Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Vườn dưa leo thủy canh

Treo cả cây lẫn chậu lủng lẳng trên giàn, vườn dưa leo thủy canh của anh Trần Phúc Hậu ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) khiến ai cũng mê tít vì hoa, trái chi chít; đẹp không kém giàn hoa kiểng.



1 Mô hình được anh triển khai trên công nghệ thủy canh đối lưu, không dùng đất ở trang trại Mekong Farm. Cũng ở đây, từ dưa leo, dưa lưới tới các loại rau quả đều được trồng bằng phương pháp thủy canh.



1’ Tại TP.HCM, mô hình trồng rau thủy canh không mới nhưng đưa cả vườn dưa leo lên giàn như cách anh đang thực hiện khiến ai cũng trầm trồ vẻ thẩm mĩ.



2 Bí quyết của công nghệ này nằm ở hệ thống tưới đối lưu có thể cung cấp “khẩu phần” dinh dưỡng tới từng cây, ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau bằng hệ thống điều khiển tự động.

Ngẩn ngơ nhìn cả vườn dưa leo treo lơ lửng …trên trời


Treo cả cây lẫn chậu lủng lẳng trên giàn, vườn dưa leo thủy canh của anh Trần Phúc Hậu ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) khiến ai cũng mê tít vì hoa, trái chi chít; đẹp không kém giàn hoa kiểng.



1 Mô hình được anh triển khai trên công nghệ thủy canh đối lưu, không dùng đất ở trang trại Mekong Farm. Cũng ở đây, từ dưa leo, dưa lưới tới các loại rau quả đều được trồng bằng phương pháp thủy canh.



1’ Tại TP.HCM, mô hình trồng rau thủy canh không mới nhưng đưa cả vườn dưa leo lên giàn như cách anh đang thực hiện khiến ai cũng trầm trồ vẻ thẩm mĩ.



2 Bí quyết của công nghệ này nằm ở hệ thống tưới đối lưu có thể cung cấp “khẩu phần” dinh dưỡng tới từng cây, ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau bằng hệ thống điều khiển tự động.



3 Lượng nước dinh dưỡng chưa sử dụng hết sẽ được thu hồi về bể chứa rồi bơm tuần hoàn cấp lại cho cây. Điều này giúp tiết kiệm lượng nước và tận dụng hết các chất dinh dưỡng nhờ được bơm đi, bơm lại nhiều lần.


4 Giá thể trồng dưa có thể tìm xơ dừa, tro trấu hoặc các giá thể khác để ươm cây. Việc thiết kế hệ thống bảo đảm nước được cung cấp đủ đến từng chậu và có lối thoát.


5 Dù anh Hậu chỉ khiêm tốn nói trồng thử nghiệm chơi nhưng đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao mà nhiều lần anh đã dày công cải tiến sao cho ngon, sạch, đẹp nhất có thể.
6 Với các thiết bị chuyên dụng có độ bền cao và chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cả vườn dưa leo thủy canh cuốn hút khách tham quan ngay khi mới bước chân vào trại.
8 9 Màu trắng sạch của chậu, màu vàng của hoa, màu xanh của lá quả làm nổi bật cả một góc sân.
7 Mô hình không thích hợp cho việc trang trí mà còn đảm bảo cây trái ngon và sạch. Du khách tiện tay có thể hái trái thưởng thức ngay tại chỗ.

10 11 Ngoài mô hình thủy canh, anh Hậu cho biết còn đang rất hào hứng với nhiều dự án công nghệ cao khác được cải biến và áp dụng sao cho thích hợp nhất với điều kiện đô thị chật hẹp cho tới trang trại.




Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

ảnh hội chợ




thử

kjksjkfj
jklfjwlj
ạlfj 2jpf
sdkljr jl
lfjsdfj
sjflảl jljlj
sdfjlsdj ljjsdlà
ạdklfj lj

à jsjf jfja

fjsdpfj l

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 2)


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Phong điện còn rất nhiều tiềm năng, nhưng để cho loại năng lượng tái tạo này có thể đi vào cuộc sống cần có những chế tài hữu hiệu. Trước mắt cần thực hiện cam kết trong cơ chế phát triển sạch là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cam kết mua điện ở giá 6,8cent /kWh, thêm 1cent /kWh từ quỹ phát triển sạch. Việc phát triển phong điện bên cạnh ý nghĩa kinh tế nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về môi trường. Một nguồn năng lượng sạch sẽ giúp chúng ta cải thiện môi trường sống và quan trọng hơn ít phụ thuộc vào nguồn nước mà cứ mỗi mùa khô đến thêm nỗi lo mất điện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của điện gió
Yếu tố chính sách
Chính phủ và nhân dân bày tỏ sự ủng hộ phát triển điện gió, đặc biệt năng lượng gió sẽ đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh. Khung thể chế cho phát triển Năng lượng tái tạo đang được xây dựng. Mục tiêu của phát triển điện gió ở Việt Nam là 5%, trong tổng sản lượng điện vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.
Một nội dung chính của cơ chế khuyến khích được phê duyệt để thúc đẩy phát triển điện gió là giá điện quy định (FIT). FIT bằng 7,8 US cent/kWh. Trong đó, EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) có nghĩa vụ mua điện từ các dự án điện gió ở mức giá 6,8USc/kWh. Bù giá từ ngân sách nhà nước cho chủ đầu tư dự án điện gió là 0,1UScent/ kWh (từ Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ này cũng bao gồm giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đất, VAT và phí môi trường.
Giá carbon
Giá car bon cao là một trong những động lực chính thúc đẩy sử phát triển của điện gió. Ngược lại giá carbon thấp là một trong những yếu tố chính kéo lùi những nỗ lực phát triển điện gió nói riêng cũng như phát triển năng lượng mới tái tạo nói chung. Với giá carbon là 30 USD cho một tấn CO2 quy đổi như hiện nay điện gió có khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng hóa thạch khác...xem Bảng ... tính cạnh tranh này giảm mạnh khi giá carbon giảm xuống dưới mức 20 USD cho tấn CO2 quy đổi.
Mục tiêu phát triển bền vững
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn.
Khai phóng tiềm năng phong điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển phong điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
Bảo tồn các hệ sinh thái
Phong điện sử dụng năng lượng của sức gió để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của không khí sử dụng.
Linh hoạt
Trong cung cấp điện năng, phong điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất.
Tương đối sạch
So với nhiệt điện, phong điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững.
Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn năng lượng gió thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), phong điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh.
Trình độ phát triển công nghệ điện gió
Trong khí các công nghệ sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch về cơ bản đã đến điểm bão hòa về khả năng phát triển, cải thiện công nghệ, thì công nghiệp sản xuất điện gió được xem như là công nghệ mới tái tạo, đang thực hiện những bước đi ban đầu, còn khá nhiều tiềm năng cải thiện. Bài viết này sẽ đưa ra các giả định cải thiện công nghệ trong tương lai.
Ví dụ minh họa về khả năng cạnh tranh của năng lượng gió
Thông số ban đầu
Các thông số này là thông số của nhà máy điện gió quy mô công nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Nhà máy Phong điện 1, xã Bình Thạnh và Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Với công suất đặt 30 MW, tổng mức đầu tư 70 triệu USD. Sản lượng điện hàng năm là 85 triệu kWh. Giá bán điện là 6 cent/kWh. Giá bán carbon là 30 USD/ tấn CO2. Lượng carbon hàng năm có thể bán là 85.000 tấn. Các thông số giả định thêm. Chi phí O&M hàng năm dự tính là 1% so với tổng vốn đầu tư. Tuổi thọ dự án giả định là 25 năm.
Tính toán phương án cơ sở
Sau khi tính toán chúng ta có NPV (10%, 25 năm) là -30,06 triệu USD (chưa tính lợi ích do bán Carbon. Chưa có hiệu quả.
Giá thành sản xuất khoảng 9,896 cent/kWh. Chưa có khả năng cạnh tranh với các loại năng lượng hóa thạch khác.
NPV (10%, 25 năm) là -6,91 triệu USD (tính thêm lợi ích do bán Carbon.
Lợi ích này hàng năm là khoảng 2,55 triệu USD và tính cho 25 năm là 23,15 triệu USD. Vẫn chưa có hiệu quả.
Tuy chưa có hiệu quả nhưng có thể thấy việc bán được CO2 giúp cải thiện đáng kể tính hiệu quả của dự án.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của dự án phong điện
Ảnh hưởng của yếu tố giá bán điện:
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của giá bán điện
Có thể thấy yếu tố giá bán điện có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Hệ số đàn hồi là 1,54. Ảnh hưởng đồng biến. Khi giá bán điện tăng đến 7,8 cent/kWh (như cam kết của cơ chế thúc đẩy sự phát triển điện gió ), điện gió hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng khác nếu tính đến lợi ích từ việc bán CO2 (23,15 triệu USD).
Ảnh hưởng của yếu tố giá bán CO2:
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của giá bán CO2
Có thể thấy, nếu giá bán CO2 giảm, khả năng cạnh tranh của phong điện sẽ bị suy giảm đáng kể. Hệ số đàn hồi là 3,35. Ảnh hưởng đồng biến. Với mức giá từ 25 USD/tấn CO2, điện gió hoàn toàn có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, gần đây trên thị trường thế giới, đang có những diễn biến bất lợi cho sự phát triển của điện gió... Giá CO2 giảm mạnh.
Ảnh hưởng của khả năng phát triển công nghệ chế tạo
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong tương lai không xa, công nghiệp phong điện sẽ có những bước tiến đáng kể. Hy vọng rằng với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, tổng mức đầu tư của điện gió sẽ giảm đáng kể.
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của tổng mức đầu tư
Từ bảng 2.3 có thể thấy, nếu tổng mức đầu tư có thể giảm khoảng từ 10% trở lên thì giá điện gió hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng khác. Hệ số đàn hồi là 2,3. Ảnh hưởng nghịch biến. Vốn đầu tư giảm hiệu quả tăng.
Phân tích ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố
Sử dụng phần mềm Crystal ball chúng ta có các kết quả tính toán như sau:
Chỉ có 15,42% khả năng dự án phong điện này có tính khả thi.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tương ứng là giá bán carbon, giá bán điện và cuối cùng là tổng mức đầu tư. Trong đó, tổng mức đầu tư có ảnh hưởng nghịch biến.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện năng tương ứng là sản lượng điện, giá bán carbon, giá bán điện, tổng mức đầu tư và cuối cùng là chi phí OM. Trong đó, tổng mức đầu tư chi phí OM có ảnh hưởng đồng biến…
Chỉ có 27,14 % khả năng dự án này có giá thành dưới mức 7,8 cent/kWh (so với giá cam kết đã có tính đến lợi ích do bán Carbon..).
Lời kết
Phong điện còn rất nhiều tiềm năng nhưng để cho loại năng lượng tái tạo này có thể đi vào cuộc sống cần có những chế tài hữu hiệu. Trước mắt cần thực hiện cam kết trong cơ chế phát triển sạch là EVN cam kết mua điện ở giá 6,8cent /kWh, thêm 1cent /kWh từ quỹ phát triển sạch. Việc phát triển phong điện bên cạnh ý nghĩa kinh tế nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về môi trường. Một nguồn năng lượng sạch sẽ giúp chúng ta cải thiện môi trường sống và quan trọng hơn ít phụ thuộc vào nguồn nước mà cứ mỗi mùa khô đến thêm nỗi lo mất điện.
NangluongVietnam

Việt Nam thành ‘cường quốc’ lọc dầu?


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) sẽ đầu tư dự án lọc hóa dầu ở Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) có vốn đầu tư lên tới 28,7 tỷ USD, công suất 30 triệu tấn/năm. Cùng với các dự án trước đó, Việt Nam hoàn toàn đang hướng đến một nước mạnh về lọc hóa dầu và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu?
Vốn ở đâu?
Ảnh minh họa
Trước đó, Tập đoàn Khang Thông (Việt Nam) cùng Tập đoàn STFE và Công ty PTTES (Thái Lan) đã ký kết hợp đồng về dự án nhà máy lọc dầu Bình Định đặt tại Khu kinh tế Nhơn Hội.
Theo dự kiến khi đó, nhà máy lọc dầu sẽ có công suất khoảng 12 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 có công suất thiết kế là 6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nay bỗng dưng xuất hiện Tập đoàn PTT với "siêu" dự án 30 tỷ USD khiến không ít người ngỡ ngàng.
Một số nguồn tin cho biết, PTT hiện có một dự án lọc dầu ở Thái Lan và tập đoàn này cũng đã được Chính phủ Thái Lan chấp thuận triển khai một dự án lọc hóa dầu lớn ở miền Nam Thái Lan. Nhưng do những bất ổn về chính trị thời gian qua, PTT đã quyết định tìm kiếm địa điểm đầu tư khác và Việt Nam đã được lựa chọn.
PTT cũng đã từng được giới thiệu để tham gia dự án lọc hóa dầu Long Sơn nhưng tập đoàn này lại chọn Bình Định.
Với thực tế này, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là làm thế nào để PTT thu xếp được số vốn lớn như vậy? Theo PTT, số vốn của dự án lên đến gần 30 tỷ USD. Các đối tác Việt Nam vốn chắc không có nhiều, như vậy PTT sẽ phải tìm kiếm được những đối tác có tiềm lực tài chính mạnh hoặc cần đến một định chế tài chính lớn đứng ra cam kết cho vay.
Các ý kiến cho rằng PTT không phải là tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, vì vậy việc tìm kiếm các đối tác, thu xếp tài chính không phải là chuyện dễ dàng.
Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành lập tháng 4/2008, với các đối tác tên tuổi hàng đầu thế giới Idemitsu (Nhật Bản), Công ty Dầu mỏ quốc tế Cô Oét (là công ty con của Công ty Dầu lửa Quốc gia Cô Oét), Công ty hóa dầu Mitsui (Nhật Bản), nhưng tới nay tư vẫn chưa thể khởi công vì việc thu xếp tài chính lên đên 7 tỷ USD không hề dễ dàng.
Theo một số chuyên gia, các nhà đầu tư quốc tế hiện rất hờ hững với dự án lọc hóa dầu do lợi nhuận thấp, trong khi chi phí đầu tư quá cao dẫn đến rủi ro lớn. Theo tính toán, dự án lọc dầu phải có mức sinh lợi IRR (chỉ số hoàn vốn nội tại) từ 13%-17% mới đem lại hiệu quả, trong khi khả năng sinh lợi của bản thân dự án chỉ khoảng 6%-8%.
Một số tính toán cụ thể cho thấy, hiện nay giá dầu thô đang tăng cao, lợi nhuận từ lọc dầu chưa tới 20 USD/tấn dầu thô, vì vậy đầu tư vào lọc dầu được cho là không hấp dẫn.
Đa phần nhà đầu tư đều yêu cầu Chính phủ nước sở tại phải có các ưu đãi nhất định nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả tối thiểu cho dự án. Ngay như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi được Chính phủ đồng ý gói ưu đãi về thuế, đất đai cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy, khấu hao, ngoại hối, quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài... thì mọi chuyện mới suôn sẻ.
Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ tìm kiếm được gói ưu đãi của Chính phủ. Hiện chỉ có những dự án lọc dầu thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam như Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn nằm trong nhóm dự án quan trọng quốc gia, là được ưu đãi.
Thậm chí, dự án hoạt động rồi vẫn cần được tiếp tục ưu đãi trong thời gian dài nữa. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện cũng đang được hưởng "giá trị ưu đãi" là 3% đối với sản phẩm hóa dầu, 5% đối với LPG và 7% đối với xăng dầu kéo dài trong 10 năm.
Ngoài ra, còn phải đảm bảo nguồn dầu thô cho cả đời dự án, nguồn dầu thô cung cấp cho nhà máy lọc dầu sẽ lấy ở đâu? Đảm bảo nguồn dầu thô là nhân tố quyết định đến vận hành ổn định của dự án.
Dư thừa công suất?
Việt Nam mới có Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/năm đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu xăng dầu cả nước. Thời gian tới nhà máy này sẽ nâng công suất lên 10 triệu tấn/ năm.
Tiếp theo là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị khởi công với công suất 10 triệu tấn/năm sẽ đi vào hoạt động sau 5 năm xây dựng, cộng với dự án của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam "thai nghén" đã lâu tại Vân Phong (Khánh Hòa) với công suất 10 triệu tấn/ năm. Tiếp theo là Long Sơn ( Bà Rịa Vũng Tàu) công suất 10 triệu tấn/ năm.
Nếu thêm dự án 30 triệu tấn/năm tại Bình Định thì nâng sản lượng xăng dầu của Việt Nam lên 70 triệu tấn/ năm khiến cho lọc dầu Việt Nam dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việt Nam lúc đó đứng vào hàng ngũ “cường quốc” lọc dầu và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu
Chiến lược dầu khí VN, dự báo nhu cầu các sản phẩm lọc dầu trong nước, giai đoạn 2011-2015 dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầu dự báo đến năm 2025 chỉ là 27 triệu tấn/năm.
Tổng công suất như trên đã cao gấp hơn 2 lần nhu cầu. Nếu không hướng tới xuất khẩu thì khó có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện dầu khí Việt Nam, Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu dầu thô trung bình của thế giới năm 2005 là 5 thùng/người/ năm. Năm 2005, nhu cầu dầu của Trung Quốc là 1,5 thùng/ người /năm và Thái Lan là 4,6 thùng/ người/ năm.
Giả thiết đến năm 2015 kinh tế Việt Nam phát triển bằng với Trung Quốc năm 2005 và dân số 100 triệu người thì nhu cầu của ta lúc đó sẽ là 21 triệu tấn/năm, còn nếu bằng với Thái Lan (2005) thì nhu cầu sẽ là 65 triệu tấn/năm. Dự báo trong chiến lược 27 triệu tấn/năm cho năm 2025, tức là bằng khoảng hơn một nửa mức tiêu thụ của Thái Lan năm 2005, là quá thấp.
Hơn nữa, với trữ lượng dầu được công bố đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thể xếp vào nhóm nước nghèo về tài nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn có thể xếp vào loại rất nghèo về tài nguyên dầu mỏ. Nhóm nước nghèo này thường chọn chiến lược phát triển hạ nguồn, dùng nguồn lợi từ lọc hóa dầu và dịch vụ phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.
Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu biến nước ta thành "trung tâm cung ứng và dịch vụ xăng dầu cho thị trường khu vực (Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc...) là điều cần hướng tới bởi Việt Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý. Thái Lan, một nước rất ít tài nguyên dầu mỏ đã xây dựng chiến lược dầu khí của mình theo hướng này. Bởi vậy công suất bao nhiêu không thành vấn đề.
Tuy nhiên, lực cản lớn vẫn là huy động vốn. “Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện có nhiều nhà máy lọc dầu và đang dư thừa công suất. Nếu các dự án không tính toán cẩn thận về hiệu quả, thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, sẽ rất khó cạnh tranh với những nhà máy đang hoạt động”, ông Toản nói.
Nguồn tin: (VEF)

Kiên định lộ trình sử dụng xăng sinh học


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Đó là ý kiến khẳng định của lãnh đạo Bộ Công thương tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) diễn ra mới đây tại Hà Nội.
"Đầu vào", "đầu ra" đều khó
Đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, năm qua các nhà máy cồn Bình Phước, Dung Quất đã sản xuất và cung ứng ra thị trường gần 39.000m3 cồn E100 thành phẩm. Về sản lượng xăng E5, năm 2012, PVN bán được hơn 22.000m3; bốn tháng đầu năm nay, bán được gần 10.000m3. Hiện nay, cả nước có khoảng 175 cửa hàng chủ yếu của Tập đoàn PVN làm nhiệm vụ phân phối các sản phẩm nhiên liệu sinh học. Khó khăn về thị trường khiến phần lớn sản phẩm NLSH của các nhà máy đang phải xuất khẩu với giá thấp. Hầu hết nhà máy chỉ chạy khoảng 20% công suất. Trong khi đó, các dự án NLSH ở nước ta còn mới, các nhà thầu chưa có kinh nghiệm nên thời gian thi công dài, chi phí đầu tư tăng, lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế… Bên cạnh đó, việc tập trung nguồn nguyên liệu để sản xuất loại nhiên liệu này cũng không dễ dàng. Bởi nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy bị cạnh tranh với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, tinh bột và xuất khẩu. Trong khi đó, sắn lại là loại cây có tính mùa vụ nên muốn bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất cả năm, các DN phải có vốn lưu động rất lớn để đầu tư kho chứa, thu mua, dự trữ và bảo quản. Đó là chưa kể đến việc triển khai đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy rất khó khăn do thiếu cơ chế về quy hoạch, chính sách trợ giúp nông dân, chính sách thuế…

Một điểm bán xăng E5
Thừa nhận còn nhiều khó khăn để đưa xăng sinh học vào sử dụng, đại diện Bộ Công thương cho rằng, cần nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành liên quan với các DN để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, từ đó có biện pháp hiệu quả thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học… Chính phủ đã giao cho các ngành chức năng sửa đổi dự thảo Nghị định 84/CP về quản lý kinh doanh xăng dầu để các DN này có thể kinh doanh xăng E5 thuận lợi. Với các DN, để sớm đưa xăng sinh học vào sử dụng, PVN đề xuất, cần quy hoạch quỹ đất phát triển nguồn nguyên liệu cho 3 nhà máy tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước; cần miễn thuế môi trường với xăng pha cồn E5 vì đây là sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với E5 để đưa vào lưu thông…
Vào cuộc đồng bộ
Muốn đưa xăng sinh học đến gần hơn với người tiêu dùng thì việc nâng cao nhận thức cũng là yếu tố quan trọng. Do vậy, Bộ Công thương đã phối hợp với Tập đoàn PVN xây dựng đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH".
Theo Tập đoàn PVN, sau khi được Chính phủ phê duyệt chương trình, PVN đã tiên phong thực hiện đề án và đã phối hợp cùng với một số đối tác đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất ethanol nhiêu liệu từ sắn tại 3 vùng là Nhà máy NLSH tại Phú Thọ, công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm. Tuy nhiên, nhà máy đang khó khăn về vốn, cùng với việc tiêu thụ chậm, nên đang tạm dừng hoạt động. Nhà máy của Công ty CP NLSH miền Trung (Quảng Ngãi), công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012. Tính riêng quý I năm 2013, công ty đã sản xuất được hơn 5 triệu lít, bán nội địa chỉ được gần một triệu lít. Công ty TNHH NLSH Phương Đông (OBF) đầu tư nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu tại Bình Phước, với công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm, đã hoạt động từ tháng 4-2012, sản xuất được gần 14 triệu lít cồn, bán nội địa được gần 10 triệu lít, xuất khẩu được 0,1 triệu lít; quý I năm 2013, sản xuất được gần 3 triệu lít, bán nội địa được gần 2 triệu lít. Nhà máy chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh tiếp theo vì đang khó khăn về vốn. Riêng Tập đoàn PVN đến nay đã đầu tư 5 cơ sở pha chế E5 và 4 đầu mối để phục vụ kinh doanh xăng E5. Tuy nhiên, để người dân hiểu rõ về lợi ích của xăng sinh học, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ phải được triển khai một cách đồng bộ, bảo đảm các mục tiêu đề ra, đồng thời xem xét đưa vấn đề kinh doanh NLSH trước khi sửa đổi Nghị định 84/CP.
Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu truyền thống đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Theo đó, từ ngày 1-12-2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và sẽ sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ ngày 1-12-2015.
Nguồn (HNM)