Hiển thị các bài đăng có nhãn ắc quy viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ắc quy viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 2)


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Phong điện còn rất nhiều tiềm năng, nhưng để cho loại năng lượng tái tạo này có thể đi vào cuộc sống cần có những chế tài hữu hiệu. Trước mắt cần thực hiện cam kết trong cơ chế phát triển sạch là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cam kết mua điện ở giá 6,8cent /kWh, thêm 1cent /kWh từ quỹ phát triển sạch. Việc phát triển phong điện bên cạnh ý nghĩa kinh tế nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về môi trường. Một nguồn năng lượng sạch sẽ giúp chúng ta cải thiện môi trường sống và quan trọng hơn ít phụ thuộc vào nguồn nước mà cứ mỗi mùa khô đến thêm nỗi lo mất điện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của điện gió
Yếu tố chính sách
Chính phủ và nhân dân bày tỏ sự ủng hộ phát triển điện gió, đặc biệt năng lượng gió sẽ đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh. Khung thể chế cho phát triển Năng lượng tái tạo đang được xây dựng. Mục tiêu của phát triển điện gió ở Việt Nam là 5%, trong tổng sản lượng điện vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.
Một nội dung chính của cơ chế khuyến khích được phê duyệt để thúc đẩy phát triển điện gió là giá điện quy định (FIT). FIT bằng 7,8 US cent/kWh. Trong đó, EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) có nghĩa vụ mua điện từ các dự án điện gió ở mức giá 6,8USc/kWh. Bù giá từ ngân sách nhà nước cho chủ đầu tư dự án điện gió là 0,1UScent/ kWh (từ Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ này cũng bao gồm giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đất, VAT và phí môi trường.
Giá carbon
Giá car bon cao là một trong những động lực chính thúc đẩy sử phát triển của điện gió. Ngược lại giá carbon thấp là một trong những yếu tố chính kéo lùi những nỗ lực phát triển điện gió nói riêng cũng như phát triển năng lượng mới tái tạo nói chung. Với giá carbon là 30 USD cho một tấn CO2 quy đổi như hiện nay điện gió có khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng hóa thạch khác...xem Bảng ... tính cạnh tranh này giảm mạnh khi giá carbon giảm xuống dưới mức 20 USD cho tấn CO2 quy đổi.
Mục tiêu phát triển bền vững
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn.
Khai phóng tiềm năng phong điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển phong điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
Bảo tồn các hệ sinh thái
Phong điện sử dụng năng lượng của sức gió để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của không khí sử dụng.
Linh hoạt
Trong cung cấp điện năng, phong điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất.
Tương đối sạch
So với nhiệt điện, phong điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững.
Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn năng lượng gió thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), phong điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh.
Trình độ phát triển công nghệ điện gió
Trong khí các công nghệ sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch về cơ bản đã đến điểm bão hòa về khả năng phát triển, cải thiện công nghệ, thì công nghiệp sản xuất điện gió được xem như là công nghệ mới tái tạo, đang thực hiện những bước đi ban đầu, còn khá nhiều tiềm năng cải thiện. Bài viết này sẽ đưa ra các giả định cải thiện công nghệ trong tương lai.
Ví dụ minh họa về khả năng cạnh tranh của năng lượng gió
Thông số ban đầu
Các thông số này là thông số của nhà máy điện gió quy mô công nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Nhà máy Phong điện 1, xã Bình Thạnh và Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Với công suất đặt 30 MW, tổng mức đầu tư 70 triệu USD. Sản lượng điện hàng năm là 85 triệu kWh. Giá bán điện là 6 cent/kWh. Giá bán carbon là 30 USD/ tấn CO2. Lượng carbon hàng năm có thể bán là 85.000 tấn. Các thông số giả định thêm. Chi phí O&M hàng năm dự tính là 1% so với tổng vốn đầu tư. Tuổi thọ dự án giả định là 25 năm.
Tính toán phương án cơ sở
Sau khi tính toán chúng ta có NPV (10%, 25 năm) là -30,06 triệu USD (chưa tính lợi ích do bán Carbon. Chưa có hiệu quả.
Giá thành sản xuất khoảng 9,896 cent/kWh. Chưa có khả năng cạnh tranh với các loại năng lượng hóa thạch khác.
NPV (10%, 25 năm) là -6,91 triệu USD (tính thêm lợi ích do bán Carbon.
Lợi ích này hàng năm là khoảng 2,55 triệu USD và tính cho 25 năm là 23,15 triệu USD. Vẫn chưa có hiệu quả.
Tuy chưa có hiệu quả nhưng có thể thấy việc bán được CO2 giúp cải thiện đáng kể tính hiệu quả của dự án.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của dự án phong điện
Ảnh hưởng của yếu tố giá bán điện:
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của giá bán điện
Có thể thấy yếu tố giá bán điện có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Hệ số đàn hồi là 1,54. Ảnh hưởng đồng biến. Khi giá bán điện tăng đến 7,8 cent/kWh (như cam kết của cơ chế thúc đẩy sự phát triển điện gió ), điện gió hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng khác nếu tính đến lợi ích từ việc bán CO2 (23,15 triệu USD).
Ảnh hưởng của yếu tố giá bán CO2:
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của giá bán CO2
Có thể thấy, nếu giá bán CO2 giảm, khả năng cạnh tranh của phong điện sẽ bị suy giảm đáng kể. Hệ số đàn hồi là 3,35. Ảnh hưởng đồng biến. Với mức giá từ 25 USD/tấn CO2, điện gió hoàn toàn có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, gần đây trên thị trường thế giới, đang có những diễn biến bất lợi cho sự phát triển của điện gió... Giá CO2 giảm mạnh.
Ảnh hưởng của khả năng phát triển công nghệ chế tạo
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong tương lai không xa, công nghiệp phong điện sẽ có những bước tiến đáng kể. Hy vọng rằng với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, tổng mức đầu tư của điện gió sẽ giảm đáng kể.
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của tổng mức đầu tư
Từ bảng 2.3 có thể thấy, nếu tổng mức đầu tư có thể giảm khoảng từ 10% trở lên thì giá điện gió hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng khác. Hệ số đàn hồi là 2,3. Ảnh hưởng nghịch biến. Vốn đầu tư giảm hiệu quả tăng.
Phân tích ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố
Sử dụng phần mềm Crystal ball chúng ta có các kết quả tính toán như sau:
Chỉ có 15,42% khả năng dự án phong điện này có tính khả thi.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tương ứng là giá bán carbon, giá bán điện và cuối cùng là tổng mức đầu tư. Trong đó, tổng mức đầu tư có ảnh hưởng nghịch biến.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện năng tương ứng là sản lượng điện, giá bán carbon, giá bán điện, tổng mức đầu tư và cuối cùng là chi phí OM. Trong đó, tổng mức đầu tư chi phí OM có ảnh hưởng đồng biến…
Chỉ có 27,14 % khả năng dự án này có giá thành dưới mức 7,8 cent/kWh (so với giá cam kết đã có tính đến lợi ích do bán Carbon..).
Lời kết
Phong điện còn rất nhiều tiềm năng nhưng để cho loại năng lượng tái tạo này có thể đi vào cuộc sống cần có những chế tài hữu hiệu. Trước mắt cần thực hiện cam kết trong cơ chế phát triển sạch là EVN cam kết mua điện ở giá 6,8cent /kWh, thêm 1cent /kWh từ quỹ phát triển sạch. Việc phát triển phong điện bên cạnh ý nghĩa kinh tế nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về môi trường. Một nguồn năng lượng sạch sẽ giúp chúng ta cải thiện môi trường sống và quan trọng hơn ít phụ thuộc vào nguồn nước mà cứ mỗi mùa khô đến thêm nỗi lo mất điện.
NangluongVietnam

Kiên định lộ trình sử dụng xăng sinh học


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Đó là ý kiến khẳng định của lãnh đạo Bộ Công thương tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) diễn ra mới đây tại Hà Nội.
"Đầu vào", "đầu ra" đều khó
Đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, năm qua các nhà máy cồn Bình Phước, Dung Quất đã sản xuất và cung ứng ra thị trường gần 39.000m3 cồn E100 thành phẩm. Về sản lượng xăng E5, năm 2012, PVN bán được hơn 22.000m3; bốn tháng đầu năm nay, bán được gần 10.000m3. Hiện nay, cả nước có khoảng 175 cửa hàng chủ yếu của Tập đoàn PVN làm nhiệm vụ phân phối các sản phẩm nhiên liệu sinh học. Khó khăn về thị trường khiến phần lớn sản phẩm NLSH của các nhà máy đang phải xuất khẩu với giá thấp. Hầu hết nhà máy chỉ chạy khoảng 20% công suất. Trong khi đó, các dự án NLSH ở nước ta còn mới, các nhà thầu chưa có kinh nghiệm nên thời gian thi công dài, chi phí đầu tư tăng, lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế… Bên cạnh đó, việc tập trung nguồn nguyên liệu để sản xuất loại nhiên liệu này cũng không dễ dàng. Bởi nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy bị cạnh tranh với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, tinh bột và xuất khẩu. Trong khi đó, sắn lại là loại cây có tính mùa vụ nên muốn bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất cả năm, các DN phải có vốn lưu động rất lớn để đầu tư kho chứa, thu mua, dự trữ và bảo quản. Đó là chưa kể đến việc triển khai đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy rất khó khăn do thiếu cơ chế về quy hoạch, chính sách trợ giúp nông dân, chính sách thuế…

Một điểm bán xăng E5
Thừa nhận còn nhiều khó khăn để đưa xăng sinh học vào sử dụng, đại diện Bộ Công thương cho rằng, cần nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành liên quan với các DN để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, từ đó có biện pháp hiệu quả thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học… Chính phủ đã giao cho các ngành chức năng sửa đổi dự thảo Nghị định 84/CP về quản lý kinh doanh xăng dầu để các DN này có thể kinh doanh xăng E5 thuận lợi. Với các DN, để sớm đưa xăng sinh học vào sử dụng, PVN đề xuất, cần quy hoạch quỹ đất phát triển nguồn nguyên liệu cho 3 nhà máy tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước; cần miễn thuế môi trường với xăng pha cồn E5 vì đây là sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với E5 để đưa vào lưu thông…
Vào cuộc đồng bộ
Muốn đưa xăng sinh học đến gần hơn với người tiêu dùng thì việc nâng cao nhận thức cũng là yếu tố quan trọng. Do vậy, Bộ Công thương đã phối hợp với Tập đoàn PVN xây dựng đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH".
Theo Tập đoàn PVN, sau khi được Chính phủ phê duyệt chương trình, PVN đã tiên phong thực hiện đề án và đã phối hợp cùng với một số đối tác đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất ethanol nhiêu liệu từ sắn tại 3 vùng là Nhà máy NLSH tại Phú Thọ, công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm. Tuy nhiên, nhà máy đang khó khăn về vốn, cùng với việc tiêu thụ chậm, nên đang tạm dừng hoạt động. Nhà máy của Công ty CP NLSH miền Trung (Quảng Ngãi), công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012. Tính riêng quý I năm 2013, công ty đã sản xuất được hơn 5 triệu lít, bán nội địa chỉ được gần một triệu lít. Công ty TNHH NLSH Phương Đông (OBF) đầu tư nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu tại Bình Phước, với công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm, đã hoạt động từ tháng 4-2012, sản xuất được gần 14 triệu lít cồn, bán nội địa được gần 10 triệu lít, xuất khẩu được 0,1 triệu lít; quý I năm 2013, sản xuất được gần 3 triệu lít, bán nội địa được gần 2 triệu lít. Nhà máy chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh tiếp theo vì đang khó khăn về vốn. Riêng Tập đoàn PVN đến nay đã đầu tư 5 cơ sở pha chế E5 và 4 đầu mối để phục vụ kinh doanh xăng E5. Tuy nhiên, để người dân hiểu rõ về lợi ích của xăng sinh học, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ phải được triển khai một cách đồng bộ, bảo đảm các mục tiêu đề ra, đồng thời xem xét đưa vấn đề kinh doanh NLSH trước khi sửa đổi Nghị định 84/CP.
Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu truyền thống đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Theo đó, từ ngày 1-12-2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và sẽ sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ ngày 1-12-2015.
Nguồn (HNM)

Tập đoàn Intel mở rộng đầu tư lĩnh vực điện ở Việt Nam


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Theo TTXVN, tại diễn đàn "Intel Việt Nam - Quá trình phát triển bền vững và tầm nhìn công nghệ trong tương lai' được tổ chức mới đây, bà Sherry Boger, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam nhấn mạnh: Hiện nay, điện năng là yếu tố để Intel dự định mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Intel Products
Theo đó, từ tháng 11/2012, Intel nhận ra sự bất ổn định về điện ảnh hưởng đến hoạt động của công ty tại Việt Nam. Vì vậy, Intel đã họp với lãnh đạo của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Truyền tải điện 4 để đặt ra chiến lược nhằm đảm bảo chất lượng lưới điện.
Các bên đã thống nhất thiết lập lại nhóm làm việc đảm bảo chất lượng điện với sự tham gia của 3 bên gồm: Công ty Truyền tải điện, Công ty Cung ứng điện và Intel. Sau đó đã trao đổi thông tin, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sụt áp, bất ổn định về điện, đưa ra giải pháp cải thiện cho lưới điện.
Phía Intel cũng đã đưa ra những yêu cầu cụ thể của Intel tại Việt Nam và đánh giá các biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm thiểu việc sụt áp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp hồi tháng 4/2013, đánh giá lại hiện trạng thì thấy sự cố sụt áp về điện vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn có một sự cố xảy ra trong tháng 1/2013 và hai sự cố trong tháng 5/2013. Vì vậy, Intel mong muốn phía Việt Nam quan tâm đầu tư để giữ được sự ổn định về điện, giúp Intel phát triển bền vững lâu dài tại Việt Nam.
Bà Sherry Boger cũng cho biết: Hiện Intel đang chú trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo và nguồn nhân lực tại Việt Nam là người bản địa, hướng tới mục tiêu đưa Intel Products Việt Nam trở thành một nhà sản xuất vững mạnh của tập đoàn.
Để triển khai kế hoạch này, Intel đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo như: Chương trình hợp tác đào tạo kỹ thuật cao (2013-2017); Chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật RMIT 2010-2013; Chương trình đào tạo cho giáo viên của Intel…
Intel mong muốn phía Việt Nam quan tâm đầu tư để giữ được sự ổn định về điện, giúp Intel phát triển bền vững lâu dài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin” vào năm 2020, Intel đã phối hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và trường Đại học quốc gia Hà Nội hoàn thành các video đào tạo 10 bước đơn giản về tin học, hướng tới xóa bỏ khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.
NangluongVietnam.vn

Nỗi lo Trung Đông đẩy giá dầu vọt tăng


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Các bộ trưởng bộ ngoại giao Liên minh châu Âu nhất trí không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria...
Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, gây ra những lo lắng về nguồn cung trong bối cảnh lượng cầu đang suy giảm hiện nay.
Phiên giao dịch quốc tế đêm 28/5, giá dầu thô giao sau tăng mạnh lên trên vùng 95 USD/thùng nhờ đà đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán toàn cầu, cùng những lo lắng về tình hình chính trị Trung Đông và Bắc Phi.
Ngay sau khi mở cửa lại (phiên 27/5, thị trường đóng cửa nghỉ lễ), giá dầu đã liên tục biến động mạnh bởi có quá nhiều yếu tố hỗ trợ trong hai ngày đầu tuần. Trước hết là việc các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh sau tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu, về việc tiếp tục các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, gây ra những lo lắng về nguồn cung trong bối cảnh lượng cầu đang suy giảm hiện nay, cũng góp phần nâng đỡ tốt cho thị trường. Theo AFP, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập Syria, sau những cuộc thảo luận đầy bất đồng giữa các nước thành viên.
Cụ thể, theo hãng tin AFP, hôm 28/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh William Hague cho biết, các bộ trưởng bộ ngoại giao Liên minh châu Âu đã nhất trí không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria vốn sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/6 tới đây, trong khi vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt khác nhằm vào chính quyền của Tổng thống nước này là Bashar al-Assad.
Bộ trưởng Hague coi đây là thông điệp rõ ràng nhằm gây áp lực lên Chính phủ Syria. Thỏa thuận này cho phép các thành viên Liên minh châu Âu được gửi vũ khí cho các tay súng đối lập nếu muốn, sau ngày 1/6 tới đây.
Ngoài tin tức liên quan tới tình hình chiến sự tại Syria, thị trường cũng nhận được tin cho biết tại Nigeria, một tàu chiếc chở dầu ở ngoài khơi bờ biển quốc gia này đã bị bọn cướp tấn công và bắt cóc làm con tin. Những thông tin này đã khiến nhà đầu tư năng lượng lo ngại về tính ổn định trong việc cung ứng dầu từ khu vực nhiều dầu mỏ Trung Đông và Bắc Phi.
Bên cạnh tình hình chính trị quốc tế, chứng khoán toàn cầu, thị trường năng lượng hôm qua còn nhận được lực đẩy từ các báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đang hồi phục vững chắc. Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 5, do tổ chức Conference Board công bố, đã tăng mạnh lên 76,2 điểm cao nhất trong 5 năm, từ mức 69 điểm trong tháng 4 trước đó.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York tăng 86 cent, tương ứng 0,9%, lên 95,01 USD/thùng. Trong suốt phiên giao dịch, giá dầu thô kỳ hạn loại này luôn dao động gần ngưỡng 96 USD mỗi thùng. Tại London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 7 tăng 1,61 USD, tương ứng 1,6%, lên 104,23 USD.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York đêm 28/5, giá khí tự nhiên giao tháng 6 giảm 6 cent, tương ứng 1,5%, xuống còn 4,17 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ được 1 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 2,85 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi cũng giao trong tháng 6 tăng mạnh 5 cent, tương ứng với mức 1,7%, lên chốt ở 2,91 USD mỗi gallon.
Theo giới phân tích, hiện thị trường đang theo dõi sát sao quyết định về mục tiêu sản lượng của các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Dự kiến những mục tiêu này sẽ được đưa ra trong cuộc họp vào ngày thứ 6 tuần này tại Vienna (Áo).
(VnEconomy)

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nga đẩy mạnh xuất khẩu than đá sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương


Theo Đài tiếng nói ngước Nga, số liệu thống kê của Bộ Năng lượng Nga cho biết, Nga đã đạt mức kỷ lục trong 25 năm qua về sản lượng khai thác than. Năm 2012, Nga khai thác được 354 triệu tấn nhiên liệu rắn, cao hơn 5% so với chỉ số năm trước. Đồng thời, gần 40% kim ngạch xuất khẩu than đá của Nga thuộc về các nước ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.


Mặc dù trong 10 năm qua, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đã tăng 50%, tỷ lệ của nhiên liệu rắn trong cơ cấu sử dụng năng lượng đang ngày một giảm. Hơn một nửa số tiêu thụ năng lượng thế giới thuộc về dầu và khí đốt, còn tiêu thụ than đá chỉ chiếm 30%. Ở Nga, chỉ số này chỉ bằng một nửa do việc gia tăng khối lượng khai thác dầu và khí đốt. Hiện nay, phần lớn than đá được khai thác ở Mỹ, nhưng nó cũng đang dần bị khí đá phiến sét đẩy ra khỏi thị trường nước này. Với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, một số nước cũng đang gắng tái định hướng sử dụng năng lượng chuyển từ than sang dầu, khí đốt và những nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường.
Than đá là loại nhiên liệu của thế kỷ trước và đang bị thay thế bởi các nguồn năng lượng khác và nhu cầu thế giới đối với sản phẩm này sẽ giảm đi. Vậy thì tại sao Nga lại tăng sản lượng than của mình? Vấn đề ở chỗ là ngoài năng lượng, than đá Nga vẫn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp của nhiều quốc gia, và hiện không có gì để thay thế loại nhiên liệu này.
Nga sẽ đẩy mạnh sản xuất than, chủ yếu là để xuất khẩu. Luyện kim là ngành tiêu dùng chính than đá Nga ở nước ngoài. Đơn giản là vì Nga có loại than cốc, vốn chuyên được sử dụng trong luyện kim, được coi là một trong những sản phẩm tốt nhất thế giới. Nga đã ký hợp đồng trong 25 năm tới cung cấp than cho Nhật Bản. Xe ô tô Nhật Bản được sản xuất từ kim loại đã được điều chế trong đó có thành phần than đá Nga. Không gì có thể thay thế được. Ngành luyện kim Trung Quốc cũng đang tích cực mở rộng sản xuất. Vì vậy, Trung Quốc tăng khối lượng mua than chất lượng cao của Nga..
Trong những năm của thập niên 90, sản xuất than đá ở Nga đã giảm mạnh do việc tăng sản lượng khai thác dầu khí. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển những lĩnh vực sản xuất mới của ngành công nghiệp nặng đã mở ra nhu cầu cấp thiết tăng khai thác nhiên liệu rắn. Đầu năm 2012, chính phủ Nga đã thông qua một chương trình dài hạn về phát triển ngành công nghiệp than ở Nga. Chương trình dự trù việc tăng sản lượng khai thác than đến 430 triệu tấn vào năm 2030. Ngoài ra năng suất lao động trong 20 năm dự kiến phải được tăng gấp 5 lần. Triển vọng của ngành công nghiệp than trong giới kinh doanh Nga cũng tăng theo, chỉ trong năm qua đã có 3 tỉ dollar được đầu tư vào lĩnh vực này.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không muốn đứng bên lề trong các dự án khai thác than chất lượng cao của Nga. Như các công ty Trung Quốc ChinaCoal và Shenhua đã soạn thảo dự án liên doanh với các đối tác Nga Evraz, "Karakan Invest" và "Rostopprom" về việc cùng khai thác ba mỏ than đốt trên lãnh thổ Nga. Tổng chi phí của các dự án vượt quá 7 tỷ USD.
Các chuyên gia tin tưởng rằng, ngành công nghiệp than của Nga sẽ phát triển nhanh, chủ yếu là nhờ xuất khẩu. Điều này phụ thuộc không ít vào dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ than trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, trọng tâm xuất khẩu sẽ ngày càng nghiêng sang phía Đông như: Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
nangluongvietnam.vn

Nga phát triển lò phản ứng nhanh SVBR - 100



Theo nguồn tin từ World Nuclear News cho biết: Cơ quan pháp quy của Nga (Rostechnadzor) vừa ban hành giấy phép cho Công ty cổ phần AKME, được thành lập vào năm 2009 trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử (Rosatom) của quốc gia này tiến hành phát triển lò phản ứng nhanh, tích hợp làm mát bằng kim loại SVBR - 100. AKME chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và kinh doanh lò phản ứng modul 100 MWe.

Khái niệm lò phản ứng đã được sử dụng trên 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa của Nga, cũng như trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất
Một mô phỏng đào tạo cho SVBR-100 đã đi vào hoạt động kể từ tháng 3/2013, và một đơn vị thí điểm được dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2017. Đơn vị thí điểm này sẽ được xây dựng tại Viện nghiên cứu Lò phản ứng Nguyên tử (RIAR) ở Dimitrovgrad.
Tổng giám đốc Công ty AKME, ông Vladimir Petrochenko cho biết: Giấy phép này sẽ cho phép công ty cung ứng các dịch vụ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho các đơn vị thực hiện. Bản thân AKME sẽ chính là đơn vị thực hiện nhà máy thí điểm Dimitrovrad và hiện nay họ cần có nhiều loại giấy phép khác nhau để xây dựng nhà máy thí điểm này.
Lò phản ứng nhanh, tích hợp làm mát bằng kim loại SVBR - 100
SVBR-100 là một thiết kế lò phản ứng tích hợp, trong đó tất cả các mạch chính - lõi của lò phản ứng, cũng như máy phát hơi nước, thiết bị đi kèm như: các máy bơm tuần hoàn chính - nằm trong một bể chứa chất làm mát bằng hỗn hợp chì bismuth đựng trong thùng riêng. Các mô - đun của nhà máy có thể được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, hoặc đường thủy tới các địa điểm mà ở đó chúng được sử dụng để cung cấp nhiệt, hơi nước công nghiệp, khử mặn nước cũng như phát điện. Một số mô - đun có thể được đồng vị để cung cấp cho một nhà máy điện lớn hơn.
Lò phản ứng SVBR-100 đã được sử dụng trên 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa của Nga, cũng như trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất.

NangluongVietnam

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Công nghệ muối nóng chảy lưu trữ năng lượng mặt trời



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Một cơ sở SolarReserve ở Mỹ đã phát triển dự án phát điện tại California, sử dụng công nghệ muối nóng chảy để lưu trữ nhiệt, tạo ra điện suốt ngày đêm. Điều đáng nói đây là chu trình sạch, vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa không gây ô nhiễm.

Một "cánh đồng gương" thu nhiệt rọi vào tháp nóng chảy muối
Có một tòa tháp năng lượng mặt trời, được hàng ngàn gương tự động dõi vào hội tụ nhiệt. Nhưng nó không đun nóng nước thành hơi để phát điện ngay.
Hệ thống SolarReserve sử dụng nhiệt để làm nóng chảy muối. Các phần tử nitrat natri và nitrat kali không độc hại lưu trữ nhiệt rất lâu, rất hiệu quả và không gây ô nhiễm.
Trong một chu trình, ánh sáng mặt trời làm nóng muối nóng chảy giữ nhiệt đến 537,8 độ C. Nó được dẫn qua bể chứa nhiệt duy trì 98 phần trăm hiệu suất nhiệt. Lò hơi ở đây sinh ra hơi nước, phun vào turbin, quay máy phát điện. Có thể chạy lò hơi cả khi mặt trời “đi ngủ” đã lâu, vì nhiệt vẫn được giữ trong bể chứa nhiệt muối. Nhiệt thải ra gọi là “đuôi hơi” được tận dụng trở lại lò nước muối để tiếp tục duy trì giữ nhiệt.
SolarReserve thu thập và lưu trữ đủ năng lượng nhiệt mỗi ngày, để hoạt động hết công suất kể cả 8 tiếng sau khi mặt trời lặn.
Công nghệ muối nóng chảy đã được chứng minh trong các dự án năng lượng mặt trời trong sa mạc Mojave. Nó có khả năng sản xuất 10 MW điện. Hệ thống muối nóng chảy cho phép các nhà máy lưu trữ nhiệt trong các bể lớn.
Tại California, dự án tháp SolarReserve sản xuất 150 MW năng lượng mặt trời, công việc xây lắp trong một thời gian kỷ lục 13 tháng. Nó được đặt cách 48 km về phía tây bắc vùng Blythe, miền đông Quận Riverside.
Dự án này cung cấp khoảng 450.000 MWh điện hàng năm. Nguồn năng lượng này đủ để 68.000 gia đình tiêu thụ trong giờ cao điểm.
Điều này có thể hiểu, vào giờ thấp điểm, không cần lấy nhiều nhiệt đun lò hơi. Đêm khuya, cần bao nhiêu sẽ “đun” bấy nhiêu để sinh điện. Hiệu quả kinh tế cao.
Tài liệu không thấy nói thời gian hoàn vốn là bao nhiêu năm, cũng như diện tích “cánh đồng gương” chiếm bao nhiêu ha.

Giản đồ 1 chu trình phát điện
Một liên doanh ở Tây Ban Nha tại nhà máy Gemasolar cũng đã sản xuất điện kiểu này. Các bể muối bao gồm 60% kali nitrat và 40% natri nitrat. Hỗn hợp này có khả năng giữ nhiệt dài sau đó mà không độc hại đối với môi trường. Gemasolar dự kiến ​​sẽ sản xuất khoảng 110.000 MWh mỗi năm, đủ cung cấp cho 25.000 hộ gia đình.
Nguồn: phys.org

Cảnh giác với hành vi “nhuộm xanh” thủy điện



PDF.InEmail
Phuchoiacquy – Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International River – IR) vừa cho ra mắt bản hướng dẫn mang tên “Fight Back Against Greenwash” (tạm dịch: Chống lại hành vi “nhuộm xanh*”), như một công cụ giúp nhận diện và ứng phó với những gian lận có thể xảy ra khi đánh giá tác động môi trường, xã hội từ các dự án thủy điện.
Ngay từ khi mới ra đời, Bộ quy tắc Đánh giá Thủy điện bền vững (HSAP) do Hiệp hội Thủy điện Quốc tế xây dựng đã gây không ít tranh cãi. Những quan ngại về Bộ quy tắc không chỉ nằm ở những hạn chế của nó, mà người ta còn lo ngại rằng các nhà xây dựng đập thủy điện có thể lợi dụng nó để “nhuộm xanh” dự án của mình.
Theo nhận định từ Bản Hướng dẫn, là một công cụ đánh giá nhanh, HSAP chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Theo đó, thiếu sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng và các tổ chức xã hội dân sự khi thực hiện đánh giá là một trong nhiều lỗ hổng của HSAP. Trong khi tính minh bạch, sự tham gia lại là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quy hoạch năng lượng, theo khuyến cáo của Ủy ban Đập Thế giới.
Hơn nữa, HSAP lại được thiết lập bởi chính bản thân IHA nên có nguy cơ thiên vị và xung đột về quyền lợi.
Đặc biệt, HSAP không đánh giá tác động tích lũy lên đa dạng sinh học và sinh thái; tác động của đập lên toàn bộ lưu vực sông và nguồn nước bao gồm cả các tác động trong mối quan hệ với các dự án khác trên cùng lưu vực sông cũng bị bỏ qua. HSAP cũng không yêu cầu đánh giá dòng chảy môi trường và kế hoạch quản lý.

Ảnh minh họa
Trên thực tế, việc đánh giá dường như không mang lại nhiều ý nghĩa bởi vì khi một dự án thủy điện bị đánh giá thấp, các nhà xây dựng đập cũng không bị yêu cầu phải cải tiến chính sách hoặc cải thiện hoạt động của mình.
Thêm nữa, có lẽ các nhà xây dựng đập chỉ thực hiện đánh giá cho các đập mà họ biết rằng sẽ nhận được điểm cao hoặc với các con đập không gây tranh cãi.
Trong một số trường hợp, thậm chí các nhà xây dựng đập có thể sử dụng bộ công cụ HSAP để “nhuộm xanh” các con đập gây tác động tiêu cực. Trong trường hợp này, việc các tổ chức xã hội buộc nhà xây dựng đập có trách nhiệm giải trình là vô cùng quan trọng.
Bản hướng dẫn Chống lại hành vi “nhuộm xanh” ra đời vì lẽ đó nhằm hướng dẫn người dân, các tổ chức xã hội dân sự, các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đập và các nhà hoạt động biết cách “đọc” bản đánh giá, nhận diện được hành vi “nhuộm xanh” và buộc các nhà xây dựng đập có trách nhiệm giải trình.
Greenwash – một thuật ngữ tiếng Anh để nói về sự đánh bóng thương hiệu bằng mác thân thiện môi trường. Nó ám chỉ loại hàng hoá hay dịch vụ mang mác thân thiện với môi trường những thực chất không mang lại hiệu quả môi trường. Các loại hàng hóa, dịch vụ này và thường có giá cao hơn bình thường do phải cộng thêm một số phụ phí bảo vệ môi trường.
Theo Bạch Dương/ Diễn đàn Đầu tư

Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 1)



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Trong mối quan hệ giữa sản xuất điện với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, những gì diễn ra trong xu thế phát triển toàn cầu đã minh chứng rằng cách làm chủ quan, nóng vội và thiếu cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường đều phải trả giá quá đắt cho những thảm họa khôn lường của những năm sau. Đi tìm sự hài hòa giữa phát triển điện năng với tăng trưởng kinh tế  và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. Nó không chỉ đặt ra ở tầm quốc gia, khu vực mà mang ý nghĩa hợp tác toàn cầu.
GVC.TS. PHẠM THỊ THU HÀTrường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tại thời điểm hiện nay, phong điện có nhiều lợi thế cạnh tranh,
với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hay thủy điện...
Tổng quan về nguồn điện hiện nay tại Việt Nam
Tổng công suất đặt các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia tính đến hết năm 2011 là 24.559MW (bao gồm 23.559MW công suất các nhà máy điện và 1.000MW nhập khẩu từ Trung Quốc), trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng cao nhất (41,2%), nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng thấp nhất (1,9%) trong 23.559 MW tổng công suất các nhà máy điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN sở hữu 100% vốn, hoặc giữ cổ phần chi phối các nhà máy điện, có tổng công suất là 14.026 MW, chiếm 57,1%; các nguồn điện BOT nước ngoài là 2.265 MW, chiếm khoảng 9,2%, và các nguồn IPP trong nước (do các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước, các nhà đầu tư tư nhân nhỏ lẻ khác) là 7.269 MW, chiếm tỷ trọng 33,7%. Cụ thể, phân loại nguồn điện loại hình và theo chủ sở hữu như hình sau:
Phân loại nguồn điện theo loại hình sản xuất

Nguồn: Viện Năng lượng
• Vùng Đông Bắc có NLMT thấp nhất.
• Tây Bắc và Bắc Trung bộ: khá.
• Từ Đà Nẵng trở vào: NLMT có tiềm năng rất tốt.
Nói chung NLMT ở Việt Nam có tiềm năng tốt và có khả năng khai thác ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay suất vốn đầu tư còn khá cao, khoảng 4 triệu - 5 triệu USD cho 1MW công suất đặt, trong khi đó các nhà máy điện truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hoặc thủy điện lớn chỉ khoảng 0,8 đến 1,4 triệu USD cho 1MW công suất đặt.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời chưa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
Tổng quan về phong điện ở Việt Nam
Theo các kết quả đánh giá tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới (2001) thông qua một nghiên cứu được thực hiện cho bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xác định là quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất so với các nước láng giềng trong khu vực như: Lào, Campuchia và Thái Lan. Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam được ước tính vào khoảng 513,360 MW, cao hơn gấp sáu lần so với tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.
Trong đó, những khu vực hứa hẹn nhất cho phát triển điện gió chủ yếu nằm ở các vùng ven biển và cao nguyên miền nam Trung bộ và miền Nam của Việt Nam.
Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ước lượng khoảng 8,6% tổng 3 diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng gió với mức từ “cao” đến “rất cao”, phù hợp cho việc triển khai tuabin gió cỡ lớn (với tốc độ gió trên 7 m/s).
Trong giai đoạn 2005 - 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt Nam tăng 10%/năm, đến năm 2025. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của Năng lượng tái tạo và lập Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo dài hạn. Ngoài ra, phát triển Năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn mang lại nhiều lợi ích như, kích thích phát triển nông thôn và tạo các cơ hội việc làm, cải thiện đường xá nông thôn, giảm nhiệt điện, do đó giảm chi phí môi trường từ các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Trong trường hợp phát triển điện gió, Việt Nam có tiềm năng gió cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tổng tiềm năng năng lượng gió là 1.750MW. Tốc độ gió trung bình ở khu vực có gió tốt là 6m/s ở độ cao 60m.
Tiềm năng gió cao hơn ở miền Trung và miền Nam của đất nước (đặc biệt ở Tây Nguyên, hải đảo và các khu vực ven biển), tương ứng khoảng 880MW và 855MW. Ở miền Bắc, tiềm năng khoảng 50MW. Hiện nay, có một trang trại điện gió với tổng công suất 30 MW đang vận hành và một trang trại điện gió công suất 90 MW đang xây dựng.
Chính phủ và nhân dân bày tỏ sự ủng hộ phát triển điện gió, đặc biệt năng lượng gió sẽ đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh. Khung thể chế cho phát triển năng lượng tái tạo đang được xây dựng. Mục tiêu của phát triển điện gió ở Việt Nam là 5% trong tổng sản lượng điện vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.
Một nội dung chính của cơ chế khuyến khích được phê duyệt để thúc đẩy phát triển điện gió là giá điện quy định (FIT). FIT bằng 7,8 US cent/kWh. Trong đó, EVN có nghĩa vụ mua điện từ các dự án điện gió ở mức giá 6,8USc/kWh. Bù giá từ ngân sách Nhà nước cho chủ đầu tư dự án điện gió là 0,1UScent/ kWh (từ Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ này cũng bao gồm giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đất, VAT và phí môi trường.
Tóm lại, những bước đầu tiên và những khuyến khích đã được thực hiện đối với phát triển điện gió trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, có nhiều việc cần phải làm trước khi năng lượng gió đóng vai trò quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam trong tương lai. Đã có ý chí chính trị, nhưng cần nhiều hơn những biện pháp cụ thể trong các năm tới cho phát triển điện gió ở Việt Nam.
Tại thời điểm hiện nay, phong điện có nhiều lợi thế cạnh tranh, với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay thủy điện lớn hơn nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời. Ước tính suất chi phí đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu USD cho 1MW công suất đặt… hiện nay, công suất đặt của điện gió là 30MW, tương đương dưới 1% so với tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam.
Kỳ 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của điện gió
NangluongVietnam.