Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Các mô hình thị trường điện (Kỳ 2)



Phuchoiacquy - Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý đã tạo điều kiện để nhiều công ty điện lực nghiên cứu xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế cho mô hình truyền thống trước đây. Nhìn từ góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành các loại mô hình thị trường điện cơ bản và các biến thể đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện nay như sau:
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Khoa
Mô hình thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn
Mô hình này được coi là bước đầu của quá trình cải tổ tiến tới tự do hóa trong kinh doanh điện. Mô hình một người mua cho phép các nhà đầu tư tư nhân xây dựng, sở hữu và quản lý các nhà máy điện độc lập (Independent power producer - IPP). Các công ty phát điện phải cạnh tranh để bán điện cho đơn vị mua điện duy nhất. Đơn vị mua duy nhất độc quyền mua điện từ các nguồn phát và bán điện đến các khách hàng sử dụng điện.
Mô hình này bảo đảm rủi ro ít nhất cho các IPP, làm tăng trách nhiệm của các công ty điện lực mặc dù nó vẫn tạo động lực thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện. Thị trường phát điện cạnh tranh một người mua đòi hỏi phải chia tách chức năng của các khâu truyền tải và phát điện trong mô hình liên kết dọc.
Mô hình thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn
Hình 3. Mô hình thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn
- Ưu điểm
+ Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn...
+Cơ hội thực hiện thành công cao.
+Hình thành được môi trường cạnh tranh trong khâu phát điện.
+Thu hút được đầu tư vào các nguồn điện mới.
+Không gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phân phối hiện tại.
+Mô hình thị trường đơn giản nên hệ thống các quy định cho hoạt động của thị trường chưa phức tạp.
+Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường không lớn.
-Hạn chế
+Đơn vị mua duy nhất được độc quyền mua nguồn điện từ các đơn vị phát điện.
+Mức độ cạnh tranh chưa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh trong phát triển các nguồn điện mới.
+Chưa có lựa chọn mua điện cho các công ty phân phối khách hàng.
Mô hình cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
Mô hình này tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán buôn điện. Điểm khác biệt nổi bật đối với mô hình một người mua là các công ty phân phối được quyền lựa chọn mua điện trực tiếp từ bất cứ công ty phát điện nào, không nhất thiết phải từ đơn vị mua duy nhất. Tuy nhiên, khâu bán lẻ điện đến các khách hàng dùng điện vẫn độc quyền bởi các công ty phân phối quản lý địa bàn của mình.
Trong mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các công ty phát điện sẽ tự do cạnh tranh và chịu các rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Các giao dịch mua bán điện năng được thực hiện thông qua các hợp đồng song phương hoặc thông qua thị truờng tức thời hoặc dưới cả hai hình thức.
Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
Hình 4. Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
-Ưu điểm
+Đã xóa bỏ được độc quyền mua điện của đơn vị mua duy nhất trong thị trường một người mua.
+Các đơn vị phân phối có quyền cạnh tranh mua điện từ nhà cung cấp. Các khách hàng tiêu thụ lớn được quyền lựa chọn nhà cung cấp.
+Lượng điện mua bán qua thị trường ngắn hạn tăng lên đáng kể, tăng mức độ cạnh tranh.
-Hạn chế
+Khách hàng tiêu thụ vừa và nhỏ chưa được quyền lựa chọn nhà cung cấp, vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện.
+Hoạt động giao dịch thị trường đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn.
+Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn.
Thời gian gần đây, trong quá trình tái cấu trúc tại thị trường California và trước đó tại Nauy và Tây Ban Nha, người ta đã cải tiến và đề xuất một mô hình thị trường bán buôn linh động hơn. Bên cạnh việc giao dịch dựa trên thị trường chung, còn cho phép thực hiện các giao dịch song phương tự nhiên để lập kế hoạch kết hợp giữa phát điện và nhu cầu bên ngoài thị trường chung.
Thị trường điện bán buôn có ba mô hình hoạt động cơ bản:
- Mô hình thị trường điện tập trung (PoolCo)
- Mô hình hợp đồng song phương (Bilateral)
- Mô hình lai giữa thị trường chung và hợp đồng song phương (Hybrid)
Mô hình thị trường điện song phương
Trong thị trường này người mua và người bán có thể giao dịch trực tiếp với nhau không thông theo sự sắp xếp của thị trường bằng những hợp đồng song phương.
Các nhà cung cấp có trách nhiệm thanh toán chi phí truyền tải cho công ty sở hữu truyền tải để được tham gia vào lưới truyền tải cũng như trả chi phí cho công ty phân phối để được tham gia vào lưới phân phối.
Giá điện được xác định theo từng hợp đồng, người mua và người bán điện sẽ thương thảo trực tiếp để thống nhất giá điện cho hợp đồng.
Sau khi các bên tham gia hợp đồng song phương thống nhất các điều khoản trong hợp đồng, công ty phát có nhiệm vụ thông báo các thông tin cần thiết cho ISO để vận hành hệ thống.
Giá truyền tải phải đảm bảo công bằng đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống.
Mô hình thị trường điện song phương
Hình 5. Mô hình thị trường điện song phương
Mô hình thị trường điện cạnh tranh bán lẻ
Mô hình bán lẻ cạnh tranh là bước phát triển cao nhất, cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện.
Là mô hình mà ở đó tất cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện. Giá cả hoàn toàn được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng.
-Ưu điểm
+Mức độ cạnh tranh tăng rất nhiều. Khách hàng dùng điện được lựa chọn mua điện. Xóa bỏ hoàn toàn độc quyền trong kinh doanh mua bán điện.
+Chất lượng dịch vụ, chất lượng điện năng sẽ được nâng lên đáng kể; giá điện do cạnh tranh cao nên có thể giảm đáng kể.
+Giảm dần tiến tới loại bỏ bù chéo trong kinh doanh phân phối và bán lẻ điện giữa các vùng trong cả nước.
+Mức độ điều tiết trong thị trường giảm đi rất nhiều so với hai cấp độ trước.
-Hạn chế
+Hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn.
+Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn rất nhiều so với thị trường buôn bán cạnh tranh.
Theo NLVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét