000 tấn khí điôxít cácbon/năm và trong 25 năm). Theo công ty tư vấn Ernst and Young, Marốc là nước thứ hai trên thế giới có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài về phát triển dự án trong lĩnh vực năng lượng Mặt trời tập trung.
Theo TTXVN

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Dẩu lửa - nguyên nhân tranh chấp chủ quyền biển đảo?



Phuchoiacquy - Biển Đông đang trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng ngày một lớn, khiến nước này càng quyết liệt hơn trong các vấn đề ngoài biên giới của mình. Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trải dài từ Singapor và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan, chồng lấn nhiều vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia và Brunei. Trong mấy thập niên trở lại đây, những mâu thuẫn này có lúc đã dẫn tới xung đột - thậm chí chiến tranh… các nhà phân tích tin rằng sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông. Vậy, dẩu lửa có phải là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ quyền biển đảo?

Vào đầu thế kỷ thứ 15, khi đô đốc Trịnh Hòa đi tàu vượt đại dương, ông phát hiện nhiều kho báu bất ngờ ở những vùng đất xa xôi như Ấn Độ, Iran, Indonesia và Somalia. Nhưng ông không biết cũng có những tài nguyên khổng lồ nằm ngay gần nước mình hơn, sâu dưới đáy biển, cách con tàu của ông hàng nghìn mét khi nó đi ngang qua Biển Đông, bắt đầu mỗi hành trình dài.
Ngày nay, một số nhà khoa học ước tính, Biển Đông, với diện tích 1,4 triệu dặm vuông (khoảng 3,5 triệu km2), lớn gấp hơn 5 lần diện tích nước Pháp, là nơi chứa đựng trữ lượng dầu khí có thể sánh ngang với bất kỳ trữ lượng lớn nhất ở nơi nào trên thế giới, mặc dù các ước tính còn nhiều khác biệt.
Không giống như thời Trịnh Hòa, lúc số tàu có thể đi viễn dương rất hiếm hoi, khu vực này ngày nay là nơi giao cắt của 1/3 số tuyến đường vận tại biển của thế giới, biến nó trở thành một hành lang chiến lược.
Biển Đông cũng đang trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng ngày một lớn, khiến nước này càng quyết liệt hơn trong các vấn đề ngoài biên giới của mình.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan, chồng lấn nhiều vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia và Brunei.
Trong mấy thập niên trở lại đây, những mâu thuẫn này có lúc đã dẫn tới xung đột - thậm chí chiến tranh - và các nhà phân tích tin rằng sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông.
Hoạt động thăm dò dầu khí tại những khu vực nước sâu trên Biển Đông, phía trên 1 thềm lục địa, cho đến nay vẫn diễn ra khá hạn chế, khiến các nhà địa chất còn nhiều bất đồng về tiềm năng trữ lượng tài nguyên tại đây có nhiều đến mức có thể làm gia tăng các tranh chấp ngoại giao hay không.
David Thompson, phụ trách thăm dò và khai thác khu vực châu Á của công ty tư vấn năng lượng và tài nguyên Wood Mackenzie, đặt vấn đề: "Một trong những thắc mắc chính trong tương lai của ngành kinh doanh dầu khí là tiềm năng Biển Đông lớn đến đâu?' Tại thời điểm này, chưa ai thực sự biết chính xác".
Theo ước tính của Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, các ước tính tiềm năng tài nguyên Biển Đông của Trung Quốc rất cao: hơn 4 tỷ tấn quy dầu (oil-equivalent) trong tất cả các vùng biển ngoài khơi của Trung Quốc, trong đó Biển Đông chiếm tỷ trọng cao nhất.
Phần lớn khối lượng đó là khí tự nhiên, và một ước tính của Trung Quốc cho rằng trữ lượng khí gas ở biển đông là khoảng 2.000 nghìn tỷ foot khối (khoảng 5.700 km3). Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, khối lượng đó đủ đáp ứng nhu cầu khí gas của Trung Quốc trong hơn 400 năm nếu tính theo mức tiêu thụ năm 2011, mặc dù khối lượng có thể khai thác trên thực tế có thể thấp hơn con số trên.
Trung Quốc đang là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và nhập khẩu khối lượng ngày một lớn dầu mỏ và khí gas, do vậy vấn đề có bao nhiều dầu khí dưới đáy Biển Đông không phải là một câu hỏi vô nghĩa.
Bắc Kinh muốn đưa nước mình trở nên tự chủ hơn về năng lượng và trong vấn đề này đã khuyến khích phát triển các nguồn cung gần hơn, bao gồm thủy điện, năng lượng hạt nhân, phong điện và điện mặt trời. Giới phân tích cho rằng đây là một phần lý do giải thích tại sao CNOOC, công ty dầu khí hải dương lớn nhất Trung Quốc, đang đầu tư mạnh mẽ phát triển công nghệ khoan giếng nước sâu cần thiết để có thể khai thác tài nguyên tại khu vực nước này đang tranh chấp.
Giáo sư Lin Boqiang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại Đại học Hạ Môn, phát biểu: "Trung Quốc cơ bản không có lựa chọn khác bởi nguồn tài nguyên của họ khá khan hiếm, vì thế trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải hướng ra ngoài khơi. Một khi Trung Quốc bắt đầu tiến vào các vùng biển nước sâu tại Biển Đông, hoạt động thăm dò sẽ thực sự được tăng tốc thực hiện".
Tháng 5, công ty nhà nước này đã hạ thủy giàn khoan nước sâu tự tạo đầu tiên có tên CNOOC 981, cho phép CNOOC có thể tự tiến hành thăm dò độc lập, mà không cần phải thuê giàn khoan của nước ngoài.
CNOOC đặt mục tiêu khai thác 500 triệu thùng quy dầu mỗi ngày tại vùng nước sâu trên Biển Đông vào năm 2020 (hiện công việc khai thác vẫn chưa được tiến hành), và Zhong Hua, giám đốc tài chính của công ty niêm yết này, cho biết, giàn khoan 981 có thể giúp cải thiện khả năng thăm dò dầu khí của CNOOC.
"Nước sâu là mục tiêu chiến lược của công ty chúng tôi, và đây là nơi có tiềm năng và triển vọng rất lớn trong tương lai", ông phát biểu trước báo giới trong buổi công bố doanh thu quý vào ngày 24/10.
Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa thăm dò dầu khí tại các vùng biển tranh chấp - hầu hết các giếng dầu hiện nay của CNOOC đều nằm ở các vùng nước nông gần Hồng Kông - nhưng CNOOC cũng tỏ ra quyết liệt trong việc xác định vị trí các lô thăm dò để đấu thầu với các công ty dầu khí nước ngoài.
Tháng 6, CNOOC đã mời thầu 9 lô dầu khí tại phía tây Biển Đông, khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là động thái hết sức nguy hiểm, cho thấy CNOOC sẵn sàng dám phá vỡ các tập quán thông thường của mình là chỉ đấu thầu các lô tại các vùng biển không tranh chấp. Và dĩ nhiên, họ đã nhận được sự phản ứng giận dữ từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, bởi những lô Trung Quốc đem đấu thầu hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bắc Kinh cũng đang gây áp lực lên một số công ty khoan dầu quốc tế hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam và đòi họ phải ngừng các dự án thăm dò.
Ngoài những tranh chấp ngoại giao, vấn đề kinh tế liên quan đến việc khai thác cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển các giếng dầu tại khu vực Trung Quốc đang nhòm ngó.
Biển Đông chứa nhiều các hẻm vực sâu và đá ngầm, khiến cho việc xây dựng các đường ống cần thiết để khai thác các mỏ khí tự nhiên trở nên rất khó khăn và tốn kém.
Một số nhà phân tích cũng đặt câu hỏi về khả năng khai thác trữ lượng dầu khí ấy hiệu quả về mặt kinh tế với mức giá năng lượng như hiện nay.
Zha Daojiong, một chuyên gia an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng, "chi phí khai thác dầu lên khỏi vùng biển này là quá cao".
Theo ông, dầu chỉ là "nhân tố ngoại vi" trong tranh chấp ngoại giao giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền Biển Đông.
VietnamNet/VIFT

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra


Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra



Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Sản xuất xăng sinh học và biogas từ rơm rạ



Trường đại học Bách khoa - ĐHQG TP HCM (Trường ĐHBK TP HCM) đang phối hợp với Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) thực hiện Dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass”. Dự án hướng đến việc sản xuất xăng sinh học và biogas chất lượng cao từ rơm rạ và các chất thải nông nghiệp khác và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định.

Để hiểu thêm về dự án ý nghĩa này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phan Đình Tuấn - Phó hiệu trưởng phụ trách Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường ĐHBK TP HCM, một trong những nhà nghiên cứu trực tiếp tham gia vào dự án.

Giải pháp công nghệ

PV: Xin tiến sĩ cho biết một số thông tin sơ lược về Dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass”?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Đây là một dự án do Chính phủ Nhật hỗ trợ cho Việt Nam nhằm phục vụ cho những mục đích mang tính chất toàn cầu. Dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2009, gồm đối tác nghiên cứu phía Nhật Bản và đối tác nghiên cứu phía Việt Nam. Phía Nhật do Trường ĐH Tokyo chủ trì, phía Việt Nam do Trường ĐHBK TP HCM chủ trì, cùng sự tham gia hợp tác nghiên cứu của nhiều đơn vị khác như: Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung tâm Giáo dục và Phát triển Sắc ký (nay là Viện Phát triển và Ứng dụng sản phẩm tự nhiên - Trường ĐHBK Hà Nội).

Nguồn kinh phí của Nhật hỗ trợ cho dự án này khoảng 5 triệu USD, trong đó có 2 nguồn, nguồn từ Bộ Khoa học Công nghệ Nhật (JST) cấp trực tiếp cho Trường ĐH Tokyo, nguồn từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cấp cho phía Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng bố trí kinh phí đối ứng cho dự án.

PV: Mục tiêu dự án này hướng đến là gì. Thưa tiến sĩ?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Mục tiêu quan trọng của dự án là phát triển được một hệ thống công nghệ phù hợp để làm ra sản phẩm nhiên liệu sinh học đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và giá thành chấp nhận được. Có 2 sản phẩm dự án đang hướng đến là bio-ethanol (xăng sinh học) làm từ nguyên liệu có nguồn gốc xenlulo như rơm rạ và biogas sạch có nhiệt trị cao.

PV: Tại sao dự án lại tập trung vào nguyên liệu là rơm rạ?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Do dự án hướng đến phục vụ cho những mục đích mang tính chất toàn cầu, đáp ứng yêu cầu về môi trường và an ninh lương thực thế giới nên lựa chọn của dự án là sản xuất nhiên liệu sinh học từ các chất thải nông nghiệp, trong đó chủ yếu là rơm rạ. Đồng thời, nước ta là một nước nông nghiệp, diện tích trồng lúa khá lớn, sản lượng lúa của cả nước đạt nhiều triệu tấn/năm, khối lượng rơm rạ còn lớn gấp đôi so với số lượng lúa nên tiềm năng rất lớn. Ngoài một phần được tận dụng làm thức ăn cho trâu bò và phân bón vi sinh thì phần lớn rơm rạ bị đốt bỏ ngay trên cánh đồng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Do đó, trong dự án này, ý định của chúng tôi là xử lý phần rơm rạ còn dư thừa để tạo thành nhiên liệu sinh học. Ngay cả phần dư đó cũng còn rất lớn.

Về nguyên tắc, có nhiều loại nguyên liệu như: rơm rạ, mùn cưa, gỗ vụn, bã mía, cỏ cây… có thể chuyển hóa được thành năng lượng. Ở nước ta, rơm rạ có khối lượng lớn, tập trung, thuận lợi cho việc thu gom nên có tiềm năng hơn cả.

PV: Sản xuất xăng sinh học từ rơm rạ có gì khác so với sản xuất từ các nguyên liệu như: sắn, khoai, mật mía… mà nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Về mặt công nghệ, sản xuất xăng sinh học từ tinh bột như: ngô, khoai, sắn thì dễ dàng hơn và thậm chí đã có tính chất truyền thống, khâu tinh chế về sau cũng đơn giản hơn. Thách thức lớn nhất trong công nghệ sản xuất xăng sinh học từ rơm rạ là phân hủy xenlulo. Do xenlulo có cấu trúc rất bền chặt, khó phá vỡ, nên phần năng lượng dùng phá vỡ cấu trúc của xenlulo để tạo thành đường cũng rất lớn. Đồng thời, thành phần nguyên liệu này cũng phức tạp nên trong quá trình phá vỡ cấu trúc xenlulo, ngoài đường còn tạo ra nhiều chất khác, trong đó một số cấu tử có ích cần phải nghiên cứu thu hồi để sử dụng, những chất thải độc hại khác phải nghiên cứu loại bỏ để đạt được các tiêu chuẩn và thân thiện với môi trường.


Nguồn rơm rạ lớn ở nước ta có thể tận dụng để tạo ra các loại nhiên liệu sinh học.

PV: Theo tiến sĩ, bằng cách nào các nhà khoa học giải quyết những yêu cầu đặt ra như trên?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Nếu đi bằng con đường hóa chất thì việc phân hủy xenlulo cũng đơn giản nhưng việc này sẽ tạo ra một chất thải khác và nước thải gây ô nhiễm. Đồng thời, nếu dùng hóa chất thì đường tạo ra từ việc phân hủy xenlulo sẽ chứa một hàm lượng hóa chất, không thuận lợi cho việc lên men cồn. Do đó, dự án này hướng đến mục tiêu không dùng hóa chất để phân hủy xenlulo. Có thể nói đây là một phương pháp mới. Hiện tại, trong phòng thí nghiệm chúng tôi sử dụng các biện pháp vật lý, trước hết xử lý bằng hơi nước ở nhiệt độ và áp suất cao, sau đó sử dụng một số chế phẩm enzym để phân hủy xenlulo. Sau khi phân hủy được xenlulo thành đường thì quá trình sản xuất xăng sinh học cũng giống như làm cồn từ sắn hay gạo, tức là lên men thành rượu rồi chưng cất lên thành cồn, tinh chế, làm khô cồn để sản xuất xăng sinh học.

Giá cao hơn xăng thường 10% đã là thành công!

PV: Được biết, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc chế tạo ra xăng sinh học từ rơm rạ trong phòng thí nghiệm?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Hiện nay, có thể nói phương pháp sản xuất xăng sinh học của dự án này đã thành công ở chỗ đã tạo ra được công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ đó còn chưa tối ưu, vì giá thành sản phẩm làm ra vẫn còn cao. Theo tính toán chủ quan hiện nay của chúng tôi, giá xăng sinh học làm ra từ phương pháp này đắt gấp đôi so với xăng sinh học từ nguyên liệu truyền thống như sắn. Do đó, chúng tôi vẫn còn phải tiếp tục những nghiên cứu để hạ giá thành. Trong dự án này, chúng tôi cố gắng giảm giá thành đến mức chấp nhận được để có thể đưa vào sản xuất. Hy vọng, giá thành của nó sẽ bằng giá sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguyên liệu khác hoặc cao hơn không quá nhiều.

PV: Nguyên nhân nào làm cho giá thành của xăng sinh học từ rơm rạ đắt như vậy?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Đó là do chi phí về enzym, chi phí năng lượng trong quá trình phân hủy xenlulo cũng như các khâu khác. Với sản xuất xăng sinh học từ sắn thì không phải thực hiện những khâu đó vì bản thân nó là tinh bột rồi nên mình chỉ cần nấu lên và có loại nấm men nó sẽ chuyển hóa thành đường và sau đó thành cồn luôn.

PV: Có nhiều dự án chỉ dừng lại ở phòng thí nghiệm, không thể thành thương phẩm vì giá không cạnh tranh, với dự án này, theo ông, việc giảm giá thành sản phẩm có khả thi không?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Những dự án như thế rất nhiều nhưng không vì vậy chúng ta không tiếp tục nghiên cứu. Hiện nay, thế giới chưa đến mức khủng hoảng năng lượng nhưng bức tranh người ta có thể nhìn thấy là các loại nhiên liệu hóa thạch: dầu mỏ, than đá dần cạn kiệt và phải mất hàng triệu năm mới có thể khôi phục được. Đến lúc đó, chúng ta phải sử dụng nhiên liệu sinh học, nguồn năng lượng tái tạo. Do đó, việc phát triển các nguồn năng lượng này có vai trò rất quan trọng. Để làm được điều đó cần rất nhiều cố gắng về mặt công nghệ và chúng ta phải bắt tay vào. Giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ của các nhà khoa học, khó khăn của dự án này cũng là khó khăn chung thế giới gặp phải chứ không phải riêng ai. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể hạ giá thành sản phẩm này. Hiện nay, đối với các nguồn năng lượng tái tạo, các quốc gia đều phải có chính sách hỗ trợ, bù giá... Với các nhà khoa học hiện nay, việc sản xuất ra xăng sinh học có giá cao hơn xăng thường 10% đã là thành công lắm rồi. Nói chung, vấn đề sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học vẫn còn nhiều tồn tại, nhưng tôi tin rằng các vấn đề này sẽ lần lượt được giải quyết tốt vì sử dụng nhiên liệu sinh học là một xu hướng tất yếu trong tương lai.

Mô hình “thị trấn sinh khối”

PV: Còn sản phẩm thứ hai mà dự án hướng đến là sản xuất biogas chất lượng cao thì sao?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Việc sản xuất biogas ở vùng nông thôn không phải là chuyện mới. Ở các hộ gia đình, trang trại họ vẫn đang tự làm biogas nhưng việc này làm phát sinh các chất thải độc hại như khí sunfurơ (H2S), đồng thời trong loại biogas này còn chứa 50% là hơi ẩm và CO2 là những chất không cháy được, nếu dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình thì không sao nhưng để hướng đến các ứng dụng công nghiệp thì năng lượng nhiệt đó là thấp, không đáp ứng được. Trong dự án này, chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu quy trình tách hết các tạp chất có hại và những chất không cháy được, chỉ còn lại khí cháy methan. Có như vậy, năng lượng đó mới lớn, có thể ứng dụng trong công nghiệp. Hiện nay, nhà trường đang xây một xưởng nghiên cứu sản xuất biogas ở huyện Củ Chi. Phía Nhật đang chuẩn bị lắp đặt các trang thiết bị nghiên cứu để khoảng tháng 1-2013, chúng tôi có thể chính thức khánh thành xưởng thực nghiệm này.

Bên cạnh đó, một vấn đề rất khó khăn nhưng cũng rất thú vị mà dự án hướng đến là nghiên cứu chế tạo ra một loại bình, có thể to hơn bình xăng một chút nhưng chứa được lượng biogas tương đối lớn để dùng làm bình nhiên liệu cho xe chạy. Biogas chủ yếu là khí methan nên không nén được thành chất lỏng. Nếu muốn nén thành chất lỏng, áp suất phải lên đến khoảng 200atm, khi đó bình chứa giống như một quả bom, không thể sử dụng được. Vì vậy, chúng tôi đang hướng đến nghiên cứu chế tạo ra một bình tương đối nhỏ, áp suất không quá cao nhưng chứa được khá nhiều nhiên liệu, có thể đủ dùng cho động cơ trong một thời gian khá lâu.

PV: Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp bền vững như tên của dự án thì những nhiên liệu sinh học làm ra sẽ ưu tiên dùng cho sản xuất nông nghiệp?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Ý tưởng cuối cùng của dự án là xây dựng mô hình “Thị trấn sinh khối” ở các xã, huyện, khu vực sản xuất nông nghiệp, trồng lúa. Khi đó, rơm rạ từ sản xuất lúa sẽ được dùng cho chăn nuôi, sử dụng cho sản xuất xăng sinh học, rơm rạ và các chất thải nông nghiệp khác dùng làm biogas, chế tạo phân bón… Bà con nông dân sẽ sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học này để làm chất đốt, nhiên liệu chạy máy cày, máy kéo, xe buýt, phát điện… Nếu làm được như vậy, hoạt động nông nghiệp sẽ được khép kín theo cách, sản xuất xong thì chất thải nông nghiệp lại biến thành năng lượng và năng lượng này lại quay trở lại phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất.

PV: Được biết dự án kéo dài đến năm 2014, một thời gian không quá dài, với rất nhiều mục tiêu đặt ra như vậy, liệu dự án có quá tham vọng?

PGS.TS Phan Đình Tuấn: Phải cố gắng thôi! Hiện tại nhà trường đang tiếp tục huy động thêm những cán bộ khoa học có chuyên môn, có trình độ vào tham gia thực hiện dự án này. Đồng thời, chúng tôi hợp tác với nhiều đơn vị chuyên ngành để nghiên cứu giải quyết những khó khăn phát sinh khi thực hiện dự án như: hợp tác với Viện Sinh học Nhiệt đới để nghiên cứu sản xuất loại emzym mới hoặc đưa ra các chủng nấm men mới, lên men cồn có hiệu quả hơn nhằm giảm giá thành sản phẩm xăng sinh học làm ra, hợp tác với Trường ĐHBK Hà Nội để khảo sát khu vực triển khai dự án... Ngay trong Trường ĐHBK TP HCM cũng có rất nhiều khoa, bộ môn tham gia như: Khoa Kỹ thuật Hóa học, Khoa Kỹ thuật Môi trường, Khoa Kỹ thuật Giao thông… Bên Nhật cũng không chỉ có Trường ĐH Tokyo thực hiện mà còn có nhiều trường đại học khác cùng tham gia. Trong phạm vi của dự án này, Trường ĐHBK TP HCM, Trường ĐH Tokyo và các đối tác sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn tiến sĩ và chúc dự án thành công!


Theo Petrotimes

Chương trình khí sinh học đoạt giải thưởng “Vì con người” năm 2012

Theo tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam đã đoạt giải thưởng “Vì con người” năm 2012. Giải thưởng này do Diễn đàn Năng lượng Thế giới (WEF) bình chọn và trao tặng.

Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Cục Chăn nuôi hợp tác với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện. Dự án đã hỗ trợ xây dựng 130.000 công trình khí sinh học, nâng cao đời sống cho hơn 650.000 người thông qua việc cung cấp nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền.



Theo tính toán, hàng năm, dự án cung cấp nguồn năng lượng sạch tương đương 245.000 tấn phế thải nông nghiệp dùng trong đun nấu, 326.000 tấn củi, 36.000 tấn than tổ ong, 6.593 tấn dầu hoả, 39.405 MWh điện và 4.677 tấn khí hoá lỏng.

Dự án Khí sinh học do ngành chăn nuôi triển khai đã giúp nhiều cơ sở chăn nuôi từ cá thể đến trang trại giải quyết nguồn phân chưa được xử lý từ chăn nuôi.

Mục tiêu tổng thể của Dự án là góp phần phát triển nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch, giảm hiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.

Dự án đã được trao giải nhất năng lượng toàn cầu năm 2006 tại Brussel, Bỉ. Đây là giải thưởng danh giá trao cho các dự án được ghi nhận là có đóng góp to lớn trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất.
Năm 2010, Dự án một lần nữa được trao giải thưởng Năng luợng bền vững Ashden tại Luân Đôn cho những nỗ lực phổ biến công nghệ Khí sinh học trong nước trên diện rộng với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân Việt Nam.

Theo: Chinhphu

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Malaysia hướng tới mục tiêu 5,5% năng lượng tái tạo vào năm 2015



Theo một phát biểu của Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, với mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải các-bon tới năm 2020, chính phủ Malaysia có kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng lên mức 5,5% vào năm 2015.

(Ảnh minh họa)
Thủ tướng Najib Razak nói: “Chính phủ Malaysia đã thiết lập cơ chế và đưa ra chương trình giá điện ưu đãi, theo đó điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ được trả một tỷ lệ cao hơn.” Theo ông, năng lượng tái tạo sẽ thu hút một khoản đầu tư trị giá 70 tỷ RM (tương đương 23 tỷ USD) và tạo ra 50.000 việc làm vào năm 2020.
Với kế hoạch trên sẽ giúp giảm 42,4 triệu tấn khí thải các-bon, tương đương với 40%. Đây là mục tiêu mà Malaysia đã cam kết tại Hội nghị về khí hậu tổ chức ở Copenhagen.
Thủ tướng Najib Razak phát biểu tại Triển lãm quốc tế về sản phẩm công nghệ xanh và thân thiện với môi trường (International Greentech and Eco Products Exhibition and Conference Malaysia - IGEM 2012) rằng: “Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu trọng điểm và hướng tới đạt tỷ lệ 5,5% năng lượng tái tạo trong tổng các nguồn năng lượng tới năm 2015, và đạt 11% vào năm 2020.”
Theo Thủ tướng Najib Razak, các chuyên gia dự đoán rằng tới năm 2020, tất cả các dự án “xanh” trong chương trình Chuyển đổi kinh tế sẽ tạo ra mức tổng thu nhập quốc nội lên tới 53 tỷ RM (tương đương khoảng 16,5 tỷ USD).
Ông Najib Razak hy vọng, những động lực thị trường sẽ thay đổi hành vi của người mua hàng. Khi có một dấu hiệu rõ ràng từ phía Chính phủ về việc chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, thị trường sẽ bắt đầu xuất hiện những phương tiện “không khí thải các-bon” và có nhiều người tiêu dùng bắt đầu mua các sản phẩm này.
Một số ưu đãi tài chính, các công cụ chính sách và cơ chế đã được đưa ra để phát triển năng lượng tái tạo ở Malaysia. Những ưu đãi này sẽ góp phần vào nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và vấn đề tăng nhu cầu năng lượng trong tương lai.
VNEEP

Sản phẩm pin, ắc quy còn nghèo nàn



Dây chuyền sản xuất ắc quy tại công ty CP Ắc quy Tia Sáng (Hải Phòng)
9 tháng đầu năm, so với các nhóm ngành sản xuất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thì nhóm sản phẩm ắc quy gặp khó khăn nhất và có kết quả thấp nhất.
CôngThương - Trong quý III/2012, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế ước đạt 456 tỷ đồng, bằng 97,7% so với cùng kỳ năm 2011; doanh thu ước đạt 499 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2011. Chín tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 1.210 tỷ đồng, giảm 26,3%; doanh thu ước đạt 1.422 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, kết quả này đã khá hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 với các chỉ tiêu tương ứng giảm so với cùng kỳ là: giá trị sản xuất công nghiệp giảm tới 35,5% và doanh thu giảm 24,4%.
Thực tế những năm gần đây, ngành pin ắc quy gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà nguyên nhân chính được cho là sản phẩm còn nghèo nàn. Theo Tiến sĩ Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất thì ngành này cần đa dạng hóa các sản phẩm, bắt kịp nhu cầu mới có thể tìm được đầu ra tốt hơn. Cụ thể, trong ngành chế tạo pin, ngoài các loại pin thông thường, các đơn vị có thể tìm hướng chế tạo pin cao cấp hơn như pin cho điện thoại di động, máy tính...
baocongthuong

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Lên diễn đàn mời gọi ăn thịt ba ba Nam bộ


Phuchoiacquy - Một cuộc giải cứu không thành của các cơ quan chức năng khi hay tin một cá thể ba ba Nam bộ nặng trên 10kg bị vây bắt và giết thịt tại thủy điện Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình ngày 12/10.
Thông tin mời gọi ăn thịt ba ba Nam bộ xuất hiện trên một diễn đàn. Các tổ chức bảo tồn động vật đã nhanh chóng vào cuộc giải cứu, tuy nhiên con ba ba này đã bị giết thịt.

Ba ba Nam bộ bị bắt (Ảnh: otofun.net)
Trước đó, vào hồi 15h30 ngày 10/10/2012, ở gần khu vực đỗ bè của một người dân trên hồ chứa đập thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), phát hiện có xoáy nước lạ, một số người dân ở đây xác định là do loại động vật thủy sinh vẫn được gọi là “thủy quái”  gây ra nên đã mua lưới và dụng cụ về đánh bắt. Kết quả mẻ lưới là một cá thể ba ba Nam bộ dài 70 cm, đường kính thân 65 cm. Nhóm đánh bắt đã đưa tin lên một diễn đàn và rủ nhau ăn thịt vào trưa ngày 13/10.
Ngay sau khi nhận được tin báo, chiều ngày 12/10 Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) và Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WCS) đã vào cuộc giải cứu. Tuy nhiên khi đến nơi, cá thể ba ba Nam bộ đã bị nhà hàng giết thịt.
Chủ nhà hàng từ chối cung cấp thông tin về cá thể này ngoài cho biết cá thể nặng trên 10kg, được mua từ đầu mối. Đồng thời, nhà hàng này cũng cho biết mỗi tháng họ nhập về 6-7 con ba ba từ Trung Quốc cùng rùa Cá sấu từ Mỹ.
Ba ba Nam Bộ, hay còn gọi là cua đinh (danh pháp khoa học: Amyda cartilaginea), là một loài thuộc họ Ba ba trong bộ Rùa. Ba ba Nam Bộ có tên trong Sách Đỏ, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do đó cần có biện pháp bảo vệ, bảo tồn.
Cách đây chưa lâu, thông tin và hình ảnh một số thanh niên giết thịt và giễu cợt một cách bất nhân với voọc chà vá đăng trên trang mạng facebook đã gây nên làng sóng bất bình trong công luận
ThienNhien

