Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

EU có chiếm lĩnh được hai thị trường xăng sinh học lớn nhất thế giới?


Phuchoiacquy – Lượng xe hơi động cơ tân tiến ngày càng tăng mạnh trong khi sạn lượng mía cho sản xuất xăng sinh học năm nay suy giảm nghiêm trọng do lũ lụt đang khiếnBrazil đối mặt với nhiều khó khăn. Không chỉ đối phó với chỉ trích “vô nhân đạo” vì chính sách an ninh lương thực, sản lượng ngô chế biến xăng của Mỹ cũng bị sụt giảm do hạn hán kéo dài. Thị trường xăng sinh học toàn cầu đang bị “khủng hoảng”. Liệu đây có phải là cơ hội béo bở cho các nước EU phát triển và thâm nhập vào 2 thị trường lớn nhất thế giới?

Lũ lụt gây khủng hoảng xăng sinh học ở Brazil

Thị trường xăng sinh học tại Brazilđang đối mặt với rất nhiều khó khăn do nguồn cung nhiên liệu mía bị suy giảm trầm trọng.
Sản lượng mía thu hoạch để làm xăng sinh học trong 3 vụ mùa gần đây đều bị suy giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong vụ mùa năm 2012 lượng mưa quá lớn vào tháng 4 đã khiến thời hạn thu hoạch mía chậm gần 1 tháng so với dự kiến. Đến khi thời tiết ổn định hơn, việc thu hoạch mía thuận lợi trở lại, thì phần lớn sản lượng mía lại bị hỏng và không thể dùng để sản xuất xăng sinh học được nữa.
Ước tính có khoảng lượng mía thu hoạch trong tháng 4/2012 bị sụt giảm 41% so với cùng kỳ năm 2011.
Nguồn cung mía nhiên liệu bị suy giảm, khiến hơn 14 nhà máy sản xuất xăng sinh học của Brazil phải đóng cửa. Ngoài ra, một vài nhà máy sản xuất xăng sinh học khác của nước ngoài đầu tư cũng chịu chung số phận.
Lũ lụt gây khủng hoảng xăng sinh học ở Brazil
Một cánh đồng mía để sản xuất xăng sinh học tại Brazil
Một nguyên nhân khác là nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Người lao động bình thường của Brazil có mua cho mình một chiếc xe hơi đời mới không còn là chuyện xa vời.
Hầu hết các loại xe hơi đều động cơ tân tiến có thể sử dụng được cả xăng sinh học lẫn xăng dầu truyền thống mà chất lượng không thua kém là bao, trong khi đó lại được Chính phủ trợ giá nên nhu cầu trong nước tăng cao là điều tất yếu.
Sản lượng xăng sinh học bị thu hẹp đã khiến chính quyền Brazilbuộc phải nhập khẩu cả xăng sinh học lẫn xăng truyền thống.
Nhiên liệu sinh học của Mỹ đối điện áp lực từ nạn đói châu Phi
Khi Brazilchủ yếu dùng mía để sản xuất xăng sinh học thì Mỹ lại dùng ngô. Tuy nhiên, hạn hán kéo dài đã khiến sản lượng ngô tại quốc gia này giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng của ngành xăng sinh học tại Mỹ vì thế cũng không khá hơn là bao.
Nhiên liệu sinh học của Mỹ đối điện áp lực từ nạn đói châu Phi
Hạn hán đã khiến sản lượng ngô nhiên liệu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Đã thế mọi chuyện lại càng trở nên khó khăn hơn với ngành sản xuất xăng sinh học Mỹ khi ngô là một loại ngũ cốc mà chính quyền Washington đang chịu rất nhiều sức ép từ chương trình “Food vs Fuel” do Liên hợp quốc phát động nhằm cắt giảm sản lượng ngô nhiên liệu dùng cho sản xuất xăng.
Ước tính, cứ khoảng 4 trong 10 giạ ngô mà Mỹ sản xuất, sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho ngành sản xuất xăng sinh học.
Các tổ chức Liên hợp quốc và quốc tế lập luận, việc Mỹ sử dụng gần trăm triệu tấn ngô mỗi năm để sản xuất xăng sinh học là “vô nhân đạo”, khi mà hàng ngày có đến hàng chục triệu người dân tại châu Phi và các nước chậm phát triển trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ chết đói.
Quan điểm trên đã dấy lên làn sóng biểu tình và phản đối chính sách sử dụng ngô làm nhiên liệu sản xuất xăng sinh học của chính quyền Washington khắp trong và ngoài nước. Thế nhưng chính quyền Mỹ cũng không thể nhập khẩu xăng truyền thống nhằm bù đắp cho lượng xăng sinh học bị thiếu hụt trong nước. Vì, Mỹ phải giữ tỷ trọng tiêu thụ giữa xăng sinh học với xăng truyền thống, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu về môi trường và ô nhiễm không khí.
Lần này, đến lượt chính quyền Washington phải cân nhắc việc nhập khẩu xăng sinh học.

Cơ hội và thách thức của EU
Các quốc gia liên minh châu Âu (EU) đang sở hữu một cơ hội thuận lợi chưa từng có để xuất khẩu xăng sinh học sang thị trường Mỹ và Brazil. Trước đó, Brazil đã phải nhập khẩu khoảng 20% trên tổng sản lượng xăng sinh học mà quốc gia này sản xuất. Còn tại Mỹ, chính quyền Washington đã dỡ bỏ khoảng thuế đánh vào xăng sinh học nhập khẩu.
Vây, thị trường Mỹ và Brazil đều hứa hẹn rất nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà sản xuất xăng sinh học nước ngoài.
Ngành sản xuất xăng sinh học EU đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có
Ngành sản xuất xăng sinh học EU đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có
Nhưng vấn đề ở đây là, liệu ngành sản xuất xăng sinh học các nước EU có đủ tiềm lực để thâm nhập vào thị trường xăng sinh học của Mỹ và Brazil hay không?
Nếu xét về khía cạnh khoa học, công nghệ, thì các quốc gia EU không hề thua kém Mỹ và Brazil trong công cuộc nghiên cứu, phát triển xăng sinh học.
Nhưng vấn đề ở đây là EU đang không có “động lực để phát triền” ngành xăng sinh học. Việc Đức thất bại trong việc sử dụng xăng sinh học E10 trên diện rộng là một minh chứng cho nhận định trên.
Nhu cầu với xăng sinh học tại EU khá khiêm tốn, nên các tập đoàn, công ty trong ngành năng lượng chỉ bỏ ra một lượng vốn rất nhỏ để phát triển các dự án thí điểm sản xuất xăng sinh học.
Tuy nhiên, vấn đề nan giải về “động lực để phát triển” ngành xăng sinh học tại EU sẽ sớm được giải quyết. Khi mà, cả hai thị trường tiêu thụ xăng sinh học lớn nhất của thế giới là Mỹ và Brazilđều đang rất “khát xăng sinh học”.
Với Mỹ, quốc gia này phải cần khoảng 5 năm nữa mới có thể duy trì sản lượng ngô ở mức cân đối, cho cả các yêu cầu sản xuất lương thực, lẫn làm nhiên liệu sản xuất xăng sinh học.
Còn với Brazil, dự đoán ít nhất phải đến khi Olympics 2016 kết thúc tại quốc gia này, thì nhu cầu mua mới xe hơi của người dân trong nước mới bắt đầu tạm lắng.
Cả Mỹ và Brazil đều phải đối mặt với một sự thực là “họ khó mà có thể bù đắp xăng truyền thống vào những thiếu hụt của xăng sinh học”. Mỹ cần xăng sinh học để bảo đảm các mục tiêu về môi trường, còn người dân Brazil đã quá quen thuộc với xăng sinh học.
Theo thống kê, hầu hết các máy bơm ở Brazil đều sử dụng xăng E100, và chuyện mọi người sử dụng xăng sinh học pha chế với xăng truyền thống cho động cơ ô tô là chuyện thường ngày.
Vì vậy, bất chấp quy mô “nhỏ bé” của ngành sản xuất xăng sinh học của mình, các nước EU cần chớp ngay thời cơ để chiếm lĩnh thị trường xăng sinh học tại Mỹ và Brazil, trước khi Ấn Độ và Úc - những quốc gia đầy tiềm năng về xăng sinh học kịp nhận ra “miếng mồi béo bở” này.
Nếu các nước EU có thể tận dụng triệt để được cơ hội ngàn vàng này, thì lợi ích đem lại cho toàn khối sẽ là rất lớn.
Ngành năng lượng EU sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên ngành năng lượng Mỹ và Brazil, nguồn thu từ ngành sản xuất suất xăng sinh học sẽ là không hề nhỏ và hơn hết, đây còn là “động lực lớn lao” cho ngành sản xuất xăng sinh học EU phấn đấu để nhanh chóng lớn mạnh.
Theo thantoc.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét