Hiển thị các bài đăng có nhãn điện năng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện năng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tập đoàn Intel mở rộng đầu tư lĩnh vực điện ở Việt Nam


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Theo TTXVN, tại diễn đàn "Intel Việt Nam - Quá trình phát triển bền vững và tầm nhìn công nghệ trong tương lai' được tổ chức mới đây, bà Sherry Boger, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam nhấn mạnh: Hiện nay, điện năng là yếu tố để Intel dự định mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Intel Products
Theo đó, từ tháng 11/2012, Intel nhận ra sự bất ổn định về điện ảnh hưởng đến hoạt động của công ty tại Việt Nam. Vì vậy, Intel đã họp với lãnh đạo của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Truyền tải điện 4 để đặt ra chiến lược nhằm đảm bảo chất lượng lưới điện.
Các bên đã thống nhất thiết lập lại nhóm làm việc đảm bảo chất lượng điện với sự tham gia của 3 bên gồm: Công ty Truyền tải điện, Công ty Cung ứng điện và Intel. Sau đó đã trao đổi thông tin, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sụt áp, bất ổn định về điện, đưa ra giải pháp cải thiện cho lưới điện.
Phía Intel cũng đã đưa ra những yêu cầu cụ thể của Intel tại Việt Nam và đánh giá các biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm thiểu việc sụt áp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp hồi tháng 4/2013, đánh giá lại hiện trạng thì thấy sự cố sụt áp về điện vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn có một sự cố xảy ra trong tháng 1/2013 và hai sự cố trong tháng 5/2013. Vì vậy, Intel mong muốn phía Việt Nam quan tâm đầu tư để giữ được sự ổn định về điện, giúp Intel phát triển bền vững lâu dài tại Việt Nam.
Bà Sherry Boger cũng cho biết: Hiện Intel đang chú trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo và nguồn nhân lực tại Việt Nam là người bản địa, hướng tới mục tiêu đưa Intel Products Việt Nam trở thành một nhà sản xuất vững mạnh của tập đoàn.
Để triển khai kế hoạch này, Intel đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo như: Chương trình hợp tác đào tạo kỹ thuật cao (2013-2017); Chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật RMIT 2010-2013; Chương trình đào tạo cho giáo viên của Intel…
Intel mong muốn phía Việt Nam quan tâm đầu tư để giữ được sự ổn định về điện, giúp Intel phát triển bền vững lâu dài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin” vào năm 2020, Intel đã phối hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và trường Đại học quốc gia Hà Nội hoàn thành các video đào tạo 10 bước đơn giản về tin học, hướng tới xóa bỏ khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.
NangluongVietnam.vn

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Cần đầu tư thêm lưới điện đấu nối vào hệ thống 500kV





Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề sự cố gây mất điện của các tỉnh phía Nam mới đây, và có giải pháp gì để phòng những trường hợp tương tự như thế? Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Đây là một sự cố nghiêm trọng, ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu giải quyết ngay tức thì, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan có báo cáo cụ thể về vấn đề liên quan.


Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu giải quyết ngay tức thì, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan có báo cáo cụ thể về vấn đề liên quan.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, không chỉ 22 tỉnh, thành miền Nam mất điện mà ở Campuchia cũng bị mất theo. Ngay khi sự cố xảy ra, Chính phủ cũng nhận được ý kiến từ phía Campuchia là thủ đô Phnom Penh mất điện.
Đây là sự cố nghiêm trọng, ngành điện dùng thuật ngữ là “rã lưới”, để khắc phục không phải đơn giản, không phải mất một cái là có thể đóng lại được ngay. Hậu quả đến bây giờ chưa tính toán được chính xác, nhưng rất lớn, không chỉ về kinh tế mà còn về xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết ngay tức thì, đồng thời đương nhiên sau mỗi sự cố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, trong trường hợp này là Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo về vấn đề này.
Đây là một sự cố lớn chưa từng có nên Thủ tướng Chính phủ đã nghe ý kiến của Bộ Công Thương, yêu cầu Bộ Công Thương xem xét một cách rất nghiêm túc tất cả mọi mặt để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.
Chúng ta đã có Luật để bảo đảm an toàn các công trình, trong đó có các công trình điện, đặc biệt có công trình hành lang lưới điện cao áp.
Trường hợp này quy định đã có, vậy trách nhiệm của ngành, cấp liên quan tới việc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hành lang đã nghiêm túc chưa. Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngành điện xem xét nghiêm túc.
Bên cạnh đó, cũng yêu cầu ngành điện xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không xảy ra các sự cố lặp lại, như vậy và các sự cố có tính nghiêm trọng tương tự.
Theo Bộ trưởng, ngoài lý do mang tính sự cố, đây cũng còn lý do mang tính kỹ thuật, đất nước của chúng ta trải dài, lưới điện chằng chịt, các đầu nối dẫn vào hệ thống 500 kV còn ít. Nếu đúng ra, với một mạng lưới mạng nhện chằng chịt lớn như vậy, chúng ta phải có nhiều đầu dẫn vào hệ thống, có nghĩa là, tới đây chúng ta phải tăng cường đầu tư thêm các đầu dẫn nối vào đường dây 500kV, cũng như đầu tư thêm một số nguồn phát điện được phân bổ hợp lý.
Liên quan đến vấn đề giá điện, Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ kiên trì lộ trình điều hành giá điện từng bước tiến tới thị trường. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về giá cho công nghiệp và cho đời sống của nhân dân, còn yêu cầu rất quan trọng nữa là phải có mặt bằng giá hợp lý để thị trường không bị méo mó, theo đúng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là tạo sự hấp dẫn để huy động được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư không chỉ phát triển nguồn điện mà kể cả các công trình cần thiết trong mạng lưới điện.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Qua sự cố vừa rồi, Bộ Công Thương nhận thấy tính dễ tổn thương của đường dây truyền tải 500kV. Do vậy, chúng ta sẽ phải tìm mọi cách đẩy nhanh dự án nguồn điện ở khu vực phía Nam. Bởi hiện nay, khu vực phía Nam có nhu cầu về tiêu dùng điện rất cao.
Một khó khăn được Thứ trưởng đưa ra hiện nay là, các địa phương chưa nhiệt tình trong việc dành đất để triển khai những công trình đường dây 500kV.
Về trách nhiệm tham gia bảo vệ lưới điện, Thứ trưởng cho rằng, hàng chục nghìn km đường dây điện nên lực lượng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam khó bảo vệ một cách tuyệt đối an toàn, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ của các địa phương. Nghị định 106 năm 2005 của Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của các địa phương. Các địa phương cũng phải vào cuộc và đặc biệt là sự vào cuộc của người dân.
Thứ trưởng Lê Dương Quang khẳng định: Sự cố vừa rồi rất hy hữu, nếu người dân và các tổ chức, đơn vị tại khu vực đường dây đi qua có trách nhiệm bảo vệ thì nguy cơ xảy ra sự cố sẽ ít hơn rất nhiều.
Sự cố do xe cần cẩu trồng cây trong khu vực Thành phố mới Bình Dương chạm vào đường dây 500kV
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, ngày 26/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương chỉ đạo, sớm phê duyệt đưa hệ thống đường dây truyền tải điện 500kV vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
NangluongVietnam

Năng lượng tương lai – mối quan tâm lớn của người Việt


Cuộc khảo sát có tên là “Khảo sát Năng lượng tương lai” nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến của người dân Việt Nam về tương lai năng lượng.
Theo Liên hợp quốc và Kịch bản năng lượng của Shell, đến năm 2030, dự báo thế giới sẽ cần thêm 40%-50% năng lượng, nước và lương thực để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của nhân loại. Điều đó có thể gây áp lực lên các nguồn tài nguyên sống còn này. Và ngày càng có nhiều người Việt Nam ý thức về các vấn đề này và các biện pháp giải quyết vấn đề.
Năng lượng mặt trời được nhiều người dân Việt Nam lựa chọn là nguồn năng lượng tương lai (Ảnh: gizmag.com)
Năng lượng mặt trời được nhiều người dân Việt Nam lựa chọn là nguồn năng lượng tương lai (Ảnh: gizmag.com)
Khảo sát cho thấy có tới 8/10 người dân cho rằng, thiếu hụt nước, lương thực và năng lượng cũng như giá năng lượng cao là các vấn đề có thể gây ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong tương lai.
Bà Nguyễn Ánh Tuyết, Chủ tịch công ty Shell Việt Nam cho biết: “Các mối quan tâm đến năng lượng sống còn của thế giới ngày càng tăng lên, nước, lương thực và các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đã khiến cho nhiều người Việt Nam suy nghĩ về tương lai năng lượng nghiêm túc hơn. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng, trong nhiều thập kỷ tới, thế giới sẽ phải huy động toàn bộ các loại năng lượng. Nhưng thách thức đảm bảo đủ nguồn cung năng lượng, nước và lương thực trở nên lớn hơn bởi chính mối quan hệ khăng khít giữa chúng, cần phải ứng phó với những thách thức này một các thông minh và đồng bộ”.
Khảo sát Năng lượng tương lai cho thấy, người dân Việt Nam lựa chọn tổ hợp đa dạng các hình thức năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai. Trong đó, nguồn năng lượng được người dân Việt Nam lựa chọn nhiều nhất là năng lượng mặt trời (72%), tiếp theo là năng lượng nước (58%) và năng lượng gió (47%). Sử dụng nhiên liệu sinh học cũng được xem là tốt cho môi trường và là một giải pháp làm giảm thải khí CO2 – vấn đề được đa số cộng động Việt Nam cho là rất quan trọng.
Và gần 2/3 người dân Việt Nam tin rằng, công chúng đóng vai trò trong việc xây dựng tương lai năng lượng. Nhiều người dân Việt Nam đã có những biện pháp như: Sử dụng bớt năng lượng (78%) và sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng (74%). Tuy nhiên, họ cho rằng, sự hợp tác giữa cộng đồng, chính phủ và ngành công nghiệp là chìa khóa để xây dựng các giải pháp năng lượng tương lai, trong đó, chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất.
“Các chính sách chủ động, đồng bộ và mạnh mẽ rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng của thế giới và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Xã hội cũng có vai trò quyết định trong việc hình thành tương lai của hệ thống năng lượng thế giới. Chúng ta – ngành công nghiệp, chính phủ và xã hội – tất cả đều có trách nhiệm xây dựng một tương lai năng lượng tốt đẹp hơn. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra các bước đột phá và công nghệ mới có thể giúp đa dạng nguồn cung năng lượng thế giới, tăng việc sử dụng các năng lượng sạch hơn và cải thiện hiệu suất”, bà Tuyết cho biết.

Những kết quả chính của cuộc khảo sát do Shell Việt Nam tiến hành: • 7/10 người đánh giá nhu cầu năng lượng là quan trọng. Các vấn đề quan tâm hàng đầu là việc làm và giá sinh hoạt.
• Biến đổi khí hậu (33%) và môi trường (27%) là những yếu tố quan trọng tạo nên mối quan tâm đến năng lượng tương lai.
• 8/10 người đánh giá thiếu hụt nước, lương thực và năng lượng gây ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam trong hoàn cảnh hạn chế về năng lượng.
• Năng lượng mặt trời (72%), năng lượng nước (58%) và năng lượng gió (47%) được lựa chọn làm nguồn cung cấp năng lượng.
• 3/5 người tin tưởng cộng đồng Việt Nam có vai trò lớn nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng.
• 8/10 người cho rằng giảm phát thải khí CO2 là quan trọng.
• Hầu hết người tham gia khảo sát có các hành vi giảm phát thải khí CO2. Nhiên liệu sinh học được cân nhắc đầu tiên vì tốt cho môi trường và có thể giảm phát thải khí CO2.
• 41% tin rằng sự hợp tác là yếu tố hàng đầu trong việc đưa ra các giải pháp năng lượng tương lai. Chính phủ (63%) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng, tiếp theo là người dân Việt Nam (59%) và ngành công nghiệp (53%).

Theo Bùi Tuyết/An ninh Thủ đô

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 1)



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Trong mối quan hệ giữa sản xuất điện với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, những gì diễn ra trong xu thế phát triển toàn cầu đã minh chứng rằng cách làm chủ quan, nóng vội và thiếu cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường đều phải trả giá quá đắt cho những thảm họa khôn lường của những năm sau. Đi tìm sự hài hòa giữa phát triển điện năng với tăng trưởng kinh tế  và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. Nó không chỉ đặt ra ở tầm quốc gia, khu vực mà mang ý nghĩa hợp tác toàn cầu.
GVC.TS. PHẠM THỊ THU HÀTrường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tại thời điểm hiện nay, phong điện có nhiều lợi thế cạnh tranh,
với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hay thủy điện...
Tổng quan về nguồn điện hiện nay tại Việt Nam
Tổng công suất đặt các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia tính đến hết năm 2011 là 24.559MW (bao gồm 23.559MW công suất các nhà máy điện và 1.000MW nhập khẩu từ Trung Quốc), trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng cao nhất (41,2%), nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng thấp nhất (1,9%) trong 23.559 MW tổng công suất các nhà máy điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN sở hữu 100% vốn, hoặc giữ cổ phần chi phối các nhà máy điện, có tổng công suất là 14.026 MW, chiếm 57,1%; các nguồn điện BOT nước ngoài là 2.265 MW, chiếm khoảng 9,2%, và các nguồn IPP trong nước (do các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước, các nhà đầu tư tư nhân nhỏ lẻ khác) là 7.269 MW, chiếm tỷ trọng 33,7%. Cụ thể, phân loại nguồn điện loại hình và theo chủ sở hữu như hình sau:
Phân loại nguồn điện theo loại hình sản xuất

Nguồn: Viện Năng lượng
• Vùng Đông Bắc có NLMT thấp nhất.
• Tây Bắc và Bắc Trung bộ: khá.
• Từ Đà Nẵng trở vào: NLMT có tiềm năng rất tốt.
Nói chung NLMT ở Việt Nam có tiềm năng tốt và có khả năng khai thác ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay suất vốn đầu tư còn khá cao, khoảng 4 triệu - 5 triệu USD cho 1MW công suất đặt, trong khi đó các nhà máy điện truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hoặc thủy điện lớn chỉ khoảng 0,8 đến 1,4 triệu USD cho 1MW công suất đặt.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời chưa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
Tổng quan về phong điện ở Việt Nam
Theo các kết quả đánh giá tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới (2001) thông qua một nghiên cứu được thực hiện cho bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xác định là quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất so với các nước láng giềng trong khu vực như: Lào, Campuchia và Thái Lan. Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam được ước tính vào khoảng 513,360 MW, cao hơn gấp sáu lần so với tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.
Trong đó, những khu vực hứa hẹn nhất cho phát triển điện gió chủ yếu nằm ở các vùng ven biển và cao nguyên miền nam Trung bộ và miền Nam của Việt Nam.
Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ước lượng khoảng 8,6% tổng 3 diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng gió với mức từ “cao” đến “rất cao”, phù hợp cho việc triển khai tuabin gió cỡ lớn (với tốc độ gió trên 7 m/s).
Trong giai đoạn 2005 - 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt Nam tăng 10%/năm, đến năm 2025. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của Năng lượng tái tạo và lập Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo dài hạn. Ngoài ra, phát triển Năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn mang lại nhiều lợi ích như, kích thích phát triển nông thôn và tạo các cơ hội việc làm, cải thiện đường xá nông thôn, giảm nhiệt điện, do đó giảm chi phí môi trường từ các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Trong trường hợp phát triển điện gió, Việt Nam có tiềm năng gió cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tổng tiềm năng năng lượng gió là 1.750MW. Tốc độ gió trung bình ở khu vực có gió tốt là 6m/s ở độ cao 60m.
Tiềm năng gió cao hơn ở miền Trung và miền Nam của đất nước (đặc biệt ở Tây Nguyên, hải đảo và các khu vực ven biển), tương ứng khoảng 880MW và 855MW. Ở miền Bắc, tiềm năng khoảng 50MW. Hiện nay, có một trang trại điện gió với tổng công suất 30 MW đang vận hành và một trang trại điện gió công suất 90 MW đang xây dựng.
Chính phủ và nhân dân bày tỏ sự ủng hộ phát triển điện gió, đặc biệt năng lượng gió sẽ đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh. Khung thể chế cho phát triển năng lượng tái tạo đang được xây dựng. Mục tiêu của phát triển điện gió ở Việt Nam là 5% trong tổng sản lượng điện vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.
Một nội dung chính của cơ chế khuyến khích được phê duyệt để thúc đẩy phát triển điện gió là giá điện quy định (FIT). FIT bằng 7,8 US cent/kWh. Trong đó, EVN có nghĩa vụ mua điện từ các dự án điện gió ở mức giá 6,8USc/kWh. Bù giá từ ngân sách Nhà nước cho chủ đầu tư dự án điện gió là 0,1UScent/ kWh (từ Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ này cũng bao gồm giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đất, VAT và phí môi trường.
Tóm lại, những bước đầu tiên và những khuyến khích đã được thực hiện đối với phát triển điện gió trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, có nhiều việc cần phải làm trước khi năng lượng gió đóng vai trò quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam trong tương lai. Đã có ý chí chính trị, nhưng cần nhiều hơn những biện pháp cụ thể trong các năm tới cho phát triển điện gió ở Việt Nam.
Tại thời điểm hiện nay, phong điện có nhiều lợi thế cạnh tranh, với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay thủy điện lớn hơn nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời. Ước tính suất chi phí đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu USD cho 1MW công suất đặt… hiện nay, công suất đặt của điện gió là 30MW, tương đương dưới 1% so với tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam.
Kỳ 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của điện gió
NangluongVietnam.

Ngân hàng Thế giới trở lại với các dự án thủy điện lớn



PDF.InEmail
Phuchoiacquy – Ngân hàng Thế giới (WB) đang quay trở lại với chính sách mà Ngân hàng này đã từ bỏ cách đây một thập kỷ trong nỗ lực thúc đẩy các dự án thủy điện quy mô lớn trên khắp thế giới và xem đây như một giải pháp quan trọng để hóa giải mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và kiểm soát lượng phát thải các-bon.
Vốn vay cho phát triển thủy điện của WB đang tăng đều đặn trong những năm gần đây và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp diễn trong bối cảnh bùng nổ toàn cầu về thủy điện.
Các dự án thủy điện quan trọng ở Congo, Zambia, Nepal và một số khu vực khác được biết là một phần hoạt động gây quỹ của Ngân hàng từ các quốc gia giàu có.
Các dự án này từng bị tẩy chay vào những năm 1990, một phần vì chúng có thể ảnh hướng tới cộng đồng và hệ sinh thái. Nhưng giờ đây, chúng lại có hy vọng khi WB nhìn nhận các dự án thủy điện lớn là giải pháp quan trọng giúp châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á… giảm nghèo mà vẫn kiểm soát được lượng phát thải các-bon.
Tuy nhiên thực tế, đây vẫn còn là quan điểm gây tranh cãi bởi mặc dù những đập thủy điện lớn sản xuất ra điện sạch và rẻ hơn nhưng trong quá trình xây dựng khó tránh khỏi phải di chuyển những ngôi làng trong vùng hồ thủy điện, đồng thời hủy hoại sinh kế của người dân.

Thủy điện sản xuất ra nguồn điện sạch, giá rẻ nhưng cũng đem đếnnhiều tác động xã hội và môi trường (Ảnh: Alliancecomm)
Trước đó, năm 2009, Ngân hàng Thế giới đã công bố Báo cáo đánh giá về thủy điện. Báo cáo một mặt thừa nhận những rủi ro lớn về môi trường và xã hội của các đập lớn, song mặt khác khẳng định tiềm năng thủy điện to lớn chưa được khai thác ở châu Phi và châu Á có thể giúp cấp điện cho hàng trăm triệu người thiếu điện.
Tin rằng năng lượng chính là chìa khóa đưa các nước thoát nghèo, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, đang nỗ lực theo đuổi chính sách thúc đẩy các dự án thủy điện quy mô lớn mà Ngân hàng đã từ bỏ cách đây một thập kỷ bất chấp những hồ nghi cho rằng các dự án lớn này có lợi cho phía chủ đầu tư thủy điện hơn là các cộng đồng nghèo địa phương.
DĐĐT/Timesdispatch.com

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

"Nga sẽ xây nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất cho Việt Nam"



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Theo Tiếng nói nước Nga, tại cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu Tập đoàn Rosatom (đơn vị trực tiếp tư vấn, xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận) - Sergey Kiriyenko khẳng định, Nga sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam an toàn nhất và tiên tiến nhất.

Ông Sergey Kiriyenko
Trước đó, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chúng tôi đồng ý với nhau rằng sẽ tích cực hợp tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, để dự án phát triển theo đúng lịch trình đã định, với việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất bảo đảm an toàn mức cao nhất cho nhà máy".
Thủ tướng Medvedev cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam và Nga có thể hợp tác không chỉ trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà còn trong việc hình thành cơ sở hạ tầng tương ứng.
Mới đây, để chuẩn bị nhân lực cho việc thi công nhà máy điện hạt nhân, Tổng công ty Sông Đà, đã đưa đoàn kỹ sư và công nhân của Tổng công ty sang thực tập trên công trường nhà máy điện hạt nhân Rostov, thuộc thành phố Volgadonsk, LB Nga.
Đợt thực tập thuộc chương trình hợp tác đào tạo giữa Tổng công ty Sông Đà và Công ty CP NIAEP, là kết quả của Biên bản thỏa thuận khung được ký giữa Tổng công ty Sông Đà với Công ty CP Niaep thuộc Tập đoàn Rosatom Liên bang Nga ngày 25/4/2012.
Nhà máy điện hạt nhân Rostov là một trong những dự án năng lượng lớn của miền nam nước Nga, có công nghệ tiên tiến, được thiết kế 4 tổ máy với công suất là 4.000MW.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây dựng 13 tổ máy điện hạt nhân.
Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành với công suất 1.000 MW, tổ máy 2 vận hành vào năm 2021.
Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
Kế hoạch là đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).
NangluongVietnam

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Lộ trình triển khai lưới điện thông minh của EVN SPC



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Phát triển lưới điện thông minh (LĐTM) với công nghệ hiện đại sẽ nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong công tác quản lý sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển nguồn và lưới điện, tăng cường khả năng khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Căn cứ nguồn lực và chiến lược tự động hóa lưới điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã xây dựng kế hoạch triển khai LĐTM theo 3 giai đoạn: 2012 - 2016; 2017 - 2022 và sau 2022. Cụ thể như sau:
Chương trình đo ghi thông số công tơ từ xa
EVN SPC đang tích cực hiện đại hóa hệ thống đo đếm phục vụ kinh doanh điện năng bằng việc thay thế công tơ điện cơ kiểu cảm ứng, bằng công tơ điện tử và các hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa.
Hiện nay, đã lắp đặt trên lưới khoảng 150.000 công tơ điện tử 1 pha. Đến năm 2014 sẽ hoàn thiện hệ thống đọc từ xa các công tơ ranh giới (bao gồm 86 vị trí đo).
Từ nay, đến năm 2016 lắp đặt hệ thống đo ghi từ xa công tơ khách hàng trạm chuyên dùng cho hơn 29.400 khách hàng. Giai đoạn 2012 - 2016 sẽ hoàn thiện xây dựng hệ thống đo ghi từ xa thu thập dữ liệu công tơ tổng trạm công cộng phục vụ công tác giảm tổn thất điện năng. Giai đoạn 2012-2016, sẽ lắp công tơ đo ghi từ xa sau trạm công cộng, gồm: 1.430.000 công tơ đối với khách hàng khu vực thành phố, thị xã, thị trấn; 704.000 công tơ đối với khách hàng khu vực nông thôn.
Chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện
Giai đoạn 2013 - 2016 triển khai xây dựng hệ thống SCADA và TBA 110kV không người trực. Hệ thống SCADA sẽ làm nhiệm vụ điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu toàn bộ các trạm 110kV và các Recloser trung thế trên địa bàn quản lý.
Trung tâm điều khiển chính đặt tại văn phòng EVN SPC; Trung tâm điều khiển dự phòng được đặt tại Công ty Lưới điện cao thế miền Nam; 42 phòng điều khiển xa (remote console) tại 21 tỉnh/ thành phố thuộc địa bàn quản lý để giám sát điều khiển trạm 110kV và các recloser trên các tuyến trung thế. Các Recloser trung thế sẽ do các phòng điều khiển tại các Công ty Điện lực thực hiện. Trong quý 2/2013, sẽ hoàn tất hệ thống giám sát vận hành lưới điện 110kV trên cơ sở khai thác tối đa hệ thống SCADA của A0, A2.
Trong giai đoạn này cũng sẽ triển khai ứng dụng kết quả tính toán lưới điện bằng phần mềm PSS/ADEPT vào phân tích tổn thất, phân giao chỉ tiêu tổn thất điện năng. Quản lý cơ sở dữ liệu và tính toán SAIDI, SAIFI thông qua chương trình mô hình hóa lưới điện trung áp. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý lưới điện 110kV, lưới điện trung thế 22kV phục vụ quản lý vận hành lưới.
Hoàn thiện hệ thống viễn thông chuyên ngành để kết nối từ Tổng công ty đến tất cả các Công ty Điện lực, các TBA tại 21 tỉnh/thành. Trong năm 2013 thiết lập mạng truyền dẫn đường trục liên tỉnh với 480km cáp quang, truyền dẫn công nghệ Ethernet với giao thức TCP/IP, đường truyền tốc độ 1Gbps. Xây dựng tuyến cáp quang nội tỉnh dài 3.697km trên trụ trung, hạ thế, kết nối Công ty Điện lực - Điện lực, Công ty Điện lực - Chi nhánh điện cao thế, Điện lực, Chi nhánh điện cao thế - TBA.
Giai đoạn 2017-2022, mở rộng SCADA đến các đến các thiết bị trên lưới trung thế như LBS, trạm compact, trạm bù, các nhà máy điện nhỏ. Nâng cao hơn nữa độ tin cậy cung cấp điện nhờ phối hợp tốt hơn với dò tìm, cách ly sự cố và tái cấu trúc lưới điện. Sẽ phát triển, liên kết với các phần mềm hiện có (hoặc xây dựng thêm) để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như hỗ trợ các service center, call center, các trung tâm cung cấp thông tin, việc tổ chức vận hành sửa chữa điện… Triển khai TBA 110kV không người trực (giảm số người trực tại các trạm xuống còn 3-5 người/trạm). Liên kết GIS, hệ thống SCADA, CMIS và các hệ thống quản lý đo đếm, Trung tâm chăm sóc khách hàng. Hoàn thiện chương trình thu thập cơ sở dữ liệu mất điện đến từng khách hàng, tự động hóa tính toán độ tin cậy và lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
Phát triển các phần mềm phục vụ khách hàng điện, tạo kênh thông tin giao tiếp 2 chiều giữa đơn vị điện lực và khách hàng, tạo thêm nhiều tiện ích, đặc biệt các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trên website. Khi được trang bị cơ sở hạ tầng đo đếm tiên tiến AMI, khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin về việc sử dụng điện của mình để điều chỉnh hành vi sử dụng điện vào giờ thấp điểm để giảm chi phí, khách hàng được cung cấp các dịch vụ online trên môi trường Internet và nhiều tiện ích khác. Nói cách khác khách hàng có thể kiểm soát toàn bộ quá trình sử dụng điện của mình.
Nguồn: EVNSPC

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)


Phuchoiacquy - Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.

Nguyễn Bình Khánh, Ngô Tuấn KiệtViện Khoa học năng lượng - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, HTNL đã có những bước phát triển không ngừng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
Ngoài các đặc điểm chung như: các hệ thống năng lượng khác, những yếu tố đặc thù về địa lý, lãnh thổ và sự phân bố tài nguyên năng lượng cũng như trung tâm tiêu thụ năng lượng của HTNL Việt Nam có tác động lớn đến việc giải bài toán tối ưu phát triển HTNL và ANNL Việt Nam.
I. Hệ thống năng lượng Việt Nam
1. 1 Cân đối nguồn năng lượng sơ cấp
Việt Nam có tiềm năng khá đa dạng về nguồn năng lượng sơ cấp, với đầy đủ các nguồn than, dầu khí, thủy điện, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, biomass…), năng lượng hạt nhân, năng lượng biển… Nhiều nguồn năng lượng sơ cấp đã được đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng ở nước ta.
Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009, tăng trung bình 6,54%/năm và đạt 57 triệu TOE vào năm 2009 (trong đó, tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu tăng 8,74%/năm, khí tăng 22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm, đạt 74,23 tỷ kWh năm 2009). Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam năm 2015 đạt 72,77 triệu TOE, các năm 2020, 2025 và 2030 tương ứng là 80,9; 103,1 và 131,16 triệu TOE.
Bảng 1: Cân bằng nhu cầu nguồn năng lượng sơ cấp giai đoạn 2015-2030
1.2 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than
Nguồn than chủ yếu của Việt Nam là than Antraxit thuộc bể than Đông Bắc, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một phần thuộc tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Than Antraxit của Bể than Đông Bắc có chất lượng tốt (nhiệt trị 4.600-8.200 kcal/kg). Ngoài ra, vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện bể than nâu được dự báo có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn. Kết quả thăm dò và khảo sát tới cuối năm 2010 của ngành than cho thấy, tổng trữ lượng than của Việt Nam ước khoảng 48,7.109 tấn (bao gồm than bể than Đông Bắc, khối nâng Khoái Châu của bể than đồng bằng Sông Hồng và các mỏ khác).
Bảng 2: Tài nguyên và trữ lượng nguồn than
(Nguồn: Quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030)
Theo quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030 thì đến năm 2015 nhu cầu than toàn bộ nện kinh tế là 63,330.106 tấn/năm (trong đó nhu cầu than cho điện là 31,8.106 tấn/năm) và sau năm 2015 lượng than nhập khẩu sẽ tăng nhanh.
Bảng 3: Dự kiến nhu cầu, khối lượng xuất, nhập khẩu than
(Nguồn: Quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030)
Ngành than đã đặt vấn đề khai thác nguồn than nâu của khu vực đồng bằng sông Hồng từ năm 2020. Tuy nhiên, việc khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ trước khi triển khai như: công nghệ và hiệu quả khai thác, tác động tiêu cực đến môi trường và giải pháp giảm thiểu...
1.3 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn khí
Theo Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025, tổng trữ lượng dầu khí của Việt nam được đánh giá đạt khoảng (3,8 ÷4,2).109 tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng (1,4÷1,5).109 dầu khí ngưng tụ và (2,4:2,7).1012 m3 khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập chung chủ yếu ở vùng sâu, xa bờ như: bể Phú Khánh, vùng Tư Chính - Vũng Mây và các vùng chồng lần khác.
Tổng nguồn khai thác năm 2010 lên 14,6.109m3 năm 2015 và (14÷15,6).109 m3 năm 2020. Trong đó, khoảng (63÷68)% lượng khí nằm ở thềm lục địa phía Đông, chủ yếu ở các vùng Nam Côn Sơn và một phần đáng kể khí đồng hành ở bể Cửu Long.
Cho đến nay, tổng lượng khí có thể khai thác ở thềm lục địa Việt Nam dựa vào sử dụng là 150.109 khí. Trong tương lai, dự kiến có thể phát hiện thêm khoảng (100÷160).109 m3 khí nữa, nâng trữ lượng khí khu vực thềm lục địa lên (200÷250).109 m3 khí.
Hiện nay, mới chỉ có 2 vùng trữ lượng khí có thể khai thác từ 2000-2015 đó là bể Cửu Long với (30÷40).109 m3 khí và bể Nam Côn Sơn: (95÷100).109 m3 khí, hàng năm có thể cấp khoảng (15÷16).109 m3 khí cho phát điện. Lượng khí phục vụ cho các ngành khác chiếm dưới 20% tổng nhu cầu sản phẩm khí.
Dự kiến trong thời gian tới năm 2020, trữ lượng và khả năng khai thác khí tự nhiên của Việt Nam có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong nước, nếu phải nhập khẩu thì lượng nhập khẩu không lớn và có thể nhập từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á khi có đường ống khí đốt liên kết trong khối ASEAN.
1.4 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn dầu
Theo “chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” và một số tài liệu khác đã xác định các mỏ phát hiện dầu khí được tìm thấy ở Việt Nam được tập trung ở 3 bể trầm tích lớn là: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh. Trong đó, dầu thô được tìm thấy chủ yếu ở bể Cửu Long.
Theo kết quả đánh giá cuối năm 2010, tổng tiềm năng thu hồi dầu dự kiến khoảng 440 triệu TOE. Về khả năng khai thác dầu, năm 2004 sản lượng khai thác trong nước được 20,35.106 tấn và năm 2009 duy trì ở mức trên 16,0.106 tấn. Nếu không tìm ra được các nguồn dầu mới và không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ có khoảng 3.106 tấn/năm vào năm 2025.
Thời gian qua, dầu thô khai thác của Việt Nam chỉ phục vụ cho xuất khẩu do Việt Nam chưa có các nhà máy lọc dầu. Từ cuối năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã đi vào vận hành với công suất 6.5.106 tấn/năm, có thể đáp ứng 30% các sản phẩm xăng dầu trong nước.
Hiện nay Việt Nam cũng đang có kế hoạch đầu tư 2 dự án nhà máy lọc dầu mới là Nghi Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm) và Long Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm và có thể mở rộng lên công suất 20 triệu thùng/năm vào năm 2025).
Như vậy, nếu các nhà máy đúng tiến độ thì tới 2020, Việt Nam có thể không phải phụ thuộc vào các sản phẩm xăng, dầu nhập khẩu.
Tính đến năm 2010, Việt Nam không nhập khẩu dầu thô, tuy nhiên năm 2015 do nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu dự kiến xây dựng thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu dầu thô. Dự kiến nguồn nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2025 là từ các nước: KuweitVenezuela và Liên bang Nga.
1.5 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn điện
Hệ thống điện của Việt Nam chủ yếu gồm các nguồn thủy điện, nhiệu điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu. Ngoài ra, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và Campuchia. Gần đây một phần nhỏ nguồn điện từ các nguồn năng lượng tại tạo như năng lượng gió; mặt trời; sinh khối… bắt đầu được đưa vào HTĐ.
Năm 2010 điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống quốc gia đạt 100,1 tỷ kWh, tăng 15,1% so với năm 2009, công suất cực đại (Pmax) toàn hệ thống năm là 15.500 MW. Tổng công suất đặt nguồn điện tính đến cuối năm 2010 là 21.250 MW, trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng 38%, nhiệt điện 11%, TKB chạy khí & diesel 38%, nhiệt điện chạy khí 3%, nhiệt điện chạy dầu 4%, diesel và nguồn điện trong năm 2010 dao động trong khoảng (15.000-17.600)MW.
Nguồn thủy điện của Việt Nam phân bố ở khắp trên cả nước, tuy nhiên các nhà máy thủy điện công suất lớn chủ yếu được xây dựng ở các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Dự kiến tới năm 2025, Việt Nam cơ bản khai thác hết nguồn thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 21.000MW.
Các nhà máy nhiệt điện than có được xây dựng tập trung ở khu vực quanh bể than Quảng Ninh, vùng Đông Bắc và khu vực đồng bằng Sông Hồng. Các nhà máy điện dầu và khí hiện tập trung ở khu vực phía Nam, như trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau, Nhơn Trạch…
Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTG ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển nguồn điện đến năm 2030 như sau:
Đến 2020, điện năng sản xuất và nhập khẩu khoảng 330 tỷ kWh. Tổng công suất nhà máy điện khoảng 75.000 MW, trong đó thủy điện chiếm 23,1%, thủy điện tích năng 2,1%, nhiệt điện than 48%, nhiệt điện chạy khí 16,5% (trong đó sử dụng LNG 2,6%), nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.
Đến năm 2030, điện năng sản xuất và nhập khẩu khoảng 695 tỷ kWh. Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%, thủy điện tích năng 3,9%, nhiệt điện than 51,6%, nhiệt điện khí 11,8% (trong đó sử dụng LNG 4,1%); nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo 9,4%; điện hạt nhân 6,6% và nhập điện 4,9%
Về lưới truyền tải, hệ thống điện của Việt Nam hiện đang vận hành ở các cấp điện áp cao 500kV-110kV và các cấp điện áp trung áp từ 35kV đến 6kV, cấp điện áp hạ áp 0,4kV. Lưới truyền tải 500kV là xương sống của hệ thống điện Việt Nam, chạy suốt từ Bắc vào Nam, tổng công chiều dài trên 3.000km với 17 trạm biến áp 500kV, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng điện năng toàn quốc, có ảnh hưởng tới độ tin cậy cung cấp điện của từng miền. Lưới điện truyền tải 220 kV làm nhiệm vụ truyền tải điện từ các nhà máy điện đến các trạm khu vực và từ các trạm khi vực đi cấp điện cho từng trung tâm phụ tải.
1.6 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo
Theo điều tra, đánh giá, tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam là khá đa dạng, trong đó năng lượng thủy điện nhỏ và cực nhỏ khoảng 10.109 kWh/năm, năng lượng và địa nhiệt có thể khai thác với công suất khoảng (262÷340) MW, năng lượng mặt trời có thể khai thác cho mục đích điện khí hóa ngoài lưới khoảng (10÷20) MW, tài nguyên gió ở độ cao 65m của một số khu vực có tiềm năng gió tốt có thể khai thác đạt trên 10.000 MW, tiềm năng sử dụng năng lượng sinh khối (trấu, bã mía, phế thải gỗ) có thể đạt (300-500)MW.
Thực tế khai thác nguồn năng lượng tái tạo hiện nay còn khiêm tốn (mới chỉ đáp ứng dưới 3% nhu cầu tiêu thụ) so với tiềm năng do hạn chế với công nghệ, giá năng lượng tái tạo chưa cạnh tranh được với nguồn năng lượng truyền thống khác. Hiện Nhà nước đang xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo tới năm 2025 là 4% trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng.
Ngành năng lượng hạt nhân mới bước vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng 2 nhà máy hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, với công suất lắp máy 4.000 MW và theo quy hoạch phát triển điện hạt nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2010 thì trong giai đoạn 2020-2030 sẽ xây dựng thêm 13 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất từ (15.000÷16.000)MW.
NLVN
Kỳ 2: Một số vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam