Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nga phát triển lò phản ứng nhanh SVBR - 100



Theo nguồn tin từ World Nuclear News cho biết: Cơ quan pháp quy của Nga (Rostechnadzor) vừa ban hành giấy phép cho Công ty cổ phần AKME, được thành lập vào năm 2009 trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử (Rosatom) của quốc gia này tiến hành phát triển lò phản ứng nhanh, tích hợp làm mát bằng kim loại SVBR - 100. AKME chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và kinh doanh lò phản ứng modul 100 MWe.

Khái niệm lò phản ứng đã được sử dụng trên 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa của Nga, cũng như trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất
Một mô phỏng đào tạo cho SVBR-100 đã đi vào hoạt động kể từ tháng 3/2013, và một đơn vị thí điểm được dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2017. Đơn vị thí điểm này sẽ được xây dựng tại Viện nghiên cứu Lò phản ứng Nguyên tử (RIAR) ở Dimitrovgrad.
Tổng giám đốc Công ty AKME, ông Vladimir Petrochenko cho biết: Giấy phép này sẽ cho phép công ty cung ứng các dịch vụ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho các đơn vị thực hiện. Bản thân AKME sẽ chính là đơn vị thực hiện nhà máy thí điểm Dimitrovrad và hiện nay họ cần có nhiều loại giấy phép khác nhau để xây dựng nhà máy thí điểm này.
Lò phản ứng nhanh, tích hợp làm mát bằng kim loại SVBR - 100
SVBR-100 là một thiết kế lò phản ứng tích hợp, trong đó tất cả các mạch chính - lõi của lò phản ứng, cũng như máy phát hơi nước, thiết bị đi kèm như: các máy bơm tuần hoàn chính - nằm trong một bể chứa chất làm mát bằng hỗn hợp chì bismuth đựng trong thùng riêng. Các mô - đun của nhà máy có thể được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, hoặc đường thủy tới các địa điểm mà ở đó chúng được sử dụng để cung cấp nhiệt, hơi nước công nghiệp, khử mặn nước cũng như phát điện. Một số mô - đun có thể được đồng vị để cung cấp cho một nhà máy điện lớn hơn.
Lò phản ứng SVBR-100 đã được sử dụng trên 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa của Nga, cũng như trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất.

NangluongVietnam

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

"Nga sẽ xây nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất cho Việt Nam"



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Theo Tiếng nói nước Nga, tại cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu Tập đoàn Rosatom (đơn vị trực tiếp tư vấn, xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận) - Sergey Kiriyenko khẳng định, Nga sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam an toàn nhất và tiên tiến nhất.

Ông Sergey Kiriyenko
Trước đó, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chúng tôi đồng ý với nhau rằng sẽ tích cực hợp tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, để dự án phát triển theo đúng lịch trình đã định, với việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất bảo đảm an toàn mức cao nhất cho nhà máy".
Thủ tướng Medvedev cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam và Nga có thể hợp tác không chỉ trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà còn trong việc hình thành cơ sở hạ tầng tương ứng.
Mới đây, để chuẩn bị nhân lực cho việc thi công nhà máy điện hạt nhân, Tổng công ty Sông Đà, đã đưa đoàn kỹ sư và công nhân của Tổng công ty sang thực tập trên công trường nhà máy điện hạt nhân Rostov, thuộc thành phố Volgadonsk, LB Nga.
Đợt thực tập thuộc chương trình hợp tác đào tạo giữa Tổng công ty Sông Đà và Công ty CP NIAEP, là kết quả của Biên bản thỏa thuận khung được ký giữa Tổng công ty Sông Đà với Công ty CP Niaep thuộc Tập đoàn Rosatom Liên bang Nga ngày 25/4/2012.
Nhà máy điện hạt nhân Rostov là một trong những dự án năng lượng lớn của miền nam nước Nga, có công nghệ tiên tiến, được thiết kế 4 tổ máy với công suất là 4.000MW.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây dựng 13 tổ máy điện hạt nhân.
Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành với công suất 1.000 MW, tổ máy 2 vận hành vào năm 2021.
Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
Kế hoạch là đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).
NangluongVietnam

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Năng lượng hạt nhân và vấn đề biến đổi khí hậu



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Các chi phí và lợi ích của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã và đang là đề tài tranh luận nóng bỏng trong những năm gần đây, vì nhiều nguyên nhân, liên quan đến sự cần thiết phải cắt giảm khí thải carbon và vụ rò rỉ năng lượng hạt nhân ở nhà máy Fukushima, Nhật Bản.
Những người phản đối cho rằng, năng lượng hạt nhân không những gây nguy hiểm mà còn không cần thiết cho việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong khi đó, những người ủng hộ lại lập luận rằng, những rủi ro là nhỏ và việc không sử dụng năng lượng hạt nhân thậm chí tạo ra một thách thức lớn hơn và gây tốn kém hơn.
Một điều có thể thấy là việc sử dụng năng lượng ít khí thải carbon là rất cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu. Thậm chí giả sử rằng, có thể đạt được hiệu suất lớn trong sử dụng điện, nhu cầu về điện của cả thế giới vào năm 2050 sẽ tăng lên khoảng gấp đôi so với hiện tại. Vấn đề ở đây là, hầu hết lượng điện tạo ra được sản xuất từ than (40%) và khí đốt (20%), cùng với thủy điện (16%) và điện hạt nhân (13%) cho đến nay là nguồn sản xuất điện có lượng carbon thấp nhất. Ở châu Âu, phần lớn lượng điện tạo ra là điện gió.
Tại Trung Quốc, đất nước tiêu thụ điện lớn nhất thế giới, thì than là nguồn sản xuất điện chủ yếu, mặc dù đây cũng là nước đầu tư nhiều nhất cho nền công nghiệp điện hạt nhân và điện gió. Còn trên toàn thế gới, than và khí đốt được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất điện.
Tình trạng này cần phải được giải quyết triệt để, ngay lập tức để thực hiện mục tiêu mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đề ra ở Copenhagen năm 2009, đó là giữ cho nhiệt độ trái đất chỉ tăng tối đa 2 độ C. Như thế, phần lớn điện phải được sản xuất từ các nguồn ít carbon.
Các giải pháp cho sản xuất điện ít khí thải carbon là thủy điện, gió, năng lượng hạt nhân, nhiên liệu sinh học; than và khí đốt trong nhà máy mà có thể được thu giữ và lưu trữ khí thải carbon. Việc sử dụng thủy điện, gió hay năng lượng mặt trời phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Gió và năng lượng mặt trời không luôn luôn sẵn có và cũng không thể sử dụng phụ tải điện đối với hai nguồn năng lượng này. Nhiên liệu sinh học thì phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn nguyên liệu thực vật. Vì những lý do này, việc kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng là cần thiết và mỗi nơi trên thế giới sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Công nghệ thu giữ và lưu trữ khí thải carbon (CCS) là sự lựa chọn duy nhất ngoài năng lượng hạt nhân để sản xuất điện ít thải carbon, đối với những vùng không có điều kiện phát triển thủy điện hay sản xuất điện từ nhiên liệu sinh học. CCS có thể thay thế năng lượng hạt nhân nếu được ứng dụng thành công.
Về chi phí sử dụng điện hạt nhân so với các loại năng lượng khác hiện vẫn còn chưa được chắc chắn. Một cuộc nghiên cứu gần đây ở Anh ước tính chi phí sử dụng điện hạt nhân cao hơn các loại năng lượng có chi phí thấp như: thủy điện hay điện sinh học, nhưng thấp hơn so với việc sử dụng CCS hay điện gió ngoài khơi. Sử dụng điện mặt trời có chi phí cao nhưng hiện nay chi phí này đang giảm mạnh và có sức cạnh tranh với điện hạt nhân. Công nghệ CCS có tính khả thi, tuy nhiên chi phí cho công nghệ này chỉ được biết khi nó được đưa vào sử dụng.
Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hầu hết các nước đang phát triển và nhiều nước phát triển có dự định xây dựng nhà máy hạt nhân vẫn tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, nước Đức, nơi có điện hạt nhân chiếm 23%, đã quyết định loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào năm 2020 trong khi tìm kiếm cách để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức thấp hơn năm 1990 là 40%. Đức được mong đợi là nước tiên phong trong sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng một vài nhà phân tích nghi ngại về chi phí phát sinh cho việc sử dụng bổ sung nhà máy nhiệt điện.
Không có gì đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu không đưa ra nhận định giống nhau trong vấn đề loại công nghệ ít thải carbon nào là cần thiết nhất vào năm 2050. Cơ quan năng lượng quốc tế dự định điện hạt nhân chiếm 20% điện sản xuất ra, trong khi Viện phân tích và hệ thống ứng dụng quốc tế đưa ra 3 nhận định, 2 trong số 3 nhận định đó dự đoán lượng điện hạt nhân sản xuất ra sẽ chiếm đáng kể, tương tự như ước tính của Cơ quan năng lượng quốc tế, 1 dự đoán khác là điện hạt nhân sẽ bị loại bỏ.
Sau tất cả, không có câu trả lời đơn giản cho vấn đề này. Nếu tin rằng nên loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân và với những cam kết từ các chính phủ, điều này có thể được thực hiện đáp ứng yêu cầu chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thực tế là tiến trình cắt giảm khí thải carbon để đạt mục tiêu ngăn chặn nhiệt độ trái đất tăng quá 2 độ C vẫn còn rất xa. Việc cân bằng giữa tác dụng chống biến đổi khí hậu và những tác hại của năng lượng hạt nhân là vấn đề khó giải quyết.
REDS

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?



Theo tác giả Conn Hallinan của tờ People World, đứng đằng sau bế tắc hiện về 5 hòn đảo nhỏ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phong trào cánh hữu bên trong nội bộ Nhật Bản. Chính phong trào này có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc chế tạo bom nguyên tử.

Nhật Bản sẽ chế tạo bom nguyên tử để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc?
Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài và Nhật Bản gọi là Senkaku bắt đầu từ lâu nhưng nó chỉ sôi sục khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người cánh hữu, khơi mào thế đối đầu với Trung Quốc bằng cách quyên tiền mua quần đảo này từ người chủ tư nhân.
Khi chính quyền Nhật Bản quyết định mua 3 trong số 5 hòn đảo để ngăn chặn việc các hòn đảo này rơi vào tay Ishihara thì Trung Quốc cáo buộc Nhật đã “ăn cắp” quần đảo này từ tay Trung Quốc.
Ishihara, người từ lâu vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom hạt nhân, được nhìn nhận như một con người dễ bùng nổ, một người mà tờ Economist gọi là “nhà cách mạng già của cánh hữu Nhật Bản”, nhưng ông ta lại không phải là một trường hợp ngoại lệ. Toru Hashimoto, lãnh đạo của đảng cánh hữu Hiệp hội khôi phục quốc gia Nhật Bản và vừa được tái cử làm thị trưởng Osaka, cũng “cùng hội cùng thuyền” với ông Ishihara.
Tư tưởng cánh hữu đang trên đà thắng thế?
Cả ông Hashimoto và ông Ishihara đều phủ nhận quá khứ tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II - đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc và việc các phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật.
Tư tưởng này của hai chính trị gia cánh hữu được một số chính trị gia hàng đầu của Nhật Bản hưởng ứng và nhiều người trong số đó ủng hộ Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Việc cựu thủ tướng Shinzo Abe vừa được bầu làm ứng cử viên của đảng Dân chủ tự do (LDP) là ví dụ rõ nét. Đảng LDP đang chiếm ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ông Abe - người có khả năng lớn tái đắc cử chức vụ thủ tướng đã kêu gọi rút lại lời xin lỗi của Nhật Bản đối với việc quân đội nước này sử dụng nô lệ tình dục trong chiến tranh. Ông Abe cũng mong muốn dỡ bỏ điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản, theo đó nước này bị cấm khơi mào một cuộc chiến tranh.
Và mặc dù chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vũ khí hạt nhân nhưng ông Abe lập luận rằng Hiến pháp Nhật Bản cho phép nước này được chế tạo vũ khí hạt nhân nếu để dùng cho mục đích phòng vệ. Nhiều chính trị gia hàng đầu trong đảng của ông Abe cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
Từ năm 2006, cựu Ngoại trưởng Taro Aso và Shoichi Nakagawa đã nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân khi ông Aso là thành viên của chính quyền Abe và ông Nakagawa là chủ tịch của Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng LDP.
Nhưng LDP không phải là đảng duy nhất ở Nhật Bản cân nhắc giúp nước này từ bỏ cái gọi là “dị ứng về hạt nhân”.
Ichiro Ozawa - người một thời là lãnh đạo của đảng Tự do và hiện đang dẫn dắt đảng Cuộc sống của nhân dân là thứ nhất, cho rằng Nhật Bản nên cân nhắc chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với “sự bành trướng không ngừng” của Trung Quốc.

Thị trưởng Tokyo, một nhân vật cánh hữu, là người khơi mào cho cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc thúc giục Nhật chế tạo bom nguyên tử
Theo nhà báo Hiusane Masaki “điều mà từ lâu bị coi là chủ đề cấm kỵ sau Chiến tranh thế giới lần II thì giờ đang được thảo luận thoải mái, không chỉ trong giới cánh hữu mà thậm chí còn trong cả giới chính trị chủ đạo.
Vào năm 1970, Nhật bản đã kí Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 1 năm sau đó, Nghị viện nước này thông qua 3 “nguyên tắc về phi hạt nhân” bao gồm không chế tạo, không sở hữu và không “chứa chấp” vũ khí hạt nhân.
Hiện Nhật Bản đang có lượng plutonium đủ để chế tạo khoảng 700 đầu đạn hạt nhân và các tên lửa đạn đạo mang các đầu đạn này. Phần lớn các chuyên gia cho rằng Nhật Bản sẽ mất khoảng 1 năm để chế tạo một quả bom.
Ảo tưởng về quân sự của Nhật Bản
Matthew Penny, giáo sư lịch sử của Đại học Concordia, Canada và là một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, cho biết giới cánh hữu Nhật Bản đã tạo ra một tổ chức có tên gọi là “Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử vì hòa bình và an ninh”, một hiệp hội rõ ràng là không có bất kỳ nạn nhân thực sự nào của bom nguyên tử.
Phát ngôn viên của hiệp hội này là hai nhân vật cánh hữu, Tamogami Toshiro và Kusaka Kimindo, là những người đã phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh và “kêu gọi Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng năng lực quấn sự thông thường”.
Tất cả những câu chuyện bàn luận về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản nói trên diễn ra trong lúc Nhật Bản đang sa lầy vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc và quần đảo Kurlie với Nga.
Một số luận điệu được các nhân vật cánh hữu đưa ra là nhằm mục đích hạ thấp đảng Dân chủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản, nhưng một số luận điệu lại đi xa vượt ra ngoài cuộc bầu cử này, phản ánh một ảo tưởng lâu đời của cánh hữu Nhật Bản về năng lực quân sự của nước này.
Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu của Học viện toàn cầu Canon, nói với từ Financial Times rằng ông cho rằng cuộc khủng hoảng Senkaku sẽ không tiến tới xung đột do sức mạnh của Các lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
“Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực, do nếu dùng sẽ bị thua”, ông Miyake nói.
Mặc dù thực tế là Washington có thừa nhận sẽ tôn trọng điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và phạm vi của hiệp ước bao phủ cả vấn đề Senkaku nhưng Hoa Kỳ có quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền quần đảo này và chắc chắn sẽ không muốn để Nhật Bản lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
Nhật Bản không thể “sánh” với Trung Quốc?
Nếu không có sự tham gia của Mỹ thì Nhật Bản không là đối thủ của Trung Quốc.
Mặc dù Nhật Bản có nhiều tàu trên mặt nước hơn (78 chiếc so với 48 chiếc của Trung Quốc), nước này có ít tàu ngầm hơn, (18 chiếc so với 71 chiếc của Trung Quốc) và không quân Nhật Bản chỉ bằng 1/4 không quân của Trung Quốc.
Giới cánh hữu Nhật Bản muốn khơi lại những ngày đầu của Chiến tranh thế giới thứ II khi nước này đánh đuổi các lực lượng Anh, Hà Lan và Mỹ trên mặt đất và đánh tan một phần hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng.
Nhưng đa số chiến thắng đó của Nhật là kết quả của sự kém cỏi khó tin của phe Đồng minh chứ không phải do sức mạnh của truyền thống Samurai Nhật Bản.
Khi Nhật Bản khơi mào cuộc chiến tranh với quân đội Liên Xô năm 1939 ở Khalkin Gol, khu vực biên giới giữa Manchuria và Mông Cổ, họ đã bị thất bại rất nặng nề.
Bi kịch lớn nhất của Nhật Bản thời hiện đại là sự thắng thế của chủ nghĩa quân sự, nhưng khi những kỉ niệm về Chiến tranh thế giới II phai nhạt, sẽ có những người muốn đưa Nhật Bản quay trở về chính con đường đó. Đưa vũ khí hạt nhân vào một tình huống vốn đã nguy hiểm sẽ là một thảm họa. Điều đó sẽ nhấn chìm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân ở châu Á, Hàn Quốc và Đài Loan chắc chắn sẽ “nối gót” Nhật Bản, làm leo thang cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và có thể đưa Nhật Bản trở về khoảnh khắc vào buổi sáng ngày 6/8/1945 khi mà theo như lời của John Hersey, “quả bom nguyên tử bùng cháy trên bầu trời Hiroshima”.
Infonet

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Nước biển có thể sản xuất năng lượng hạt nhân?



Theo Hội Hóa học Hoa Kỳ, ước tính có ít nhất khoảng 4 tỷ tấn urani trong nước biển và nước biển có thể góp phần tăng sản lượng năng lượng hạt nhân. Đây là ý tưởng được trình bày tại Hội nghị và triển lãm quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 244 ở Philadelphia.
Tiến sĩ Robin D. Rogers, tác giả của nghiên cứu này cho biết, đại dương là nguồn trữ urani lớn hơn tất cả những mỏ urani trên cạn có thể khai thác được. Vấn đề ở chỗ, nồng độ chất này rất thấp nên chi phí chiết xuất sẽ cao.
Phân tích kinh tế của Tiến sỹ Erich Schneider cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) so sánh, khai thác urani từ nước biển với các phương pháp khai thác quặng urani cho thấy, các kỹ thuật được DOE tài trợ có thể khai thác lượng urani nhiều gấp 2 lần so với sản lượng ở Nhật Bản vào cuối thập niên 90. Vì vậy, chi phí sản xuất sẽ giảm đi gần 50% so với công nghệ của Nhật Bản.
Tuy vậy, chiết xuất urani từ nước biển vẫn đắt hơn nhiều so với khai thác quặng. Cũng theo TS. Schneider, hiện không chắc chắn được về trữ lượng urani trên cạn nên khó có thể lập kế hoạch sản xuất dài hạn. Vì vậy, nếu khai thác urani từ nước biển thì sẽ khắc phục được hạn chế này, đồng thời còn giảm một số tổn thất môi trường mà khai thác quặng gây ra như nước thải.
Sản xuất năng lượng hạt nhân từ Urani trong nước biển đã được các nhà khoa học nghiên cứu hơn 40 năm này, và sắp cho kết quả khả thi?
Thiennhien

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Trung Quốc tăng cường an toàn hạt nhân và phóng xạ



Theo Tân Hoa xã, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đã đề ra các mục tiêu về an toàn hạt nhân và kiểm soát nhiễm phóng xạ trong 8 năm tới. Theo đó, Trung Quốc xác định, mục tiêu nâng cấp an toàn cho các cơ sở hạt nhân và các thiết bị sử dụng công nghệ hạt nhân lên mức cao hơn vào năm 2015.


Mô hình nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn 2 đặt tại tỉnh Giang Tô sử dụng lò phản ứng nước áp lực công suất 600MW do Trung Quốc tự chế tạo dựa trên công nghệ Nhật và Pháp 

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông qua một chương trình về an toàn hạt nhân cũng như phòng chống và điều trị nhiễm phóng xạ cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Theo thông cáo báo chí đăng tải trên trang web của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, nước này xác định mục tiêu nâng cấp an toàn cho các cơ sở hạt nhân và các thiết bị sử dụng công nghệ hạt nhân của nước này lên mức cao hơn vào năm 2015.

Thông cáo báo chí nêu rõ, đến năm 2020, điều kiện an toàn của điện hạt nhân của Trung Quốc sẽ đạt mức hàng đầu thế giới, mức độ kiểm soát nhiễm phóng xạ và an toàn hạt nhân của nước này cũng sẽ được nâng cao một cách toàn diện.

TTXVN

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Bí mật về tên lửa đầu đạn hạt nhân suýt hủy diệt cả thế giới




Cách đây 50 năm vào ngày 14/10/1962, tính mạng của cả thế giới dường như bị đe dọa trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô bắt nguồn từ việc cơ quan trinh sát Mỹ phát hiện hàng loạt vị trí đặt tên lửa đạn đạo tầm trung của Liên Xô tại Cuba.
Đầu đạn hạt nhân từng de dọa hủy diệt thế giới
Hình ảnh tên lửa Nga được vận chuyển khỏi lãnh thổ Cuba
Tình hình thế giới trong vòng 13 ngày kể từ khi quân đội Mỹ phát hiện hàng loạt tên lửa đạn đạo tại Cuba được ghi nhận là thời khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại.
Việc phát hiện tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba đã khiến Mỹ đưa ra các phương pháp đối phó mang tính hiếu chiến trong đó phải kế tới kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ Cuba và lật đổ chế độ của chủ tịch Fidel Castro hay việc triển khai một cuộc tấn công trên không bất ngờ để phá hủy toàn bộ dàn phóng tên lửa này.
Cuối cùng, "ExCom" - một ủy ban đặc biệt do Tổng thống John F.Kennedy thành lập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã quyết định không tiến hành cuộc tấn công trước - một chính sách được xem là đi ngược lại với nguyên tắc của Mỹ.
Căng thẳng lên tới đỉnh điểm vào ngày 27/10 khi máy bay do thám U2 của Mỹ bị bắn hạ ngay trên vùng trời củaCuba. Tuy nhiên, tổng thống Kennedy đã chọn giải pháp kiềm chế thông qua hành động hủy bỏ quyết định ban đầu của ExCom cho phép trả đũa trong trường hợp máy bay của Mỹ bị bắn rơi và ngồi chờ phản ứng của Thủ tướng Liên Xô - Nikita Khrushchev trước yêu cầu tháo dỡ tên lửa đang đặt trên lãnh thổ Cuba từ phía Mỹ.
Khi thủ tướng Khrushchev khẳng định đồng ý tháo bỏ toàn bộ tên lửa nếu như Tổng thống Kennedy cam kết không bao giờ tấn công Cuba, ngay lập tức, ông Kennedy đã đồng ý với điều kiện này và ông Khrushchev cũng thông báo kế hoạch rút toàn bộ tên lửa của mình ra khỏi lãnh thổ Cuba. Quyết định này đã đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân giữa Mỹ - Liên Xô.
Tuy nhiên, những tài liệu được công bố mới đây cho thấy cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba chưa kết thúc bằng thỏa thuận giữa Liên Xô - Mỹ vào tháng 10/1962 bởi lúc bấy giờ vẫn có 100 vũ khí hạt nhân khác đang nằm trong tay của Cuba và chính quyền Liên Xô có nhiệm vụ thu hồi toàn bộ số tên lửa này.
Đây thực sự là cuộc khủng hoảng hạt nhân bí mật lần thứ hai, tiếp tục đe dọa nguy cơ xảy ra một cuộc chiến hạt nhân thảm khốc, kéo dài tới cuối tháng 11/1962.
Cuộc khủng hoảng tên lửa bí mật này xảy ra giữa bối cảnh Liên Xô "láu cá" còn cơ quan tình báo Mỹ yếu kém không phát hiện được bí mật quân sự.
Vào ngày 22/11/1962, trong cuộc họp căng thẳng kéo dài 4 giờ đồng hồ, phó thủ tướng Liên Xô - Anastas Mikoyan đã phải dùng tới nhiều thủ thuật ngoại giao để thuyết phục Chủ tịch Castro cho chuyển vĩnh viễn 100 quả tên lửa ra khỏi đất Cuba, để Cuba trở thành một quốc gia hoàn toàn phi hạt nhân.
Cuối cùng, Chủ tịch Castro cũng đã đồng ý với yêu cầu của ông Mikoyan. Ngay lập tức, toàn bộ số vũ khí chiến thuật được chuyển ra khỏi lãnh thổ Cuba và chuyển bằng đường biển về Liên Xô vào tháng 12/1962.
Sự kiện khủng hoảng hạt nhân Cuba được xem là điểm nhấn trong lịch sử nhân loại trong vòng 50 năm qua. Đây cũng là sự kiện ca ngợi tài mưu trí và khả năng ngoại giao của Phó thủ tướng Liên Xô - Mikoyan khi thuyết phục được Chủ tịch Castro cũng như giúp hàng triệu người dân vô tội thoát khỏi tình cảnh chiến tranh đặc biệt nguy hiểm.
Infonet

Sản phẩm pin, ắc quy còn nghèo nàn



Dây chuyền sản xuất ắc quy tại công ty CP Ắc quy Tia Sáng (Hải Phòng)
9 tháng đầu năm, so với các nhóm ngành sản xuất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thì nhóm sản phẩm ắc quy gặp khó khăn nhất và có kết quả thấp nhất.
CôngThương - Trong quý III/2012, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế ước đạt 456 tỷ đồng, bằng 97,7% so với cùng kỳ năm 2011; doanh thu ước đạt 499 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2011. Chín tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 1.210 tỷ đồng, giảm 26,3%; doanh thu ước đạt 1.422 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, kết quả này đã khá hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 với các chỉ tiêu tương ứng giảm so với cùng kỳ là: giá trị sản xuất công nghiệp giảm tới 35,5% và doanh thu giảm 24,4%.
Thực tế những năm gần đây, ngành pin ắc quy gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà nguyên nhân chính được cho là sản phẩm còn nghèo nàn. Theo Tiến sĩ Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất thì ngành này cần đa dạng hóa các sản phẩm, bắt kịp nhu cầu mới có thể tìm được đầu ra tốt hơn. Cụ thể, trong ngành chế tạo pin, ngoài các loại pin thông thường, các đơn vị có thể tìm hướng chế tạo pin cao cấp hơn như pin cho điện thoại di động, máy tính...
baocongthuong

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Những chiêu trò năng lượng của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Romney (Kỳ 3)



Ngành công nhiệp dầu mỏ và khí gas Mỹ từ lâu “đã bất mãn” với chính quyền ông Obama, do chính quyền ông ban hành các đạo luật cấm các tập đoàn, công ty dầu mỏ tiến vào khai thác tại các vùng đất cấm được chính quyền Liên bang bảo vệ. Bên cạnh đó, Chính quyền ông Obama cũng thiên vị ngành năng lượng tái tạo hơn, khi rót rất nhiều khoản tiền khổng lồ vào để phát triển và thiết lập hành lang pháp lý ưu đãi đặc biệt cho ngành. Nắm bắt được tình hình, ông Mitt Romney đã tỏ ra rất “khôn ngoan” khi quyết định tranh thủ sự ủng hộ của ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas Mỹ, ông chỉ lên kế hoạch ưu đãi và phát triển ngành dầu mỏ và khí gas trong “bản kế hoạch phát triển ngành năng lượng Mỹ” vừa mới công bố của mình.

Ông Mitt Romney tỏ ra rất “khôn ngoan” khi khai thác hiệu quả điểm yếu trong
chính sách năng lượng và kinh tế của ông Obama
Những “thiếu sót chiến thuật” trong bản kế hoạch phát triển ngành năng lượng nước Mỹ của ông Mitt Romney
Năng lượng tái tạo, vốn là trọng tâm chính sách năng lượng trong chiến dịch tranh cử của ông Obama. Tuy nhiên, điều này lại được đề cập rất ít trong “bản kế hoạch phát triển ngành năng lượng nước Mỹ” của ông Romney.
Trong bản Kế hoạch của ông Romney, năng lượng tái tạo chỉ được nhắc đến ba lần, nhưng hầu hết lại nằm trong những câu nhận định rất “chung chung và đứng vế sau” như “cần phải đảm bảo chính sách năng lượng nước Mỹ phải phát triển toàn bộ tất cả các nguồn năng lượng, từ khai thác dầu mỏ, khí gas, than đá đến các nguồn năng lượng tái tạo như: gió, năng lượng mặt trời, thủy điện …”.
Bản Kế hoạch của ông Romney cũng cho thấy, những thiếu sót lớn khác như, việc không hề đề cập đến công cuộc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tiết kiệm nhiên liệu.
Kế hoạch tiết kiệm nhiên liệu đã được khởi xướng rất thành công, bởi chính quyền ông Obama đã dành được rất nhiều sự ủng hộ từ cử tri Mỹ.
Ngày 29/7/2011, chính quyền ông Obama đã công bố những tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu mới cho các nhà sản xuất xe hơi và xe tải Mỹ. Với tiêu chuẩn mới này, chính quyền ông Obama kỳ vọng đến năm 2025, tất cả những loại xe hơi và xe tải hạng nhẹ mới được sản xuất tại Mỹ sẽ chỉ tốn một gallon xăng dầu khi chạy trên 1 quãng đường là 54.5 dặm.
Nếu hoàn thành mục tiêu đề ra, thì đến năm 2025, lượng dầu thô nước Mỹ tiêu thụ sẽ giảm xuống 2 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Và liệu bạn có biết?
Ủy ban hành động chính trị của ngành dầu mỏ và khí gas Mỹ là nhà tài trợ lớn thứ 10 cho Ủy ban quốc gia Đảng Cộng hòa. Nhưng một quỹ riêng khác của toàn bộ nhân viên trong ngành lập ra, lại tài trợ đến 4 triệu Mỹ kim cho Ủy ban quốc gia Đảng Cộng hòa, đứng vị trí thứ 6 trong các nhà tài trợ.
Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012, ngành dầu mỏ và khí gas Mỹ đã ưu tiên ông Romney hơn hẳn khi so với ông Obama.
Tổng kết, toàn ngành đã tài trợ 87% trong tổng số tiền 8.74 triệu Mỹ kim cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa, 13% còn lại là cho các ứng cử viên đảng Dân chủ.
Không riêng gì những “ông lớn” trong trong ngành năng lượng, còn rất nhiều những tập đoàn tài chính, công nghiệp khác cũng đang rất “hết lòng” ủng hộ ông Romney.

Ông Mitt Romney đã lợi dụng rất tốt “sự bất mãn”
của ngành dầu mỏ và khí gas Mỹ với chính quyền ông Obama
NLVN
>> Kỳ 4: Những điểm yếu "chết người" trong chính sách năng lượng và kinh tế của chính quyền ông Obama

Phát hiện nồng độ phóng xạ siêu cao tại Fukushima 1



Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) vừa công bố, số liệu đo đạc tại lò phản ứng số 1 của Nhà máy điện Fukushima 1, nồng độ phóng xạ mà xạ lượng kế đo được ở khu vực bên trong bể chứa lò phản ứng lên tới 11,1 sievert (Sv)/giờ (1 sievert = 1.000 miliSievert). Đây là mức cao nhất mà TEPCO đo được từ trước đến nay, trong khi nồng độ trên bề mặt nước là 500 miliSievert (mSv)/giờ.

Hình ảnh chiếc bulông và lưới sắt dưới đáy bể chứa lò phản ứng trong video thu được từ camera nội soi của TEPCO tại lò phản ứng số 1. (Nguồn: Yomiuri)
Trước đó, ngày 27/6, TEPCO từng thông báo, đo được nồng độ phóng xạ tới 10,3Sv/giờ tại khu vực bên ngoài phòng điều áp bên trong nhà chứa lò phản ứng số 1.
Thông thường, một người khi bị phơi nhiễm phóng xạ toàn thân 1.000 mSv sẽ có biểu hiện sốc phóng xạ cấp tính như, nôn mửa và sẽ tử vong nếu nồng độ phóng xạ vượt quá ngưỡng 10.000mSv.
Mức độ phơi nhiễm giới hạn của một tác nghiệp viên nhà máy là 50mSv/năm, nếu ở trong môi trường có nồng độ phóng xạ ở mức này thì sẽ chỉ làm việc được 20 giây và xuất hiện các biểu hiện sốc phóng xạ cấp tính sau 6 phút.
Bên cạnh nồng độ phóng xạ vừa đo được, TEPCO cũng cho biết, mực nước bên trong bể chứa là 2,8m, cao hơn so với dự tính khoảng 80cm.
Người phát ngôn của TEPCO Masayuki Ono cho biết, sau cuộc điều tra mới nhất rằng, rất khó xác định chính xác địa điểm của số nhiên liệu bị nóng chảy bên trong bể chứa, tuy nhiên TEPCO sẽ không thay đổi kế hoạch tháo dỡ lò phản ứng này.
Bên cạnh đó, TEPCO cũng công bố đoạn băng video quang cảnh bên trong bể chứa lò phản ứng thu được từ camera nội soi một ngày trước.
Trong đoạn video này, một chiếc bulông có đường kính khoảng 10mm được tìm thấy trên lưới sắt trong lò phản ứng, nhưng ông Ono cho biết, chiếc bulông này không thể là thứ rơi ra từ một vật có kích thước lớn vì kích cỡ của nó khá nhỏ, đồng thời ông khẳng định, hình ảnh bên trong bể chứa là “ổn”, mặc dù chân đế và các địa điểm khác có dấu hiệu bị ăn mòn.
Hiện nay, TEPCO đang tiến hành hàng loạt những đo đạc tại bể chứa lò phản ứng này.
TEPCO cũng có kế hoạch lấy mẫu nước trong lò - vốn là lần đầu tiên kể từ khi xảy ra thảm hoạ hạt nhân hồi tháng 3/2011.
Lò phản ứng số 1 là một trong số 3 lò phản ứng xảy ra hiện tượng nóng chảy các thanh nhiên liệu và khả năng số nhiên liệu này đã nóng chảy và rò rỉ qua bể cao áp và vón cục dưới đáy bể chứa lò phản ứng.
Hiện TEPCO vẫn tiếp tục bơm nước vào ba lò phản ứng này để duy trì nhiệt độ thấp của nhiên liệu, song một lượng lớn nước nhiễm xạ đã bị rò rỉ từ các bể chứa này ra ngoài.
Theo: Vietnam+

272 triệu euro cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng Việt Nam


Chính phủ Đức và Việt Nam vừa ký kết hiệp định hợp tác tài chính trị giá 272 triệu euro, thực hiện các dự án ưu tiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng và đào tạo nghề. Đây được coi là cam kết lớn nhất của Đức từ trước tới nay trong khuôn khổ Hợp tác tài chính với Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, trong số 272 triệu euro, chính phủ Đức cam kết tài trợ cho Việt Nam 22 triệu euro vốn vay ODA, 5 triệu euro vốn viện trợ không hoàn lại và 245 triệu Euro vốn vay phát triển để thực hiện các chương trình, dự án hợp tác phát triển.



Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hans - Jurgen Beerfeltz, Quốc vụ khanh của Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.

“Kinh tế xanh đối với tôi có nghĩa là sự tập trung đồng đều vào ba lĩnh vực của sự bền vững. Chỉ có sự phối hợp giữa thành quả kinh tế, công bằng trong xã hội cũng như phát triển phù hợp với môi trường mới, đảm bảo một sự phát triển bền vững đúng như tên gọi của nó,” ông Hans - Jurgen Beerfeltz nói.

Hiệp định này là cơ sở công pháp quốc tế về tài chính cho việc thực hiện bảy dự án hợp tác phát triển Đức - Việt và đã được Chính phủ Đức cam kết trong khuôn khổ đàm phán Chính phủ Đức - Việt 2010 và 2011 tại Hà Nội.

Tính đến nay, Đức vẫn là một trong những nhà tài trợ song phương quan trọng nhất của Việt Nam.

Theo: TTXVN

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Argentina và Saudi Arabia hợp tác năng lượng hạt nhân



PDF.InEmail
Bộ Ngoại giao Argentina cho biết, các quan chức nước này và Saudi Arabia vừa tiến hành các cuộc thảo luận tại Buenos Aires về hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Theo thông báo, mục tiêu chủ đạo của cuộc gặp là đưa ra một cái nhìn tổng thể về năng lực công nghệ năng lượng hạt nhân do Argentina phát triển, ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là vấn đề cơ sở hạ tầng và các nhà máy hạt nhân, các lò phản ứng và các cơ sở chế tạo.

Ảnh minh họa
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Hector Timerman khẳng định, sự sẵn sàng của nước này trong việc chia sẻ với Saudi Arabia về kinh nghiệm của mình trong việc áp dụng năng lượng hạt nhân hòa bình trong hơn 60 năm qua.
Trước đó, năm 2011, Argentina và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có vấn đề năng lượng.
Theo: VOV

IAEA: tốc độ tăng trưởng điện hạt nhân là không thể đảo ngược



Phuchoiacquy - “Tốc độ tăng trưởng điện hạt nhân có thể chậm lại, hoặc trì hoãn, nhưng không thể đảo ngược đà phát triển của điện hạt nhân” trên thế giới trong những thập kỷ tới, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định trong báo cáo mới nhất của mình.
Điện hạt nhân vẫn là lựa chọn của tương lai
Hiệu ứng nặng nề từ tai nạn ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi hồi tháng 3 năm ngoái đã làm lung lay sự ủng hộ của nhân loại với điện hạt nhân và thậm chí một số nước như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ đã quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân ra khỏi cơ cấu năng lượng của mình. Những tưởng tương lai của điện hạt nhân sẽ bị đe dọa nhưng mới đây Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano đã khẳng định tại Hội nghị lần thứ 56 của IAEA ở Vienna mới đây rằng: Năng lượng nguyên tử vẫn sẽ là một sự lựa chọn quan trọng đối với nhiều quốc gia trong 20 năm tới và các nước đang phát triển sẽ tiếp tục quan tâm đến loại năng lượng này.
Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima của năm 2012 vẫn đang dọn dẹp sau thảm họa hồi tháng 3/2011
Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima của năm 2012 
vẫn đang dọn dẹp sau thảm họa hồi tháng 3/2011

“Năng lượng hạt nhân vẫn là lựa chọn của nhiều quốc gia vì những lợi ích năng lượng hạt nhân mang lại: Củng cố an ninh năng lượng, giảm tác động bất ổn của giá năng lượng hóa thạch, làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm tăng trưởng kinh tế… Bài học từ Fukushima là cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Với những nỗ lực của tất cả mọi thành viên IAEA, chúng ta có thể vượt qua được những thách thức trong tương lai”.
Trích phát biểu của Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano tại Hội nghị lần thứ 56 của IAEA ở Vienna

Trong báo cáo mới công bố của mình, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ước tính rằng, việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu đã thải 30,6 giga tấn CO2 vào bầu khí quyển trái đất trong năm 2010. Đây là mức tăng khủng khiếp nếu so với con số 1,6 giga tấn CO2 của năm 2009 và đặt vào bối cảnh kinh tế toàn cầu lâm vào cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua. Sự phát thải khí nhà kính cao nhất này sẽ được ghi vào lịch sử loài người và đồng nghĩa với việc thế giới gần như không có khả năng đạt được các mục tiêu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, mà theo đó, hạn chế gia tăng nhiệt độ không quá 2 độ C và cắt giảm phát thải CO2 xuống dưới nồng độ 450 ppm. Có thể khẳng định rằng, những mục tiêu trên không thể đạt được nếu không có điện hạt nhân.
Báo cáo của IAEA cũng tái khẳng định vai trò của điện hạt nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu vào thời kỳ cuối của thời đại nhiên liệu hydrocarbon. Báo cáo tóm gọn lại bằng câu: “Năng lượng hạt nhân là công nghệ phải được tăng tốc, thúc đẩy và trông cậy nếu thế giới muốn ổn định lượng khí thải CO2 ở mức độ chấp nhận được”.
Bên cạnh đó, các nhà máy điện hạt nhân, với chi phí phát điện ổn định và có khả năng dự báo trước nhờ vào chi phí nhiên liệu thấp, sẽ góp phần thúc đẩy đảm bảo phát triển kinh tế. Hiển nhiên, không phải mỗi nước đều đủ sức xây dựng nhà máy điện hạt nhân vì nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nhưng ngay cả những nước nghèo nhất cũng cố gắng có điện hạt nhân, dù xuất phát từ lý do an ninh quốc gia và triển vọng đi lên của quốc gia. Một ví dụ điển hình là Nhật Bản - nước đang thấm thía hơn cả hậu quả nặng nề của thảm họa hạt nhân Fukushima mới đây cũng nhùng nhằng chưa phê duyệt được kế hoạch từ bỏ điện hạt nhân và cũng không có kế hoạch đình chỉ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã được chính phủ phê duyệt.
2 kịch bản phát triển năng lượng hạt nhân toàn cầu
Báo cáo có tên đầy đủ “Năng lượng, điện và điện hạt nhân ước tính cho giai đoạn đến năm 2050” đã dự báo 2 kịch bản phát triển năng lượng hạt nhân toàn cầu dựa trên xu hướng phát triển kinh tế - chính trị trên thế giới trong những năm tới. “Kịch bản tối thiểu” giả định thế giới sẽ tiếp tục xu hướng “bảo thủ nhưng chính đáng” với năng lượng hạt nhân trong khi “kịch bản tối đa” giả định cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay sẽ được khắc phục “tương đối sớm” và thế giới lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng, đặc biệt là ở vùng Đông Á. Theo đó, đến năm 2030, công suất điện hạt nhân trên thế giới dự đoán sẽ tăng tối thiểu là 25% và tối đa là 100%. Như vậy, đến năm 2030, công suất điện hạt nhân sẽ đạt từ 456GW-740GW, tăng so với mức 370GW của năm 2011.
Đông Á sẽ là nơi có tốc độ tăng trưởng điện hạt nhân mạnh mẽ nhất thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Công suất điện hạt nhân ở khu vực này đến năm 2030 dự báo sẽ tăng từ mức 80GW vào cuối năm 2011 lên 153GW trong “kịch bản tối thiểu” và 274GW trong “kịch bản tối đa”. Sự tăng trưởng cũng được dự báo ở các khu vực khác trên toàn cầu trong “kịch bản tối đa”, mặc dù tổng công suất điện hạt nhân ở khu vực Tây Âu có thể giảm từ 115GW của năm 2011 xuống còn 70GW vào năm 2030 trong “kịch bản tối thiểu”. Ngoài ra, ở kịch bản này, công suất điện hạt nhân ở Bắc Mỹ cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ, từ mức 114GW vào cuối năm 2011 xuống còn 111GW trong năm 2030. Trong khi đó, “kịch bản tối đa” lại dự đoán tăng trưởng ở khu vực này sẽ lên tới 148GW.
Theo chuyên gia Oleg Dvoinikov - Trưởng biên tập Tạp chí Chiến lược hạt nhân: “Trung Quốc có chương trình đồ sộ nhất về xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra có những chương trình lớn ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Đông. Cách đây chưa lâu đã bắt đầu xây dựng nhà máy cả trong vùng giàu tài nguyên thiên nhiên của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Sau đó dần dần sẽ kết nối Nam Mỹ và thậm chí cả châu Phi vào tiến trình này, mặc dù ở đó, nền kinh tế còn nhiều khó khăn”. Tuy nhiên, ông Dvoinikov cũng nhấn mạnh rằng, không thể xây dựng những nhà máy điện hạt nhân mới ở bất cứ nơi đâu theo ý muốn chủ quan, mà không tính đến những biến động của tình hình chính trị tại mỗi nước và cần lưu ý tới nguy cơ công nghệ tiên tiến rơi vào tay những phần tử cực đoan. Bên cạnh đó, trong bất kỳ trường hợp nào, công việc với điện hạt nhân cần được đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan quốc tế chuyên trách IAEA - trung tâm duy nhất trên thế giới điều phối các vấn đề an ninh hạt nhân.
Đương nhiên, khó nói sẽ có hình thái nào của sự phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình trong một thế giới biến đổi nhanh chóng nhưng thế giới chắc chắn cũng sẽ khó nói lời chia tay với năng lượng hạt nhân.

Đến thời điểm này, trên toàn cầu có 435 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động ở 31 quốc gia với công suất lắp đặt là 370GW. Ngoài ra, có 62 tổ máy điện hạt nhân đang được xây dựng và 2 tổ máy mới (Shin-Wolsong-1 và Shin-Kori-2) của Hàn Quốc vừa được hòa vào lưới điện đầu năm 2012 này.
Đặc biệt sau sự cố điện hạt nhân Fukushima (tháng 3/2011), Iran đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành thử (tháng 9-2011), UAE đổ mẻ bê tông xây dựng nhà máy đầu tiên, Belorus ký Hiệp định liên chính phủ vào tháng 10/2011 và Hợp đồng EPC vào tháng 7/2012 xây dựng nhà máy đầu tiên của mình. Việt Nam cũng được kể đến như là nước đã ký Hiệp định tín dụng cho nhà máy ở Ninh Thuận vào tháng 12/2011.
Và ngày 1/10, Tập đoàn Phát triển Điện lực Nhật Bản quyết định nối lại việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Aomori - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Nhật Bản được cấp phép nối lại hoạt động xây dựng kể từ sau khi xảy ra sự cố Fukushima.

Theo PTT