Phát hiện nồng độ phóng xạ siêu cao tại Fukushima 1



Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) vừa công bố, số liệu đo đạc tại lò phản ứng số 1 của Nhà máy điện Fukushima 1, nồng độ phóng xạ mà xạ lượng kế đo được ở khu vực bên trong bể chứa lò phản ứng lên tới 11,1 sievert (Sv)/giờ (1 sievert = 1.000 miliSievert). Đây là mức cao nhất mà TEPCO đo được từ trước đến nay, trong khi nồng độ trên bề mặt nước là 500 miliSievert (mSv)/giờ.

Hình ảnh chiếc bulông và lưới sắt dưới đáy bể chứa lò phản ứng trong video thu được từ camera nội soi của TEPCO tại lò phản ứng số 1. (Nguồn: Yomiuri)
Trước đó, ngày 27/6, TEPCO từng thông báo, đo được nồng độ phóng xạ tới 10,3Sv/giờ tại khu vực bên ngoài phòng điều áp bên trong nhà chứa lò phản ứng số 1.
Thông thường, một người khi bị phơi nhiễm phóng xạ toàn thân 1.000 mSv sẽ có biểu hiện sốc phóng xạ cấp tính như, nôn mửa và sẽ tử vong nếu nồng độ phóng xạ vượt quá ngưỡng 10.000mSv.
Mức độ phơi nhiễm giới hạn của một tác nghiệp viên nhà máy là 50mSv/năm, nếu ở trong môi trường có nồng độ phóng xạ ở mức này thì sẽ chỉ làm việc được 20 giây và xuất hiện các biểu hiện sốc phóng xạ cấp tính sau 6 phút.
Bên cạnh nồng độ phóng xạ vừa đo được, TEPCO cũng cho biết, mực nước bên trong bể chứa là 2,8m, cao hơn so với dự tính khoảng 80cm.
Người phát ngôn của TEPCO Masayuki Ono cho biết, sau cuộc điều tra mới nhất rằng, rất khó xác định chính xác địa điểm của số nhiên liệu bị nóng chảy bên trong bể chứa, tuy nhiên TEPCO sẽ không thay đổi kế hoạch tháo dỡ lò phản ứng này.
Bên cạnh đó, TEPCO cũng công bố đoạn băng video quang cảnh bên trong bể chứa lò phản ứng thu được từ camera nội soi một ngày trước.
Trong đoạn video này, một chiếc bulông có đường kính khoảng 10mm được tìm thấy trên lưới sắt trong lò phản ứng, nhưng ông Ono cho biết, chiếc bulông này không thể là thứ rơi ra từ một vật có kích thước lớn vì kích cỡ của nó khá nhỏ, đồng thời ông khẳng định, hình ảnh bên trong bể chứa là “ổn”, mặc dù chân đế và các địa điểm khác có dấu hiệu bị ăn mòn.
Hiện nay, TEPCO đang tiến hành hàng loạt những đo đạc tại bể chứa lò phản ứng này.
TEPCO cũng có kế hoạch lấy mẫu nước trong lò - vốn là lần đầu tiên kể từ khi xảy ra thảm hoạ hạt nhân hồi tháng 3/2011.
Lò phản ứng số 1 là một trong số 3 lò phản ứng xảy ra hiện tượng nóng chảy các thanh nhiên liệu và khả năng số nhiên liệu này đã nóng chảy và rò rỉ qua bể cao áp và vón cục dưới đáy bể chứa lò phản ứng.
Hiện TEPCO vẫn tiếp tục bơm nước vào ba lò phản ứng này để duy trì nhiệt độ thấp của nhiên liệu, song một lượng lớn nước nhiễm xạ đã bị rò rỉ từ các bể chứa này ra ngoài.
Theo: Vietnam+

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Argentina và Saudi Arabia hợp tác năng lượng hạt nhân



PDF.InEmail
Bộ Ngoại giao Argentina cho biết, các quan chức nước này và Saudi Arabia vừa tiến hành các cuộc thảo luận tại Buenos Aires về hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Theo thông báo, mục tiêu chủ đạo của cuộc gặp là đưa ra một cái nhìn tổng thể về năng lực công nghệ năng lượng hạt nhân do Argentina phát triển, ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là vấn đề cơ sở hạ tầng và các nhà máy hạt nhân, các lò phản ứng và các cơ sở chế tạo.

Ảnh minh họa
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Hector Timerman khẳng định, sự sẵn sàng của nước này trong việc chia sẻ với Saudi Arabia về kinh nghiệm của mình trong việc áp dụng năng lượng hạt nhân hòa bình trong hơn 60 năm qua.
Trước đó, năm 2011, Argentina và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có vấn đề năng lượng.
Theo: VOV

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Phương án phục hồi ắc quy



Phuchoiacquy - 

Công tác chuẩn bị : 
Đơn vị thi công sẽ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thi công phục hồi ắc qui,  trang bị các thiết bị đo như : Đồng hồ vạn năng, máy nạp, thiết bị tải giả, đồng hồ chuyên dụng kiểm tra nhanh dung lượng ắc qui.
Chuẩn bị máy phát điện dự phòng.
Phối hợp với khách hàng nhận bàn giao địa điểm làm việc, khảo sát lập lán trại che được nắng, mưa trong quá trình làm việc, lập danh sách cán bộ nhân viên làm việc gửi cán bộ giám sát.
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
Cần kiểm tra, xử lý ắc quy với đầy đủ phương tiện và bảo hộ lao động
Kiểm tra và xử lý
Phương án thực hiện
Phương án  sửa chữa và phục hồi ắc qui được thực hiện theo các bước như sau:
-           Bước 1: Tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hư hỏng của từng bình ắc qui.
Đơn vị thi công sẽ  đo điện áp, sử dụng một thiết bị đo chuyên dụng kiểm tra nhanh và kết luận là bình ắc qui đó có khả năng phục hồi hay không ( lưu ý là: không phải tất cả các bình ắc qui hư hỏng đều phục hồi được theo phương pháp này).
Làm biên bản nhận bàn giao các bình ắc qui có thể phục hồi .
-           Bước 2: Vệ sinh công nghiệp và đánh số thứ tự
Sử dụng giẻ mềm làm vệ sinh công nghiệp các bình ắc qui này, đánh số thứ tự để thuận tiện cho việc kiểm tra trong qua trình phục hồi
-           Bước 3: Thực hiện tháo nắp các bình ắc qui, súc rửa bình ắc qui.
Mở nắp các bình ắc qui, bơm hóa chất vào súc rửa, đổ ra chậu nhựa, sau đó thu hồi tất cả các tạp chất này vào can nhựa để tái sử dụng ở bước sau ( bước 6)

Thần Tốc Corporation là đại lý phân phối độc quyền 
sản phẩm POWERBATT tại miền Trung & miền Nam Việt Nam

-           Bước 4: Làm sạch bình
Đưa hóa chất làm sạch vào bình ắc qui, ngâm hóa chất .
-           Bước 5: Tiến hành nạp điện cho ắc qui
Dùng bộ nạp, điều chỉnh dòng điện nạp phù hợp với bộ ắc qui cần phục hồi và nạp trong 24 giờ. Trong suốt thời gian này ắc qui được giám sát kiểm tra liên tục, cứ 1 giờ đồng hồ ghi nhận lai nhiệt độ, dòng điện nạp, điện áp từng bình, để điều chỉnh cho phù hợp và là cơ sở để đánh giá
Sau khi kết thúc quá trình làm sạch, sẽ tiến hành kiểm tra lại điện áp của từng bình và điện áp của cả tổ ắc qui.
-           Bước 6: Nạp hóa chất phục hồi
Sử dụng dụng cụ chuyên dụng bơm hóa chất vào bình ắc qui theo đúng liều lượng qui định, bơm cả tạp chất được thu hồi ở bước trước (bước 3)
-           Bước 7: Nạp điện cho ắc qui
Dùng bộ nạp, điều chỉnh dòng điện nạp tương ứng với bộ ắc qui đang phục hồi và nạp trong 20 giờ.
Trong suốt thời gian này ắc qui được giám sát kiểm tra liên tục, cứ mỗi giờ đồng hồ ghi nhận lại nhiệt độ, dòng điện nạp, điện áp từng bình để điều chỉnh cho phù hợp.
Kết thúc quá trình nạp cũng là hoàn thành việc phục hồi ắc qui
Kiểm tra chất lượng bình ắc qui sau phục hồi
-           Bước 8: Kiểm tra chất lượng bình ắc qui sau phục hồi :
-           Đo điện áp: điện áp của bình sau phục hồi bằng đồng hồ Volt, điện áp đo được phải bằng điện áp danh định ghi trên nhãn hiệu của ắc qui
-           Kiểm tra dung lượng bằng phương pháp dùng tải giả:  cho tổ ắc qui này phóng điện qua thiết bị tải giả trên 85% dung lượng, điều chỉnh dòng phóng, tính thời gian phóng theo đúng chế độ qui định của nhà sản xuất ắc qui.
Ắc quy thành phẩm sau khi phục hồi
-           Ắc qui phóng hết thời gian theo chế độ phóng mà cả tổ vẫn giữ được điện áp≥   điện áp cắt thấp và điện áp mỗi bình vẫn đạt ≥ điện áp mà nhà sản xuất qui định là đạt yêu cầu.
-           Bước 9: Lập biên bản nghiệm thu và biên bản bàn giao đưa vào sử dụng, dán tem bảo hành 12 tháng kể từ ngày bàn giao.
ThanToc