Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

EU điều tra các tập đoàn dầu mỏ nghi thao túng giá



PDF.
InEmail
Phuchoiacquy - Ít nhất ba hãng dầu BP (Anh), Shell (Hà Lan) và Statoil (Na Uy) đang bị Ủy ban châu Âu (EC) điều tra hành vi ấn định giá bán, gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, AP đưa tin ngày 15/5.
EC cho biết họ đang lo ngại các công ty dầu “có thể thông đồng để báo cáo giá không đúng sự thật; những mức giá đó được dùng để xác định chi phí thị trường của nhiều sản phẩm dầu mỏ tại châu Âu và toàn cầu”.
EC thông báo: “Chỉ cần giá bị bóp méo một chút là có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá dầu thô, dầu tinh chế, doanh số nhiên liệu sinh học, có thể tổn hại người tiêu dùng cuối cùng”. Quan chức chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) có thể kiểm tra không báo trước văn phòng của các hãng dầu, nhưng những điều tra như vậy không có nghĩa là những công ty này thực sự có hành động sai trái.
Trong khi đó, EC cho biết sẽ gửi cảnh báo chính thức tới Trung Quốc rằng hai nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei (Hoa Vĩ) và ZTE sẽ bị áp thuế thương mại vì họ được trợ cấp trái phép, Reuters đưa tin ngày 15/5.
Do Huawei và ZTE đang nắm giư gần 1/4 thị trường châu Âu, nên nhiều quan chức EU cho rằng, điều này rất nguy hiểm về kinh tế và an ninh vì nhiều ngành công nghiệp của các nước EU đang phụ thuộc vào công nghệ không dây giá rẻ từ Trung Quốc.
Tienphong

Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện (Kỳ 1)



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Phát triển thủy điện sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy các khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội… tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện cũng mang lại nhiều bất cập.
GVC.TS. PHẠM THỊ THU HÀTrường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động đến thiên nhiên, không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước... Vì vậy, bổn phận của người xây dựng, cũng như cơ quan chức năng khi cấp giấy phép xây dựng, cần cân nhắc hai phương diện đối nghịch với nhau: (i) sự cần thiết và lợi ích mang lại cho con người của công trình sẽ được xây dựng, và (ii) tác hại trước mắt cũng như lâu dài của công trình đó.
Sự cân nhắc tính toán này phải được thực hiện đầy đủ và khoa học, trên cơ sở quyền lợi chung của cộng đồng, quốc gia và sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến nhất. Xây dựng một cái đập trên một con sông cũng giống như xây một xa lộ qua một vùng hoang dã, nó sẽ chia cắt môi trường thiên nhiên thành hai không gian khác nhau. Trong trường hợp đập có hồ chứa để điều hòa dòng nước thì dòng chảy tự nhiên của con sông sẽ thay đổi. Sự thay đổi sẽ nhiều hay ít tùy theo hồ chứa được vận hành như thế nào. Khi dòng chảy tự nhiên của một con sông thay đổi, thì hệ sinh thái trong lưu vực con sông đó cũng bị ảnh hưởng và có thể mất một thời gian khá lâu mới tìm được sự cân bằng mới, hoặc thậm chí không tìm lại được lại cân bằng ban đầu.
Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện... Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng phải được khai quang, và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực. Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc rất khó định lượng theo các chỉ tiêu giá trị.
Lợi ích của thủy điện
Thủy điện xuất hiện cách đây trên 70 năm và trở thành niềm hy vọng của nhân loại trên nhiều phương diện, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và tương đối sạch.
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác.
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn trên khắp thế giới.
Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
Bảo tồn các hệ sinh thái
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin.
Linh hoạt
Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân).
Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.
Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
Vận hành hiệu quả
Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa hóa lượng điện phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn: (i) giữ mực nước hồ càng cao càng tốt để tối đa hóa thế năng của nước; (ii) duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác là giảm thiểu lượng nước xả thừa; và (iii) chạy tuốc bin ở điểm có năng suất cao nhất.
Tiêu chuẩn (i) và (ii) mâu thuẫn với nhau vì khi mực nước hồ cao thì xác suất xả thừa cũng sẽ cao.
Tiêu chuẩn (iii) có thể mâu thuẫn với tiêu chuẩn (ii) khi nước có quá nhiều, cần phát tối đa là điểm mà năng suất của tuốc bin không phải là cao nhất.
Trong một thị trường mua bán điện tự do với giá điện theo thị trường, có thể thay đổi từng giờ thì bài toán trở thành tối đa hóa lợi nhuận từ bán điện chứ không phải tối đa hóa lượng điện phát ra. Cộng thêm yếu tố bất định từ dự báo giá điện, bài toán tối ưu vận hành nhà máy hay hệ thống thủy điện càng trở nên phức tạp hơn. Dự báo dài hạn lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt.
Tương đối sạch
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững
Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch thì hằng năm còn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
Sử dụng nước đa mục tiêu
Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương thực. Hồ chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với chức năng căn bản của một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khô hạn, nhà máy có thể quyết định ngưng phát điện trong một thời gian nào đó (nghĩa là không xả nước về hạ lưu) vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ để sửa chữa tuốc bin). Tương tự trong mùa lũ, nhà máy có thể giữ mực nước hồ cao (để tăng công suất phát điện) do đó làm giảm khả năng điều tiết lũ của hồ chứa.
Để phát huy được tối đa tài nguyên nước, các cơ quan chức năng với vai trò là người quản lý tài nguyên và điều hòa lợi ích chung cho cả khu vực - cần có những quy định hợp lý trong việc vận hành các nhà máy thủy điện để bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả cho toàn xã hội.
Lưu lượng tối thiểu được quy định dựa trên nhu cầu và lợi ích của hạ lưu, được cân bằng với thiệt hại của nhà máy điện, làm sao để đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Lưu lượng tối thiểu được xác định qua các nghiên cứu về môi trường và nhu cầu khác nhau của hạ lưu, và có thể thay đổi tùy theo lượng mưa trên lưu vực của hồ chứa. Quy định về lưu lượng tối thiểu của dòng sông đặc biệt quan trọng khi nhà máy thủy điện (là nơi xả nước về hạ lưu) không nằm cùng dòng sông với hồ chứa (chuyển nước) (như trường hợp nhà máy thủy điện Đa Nhim). Trong trường hợp này hồ chứa phải xả nước thường xuyên qua đường hầm ở chân đập để duy trì lưu lượng tối thiểu trong sông ở phía hạ lưu của hồ chứa.
Vai trò năng lượng của thủy điện
Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cầu điện quốc gia. Đến nay, các công trình thuỷ điện đã khai thác được khoảng 4.238 MW, chiếm hơn 40% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia (khoảng 10.445 MW). Lượng nước sử dụng để phát điện từ dung tích hữu ích của các hồ chứa thuỷ điện khoảng 13,6 tỉ m3.
Theo quy hoạch thuỷ điện trên 9 lưu vực sông chính, dự kiến thuỷ điện sẽ cung cấp khoảng 16.200MW, chiếm 62% trong tổng số 26.000MW cần bổ sung đến năm 2020. Trong giai đoạn sau đó, tỷ trọng, khi tiềm năng thủy điện đã cơ bản được sử dụng, thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm xuống.
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng
Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xoá đói giảm nghèo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung.
Cải thiện công bằng xã hội
Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.
Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế hệ hiện tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài với chi phí bảo trì rất thấp.
Doanh thu của các nhà máy thủy điện thường “gánh thêm” phần chí phí cho các ngành sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở thành công cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng.
Các dự án thuỷ điện còn có thể là một công cụ để thúc đẩy sự công bằng giữa các nhóm người bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung, khi thực hiện cả những chương trình di dân và tái định cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án hoàn thành so với trước kia.
Thủy điện và cơ chế phát triển sạch (CDM): Vai trò của thuỷ điện trong việc đáp ứng các nghĩa vụ Kyoto
Cơ chế của dự án Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto dựa trên các dự án được xây dựng tại các nước đang phát triển. Lượng cắt giảm phát thải tiềm năng chủ yếu nhờ vào các công trình thủy điện. Lượng lớn CO2 cắt giảm nhờ sản xuất 1 MWh năng lượng tái tạo đối với mỗi lưới điện là rất khác nhau, từ mức thấp là 0,25 tấn CO2/MWh ở Braxin (cơ cấu sản xuất điện chủ yếu từ thuỷ điện) đến mức cao là 1,1 tấn CO2/MWh ở Nam Phi (chủ yếu từ than). Cho đến nay, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM. Ở Việt Nam con số này là 0,5408 tấn CO2/MWh. (nguồnTài liệu của Cục KTTVBDKH - Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Kinh tế dự án thuỷ điện
Đối với bất kỳ việc đầu tư nào đó vào năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển có thể có hai dòng thu nhập: dòng thu nhập truyền thống (bán điện) và giá trị về môi trường của việc đầu tư (ví dụ tín dụng cácbon).
Kỳ 2: Những ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường
NangluongVietnam

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Úc và Mỹ đầu tư 83 triệu USD nghiên cứu năng lượng mặt trời



Phuchoiacquy - Chính phủ Úc vừa thông báo về chương trình nghiên cứu năng lượng Mặt trời hợp tác với Mỹ trị giá 83 triệu USD, hướng tới phát triển công nghệ để giảm chi phí cho nguồn năng lượng sạch dồi dào này.
Mục tiêu của chương trình là phát triển công nghệ mới nhằm giảm chi phí cho năng lượng Mặt trời
Dự án kéo dài 8 năm sẽ có sự tham gia của 6 trường đại học Úc, Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp Khoa học Liên bang Úc (CSIRO) và Bộ Năng lượng Mỹ.
Mục tiêu của chương trình là phát triển công nghệ mới nhằm giảm chi phí cho năng lượng Mặt trời.
Bộ trưởng Năng lượng Úc Martin Ferguson đánh giá đây là khoản đầu tư nghiên cứu năng lượng Mặt trời lớn nhất trong lịch sử Úc.
Theo ông Ferguson, khoản đầu tư sẽ được sử dụng để thành lập hai trung tâm nghiên cứu chiến lược. Thứ nhất là Viện Nghiên cứu Nguyên liệu Quang điện tiên tiến hợp tác Mỹ - Úc trị giá 35 triệu USD và thứ hai là Viện Nghiên cứu Nhiệt Úc với khoản đầu tư 35 triệu USD. Hai cơ sở này sẽ thúc đẩy việc phát triển công nghệ năng lượng Mặt trời nhanh chóng hơn so với việc nếu hai nước nghiên cứu riêng rẽ.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Nguyên liệu Quang điện tiên tiến Hợp tác Mỹ - Úc, Martin Green, cho biết Úc đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển nguyên liệu quang điện, chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn. Nguyên liệu quang điện là công nghệ sử dụng trong hầu hết các loại pin Mặt trời.
“Úc là nước cung cấp công nghệ giúp hạ nhiều nhất giá thành năng lượng Mặt trời trong 4 năm qua. Chúng tôi sẽ nghiên cứu cách nâng hiệu quả nguyên liệu quang điện lên tới khoảng 40%” - Martin Green ông nói.
Dự án cũng sẽ nghiên cứu năng lượng nhiệt - Mặt trời, nghĩa là sử dụng gương tập trung tia mặt trời để đun nước cho các turbine điện.
Giám đốc Trung tâm Năng lượng Mặt trời Quốc gia thuộc CSIRO, ông Wes Stein, cho rằng nghiên cứu của Úc tạo ra phương pháp lưu trữ năng lượng nhiệt Mặt trời hiệu quả hơn và các công nghệ quy mô nhỏ hơn. Thành quả này sẽ đẩy chi phí hạ thấp hơn.
“Có thể hi vọng năng lượng nhiệt – Mặt trời sẽ là dạng năng lượng sạch giá thành rẻ nhất thế giới trong khoảng 10 năm tới” - ông Stein nhận định.
Tuy nhiên, ông Matthew Wright, giám Đốc điều hành tổ chức Beyond Zero Emissions, cho rằng dự án cần hướng tới các ứng dụng thực tế để cạnh tranh với các nước dẫn đầu về năng lượng sạch khác, trong đó có Trung Quốc.
“Mặc dù chúng ta có nhiều nhà khoa học bận rộn trong phòng thí nghiệm, Trung Quốc cũng có những nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được hậu thuận bởi các công ty thương mại. Đó là cách để thúc đẩy một ngành công nghiệp và tạo ra một khu vực năng lượng có thể tái tạo” - ông Wright nói.
Đại sứ Mỹ tại Úc, Jeffrey Bleich hoan nghênh chương trình hợp tác nghiên cứu giữa hai nước Mỹ - Úc. Ông nói: “Hai nước nhìn nhận thế giới cũng như những thách thức trong khu vực này giống nhau”.
The Australian

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Xăng sinh học mòn mỏi tìm đầu ra


Sau gần năm năm triển khai Đề án 177 của Chính phủ về “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2010”, đến nay xăng E5 vẫn đang loay hoay tìm đầu ra.
Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc
Tại buổi hội thảo “Phát triển nhiên liệu sinh học bền vững” do Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 24/10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ đã chậm tiến độ gần 1 năm so với dự kiến.
“Theo cam kết giữa tỉnh và chủ đầu tư, dự án khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2011 nhưng gần hết năm 2012 mới chỉ triển khai được 80%”, ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho hay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy hoạch 8.000 ha đất vùng nguyên liệu tại 3 huyện đặc biệt khó khăn với kỳ vọng tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ khiến sắn trồng ra không có nơi tiêu thụ, người dân rơi vào tình cảnh “ngồi trên đống sắn mà khóc”.
Điều này không chỉ ảnh hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của Phú Thọ mà còn gây “mất niềm tin lớn cho người dân, đặc biệt là những khu vực bị thu hồi đất làm dự án và người dân trồng sắn”, ông Thủy chia sẻ.
Nguyên nhân sự chậm trễ này, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN là do: Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến nhà đầu tư không dám đầu tư tiếp.
“Ai mua mà bán? Bán trong nước cũng không được, xuất ra ngoài thì giá rẻ, càng làm thì càng chịu lỗ”, ông Thực trăn trở.
Theo PVN, trong 9 tháng đầu năm nay, ba trong số 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng E5 gồm PV Oil, Petec và SaigonPetro chỉ tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tương ứng khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200 ngàn tấn sản xuất ra. Lượng tiêu thụ trong nước còn rất thấp vì vậy các nhà máy sản xuất ethanol phải chấp nhận xuất khẩu sang một số nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá 13.000 đồng/lít trong khi giá thành sản xuất là 15 – 18.000 đồng/lít.
Cần ban hành lộ trình sử dụng bắt buộc
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ khoa học Công nghệ, nhiên liệu sinh học đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chính sách bắt buộc.
Trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa có lộ trình phát triển nhiên liệu sinh học cụ thể, bắt buộc. Vì vậy cần sớm ban hành lộ trình này, trong đó, quy định rõ về đối tượng áp dụng cũng như tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, lộ trình bắt buộc dự kiến như sau: đến ngày 1/12/2014 bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngày 1/12/2015 bắt buộc sử dụng xăng E5 trên toàn quốc. Giai đoạn 2016 – 2017 sẽ tiến tới bắt buộc sủ dụng xăng E10.
Để phát triển bền vững nhiên liệu sinh học, theo ông Phùng Đình Thực, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ cũng như chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng nguyên liệu.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Võ Tấn Nhơn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Môi trường của Quốc hội, đề xuất, cần sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý xăng dầu, cho phép các cây xăng được phép làm đại lý tiêu thụ của nhiều đầu mối. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân vùng nguyên liệu để Đề án 177 phát triển bền vững.
Toquoc

Đằng sau việc Mỹ thắng thầu khai thác dầu khí ở Ucraina




Nắm bắt được nhu cầu của Ucraina muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga cả về chính trị lẫn kinh tế, đặc biệt là sự phụ thuộc của Kiev vào khí đốt từ Moskva, Tập đoàn ExxonMobil (Mỹ) đã trúng thầu khai thác một số mỏ dầu, khí quan trọng của Ucraina.
Hiện Ucraina đang mở rộng hợp tác với các công ty dầu mỏ nước ngoài, nhằm thu hút vốn và công nghệ vào khai thác các mỏ dầu trên thềm lục địa của Ucraina tại Biển Đen. Song, việc ExxonMobil thâm nhập được vào thị trường dầu mỏ Ucraina là một bất ngờ. Sau khi thắng thầu, tập đoàn này đã thành lập một liên doanh với Tập đoàn Shell (liên doanh giữa Anh và Hà Lan), Petrom (Rumani) và Công ty Dầu khí quốc gia Ucraina, Narda Ucraina. Tháng 8 vừa qua, liên doanh bốn bên này đã thắng Tập đoàn Lukoil (Nga) trong vụ đấu thầu khai thác mỏ dầu khí tại Ucraina.
Theo điều kiện mời thầu, các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp ngay lập tức vào ngân sách Ucraina 300 triệu USD và trong vòng 5 năm tiếp theo phải đầu tư ít nhất 200 triệu USD cho công tác thăm dò. Ước tính, trữ lượng khí đốt của Ucraina vào khoảng 200-250 tỉ m3. Tổng đầu tư để khai thác trữ lượng này phải ở mức 10-12 tỉ USD. Nếu khai thác thuận lợi, hàng năm Ucraina có thể có được 3-5 tỉ m3 khí đốt.

Biếm họa về việc Ucraina muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga
Một số chuyên gia nhận định, đằng sau việc ExxonMobil tìm đến Ucraina còn có cả mục đích chính trị của Washington, nhằm mở rộng ảnh hưởng đối với Kiev. Trước mắt, việc này chỉ phục vụ mục đích kinh tế đơn thuần của giới kinh doanh, nhưng về lâu dài, lợi ích chính trị và kinh tế có thể đan xen nhau. Mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực Biển Đen chính là các nguồn tài nguyên ở đây. Nếu những năm 1990, Mỹ không xác định phải cạnh tranh với Nga để giành quyền kiểm soát các mỏ tài nguyên ở biển Caspian thì hiện nay việc giành thế thượng phong ở Biển Đen lại là nhiệm vụ hàng đầu. Vì thế, tháng 8 năm ngoái, Mỹ đã ký với Tập đoàn Rosneft (Nga) hợp đồng cùng tiến hành thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản trên thềm lục địa của Nga ở Biển Đen. Mới đây, Mỹ lại tiếp tục thắng thầu ở Ucraina.
Cả Nga và Ucraina đều quan tâm đến công nghệ và năng lực tài chính của ExxonMobil. Tuy nhiên, các thỏa thuận hiện chưa thể sớm mang lại kết quả vì trước hết phải tiến hành thăm dò để đánh giá đầy đủ trữ lượng rồi mới tiến hành khai thác công nghiệp. Ngoài ra, việc khai thác các nguồn năng lượng ở Biển Đen cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột kinh tế, chính trị và thảm họa môi trường nên ít nhất cũng phải sau 10 năm nữa mới có thể bắt đầu khai thác công nghiệp quy mô lớn.
Hiện nay, Viện Địa chất Quốc gia Ucraina đang tiến hành đánh giá số lượng và trữ lượng các mỏ dầu khí tại Biển Đen nhằm đưa ra dự báo chính xác, cũng như tính toán các chi phí phải bỏ ra khi khai thác. Công ty Tư vấn CERA của Mỹ được mời tham gia công tác này. Theo đánh giá của các chuyên gia, Ucraina hoàn toàn có khả năng tự đảm bảo nhu cầu khí đốt cho thị trường nội địa. Dự kiến, đến 2015 sản lượng khai thác của Ucraina bắt đầu tăng do có thêm nguồn đầu tư và công nghệ mới của nước ngoài.
Mặc dù chưa có số liệu chính thức song các nhà chính trị và giới chuyên gia dầu mỏ lạc quan về trữ lượng của Ucraina. Một số thông tin cho rằng, đến năm 2025-2030, khai thác của Ucraina đủ sức đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa nếu đầu tư mạnh tay cho thăm dò và khai thác. Song, các quan chức Ucraina lại tỏ ra hoài nghi khả năng này. Trong chiến lược năng lượng được thông qua mới đây, Ucraina vẫn xác định phải đến năm 2022 mới có thể bắt đầu khai thác các mỏ ở Biển Đen và đến năm 2030 sản lượng khai thác mới có thể đạt 7-9 tỉ m3 khí đốt/năm. Chiến lược này cũng xác định phải khai thác song song cả các mỏ hiện có và mở ra hướng đi mới sang khí đá phiến thì mới hy vọng giảm được sự lệ thuộc năng lượng vào Nga.
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây ngày càng tích cực gây ảnh hưởng đối với chính sách năng lượng của Ucraina. Nắm được chủ trương của Ucraina muốn thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga càng sớm càng tốt, các nước phương Tây đã kiên trì đề nghị Ucraina sử dụng công nghệ khai thác khí đốt từ đá phiến. Những nỗ lực này cuối cùng cũng đem lại kết quả khi Ucraina đưa ra chính sách mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng. Dù có thể khai thác được hay không, song việc “xí phần” là thành công lớn của Mỹ và phương Tây trong cuộc cạnh tranh với Nga giành quyền kiểm soát các nguồn dầu mỏ của Ucraina.
Ukraina hiện hoàn toàn lệ thuộc vào khí gas tự nhiên nhập khẩu từ Nga để đáp ứng 64% nhu cầu sử dụng trong nước. Kiev cũng là người sử dụng trả giá cao nhất cho khí gas của Nga. Một trong vài điểm Ukraina có thể sử dụng để đối chọi với ảnh hưởng lấn lướt của Nga là vị trí quốc gia trung chuyển hệ thống xuất khẩu hydrocarbon của Nga sang các thị trường phương Tây. Hơn 80% khí gas xuất vào châu Âu của Nga hiện đang phải đi qua các ống dẫn của Ukraina để tiếp cận các hệ thống phân phối tại Trung Âu. Chính sự lệ thuộc vào hệ thống trung chuyển của Ukraina khiến Moskva không thể không sử dụng sự lệ thuộc của Kiev vào nguồn gas nhập khẩu như một ưu thế tuyệt đối.
Bản thân nước Nga cũng có kế hoạch đa dạng đường vận chuyển khí gas của mình để giảm bớt tính quan trọng của Ukraina. Tuyến đường ống Nord Stream qua biển Baltic sẽ đưa khí gas từ Nga trực tiếp đến Đức – khách hàng lớn nhất là một giải pháp. Ngoài ra, một khi tuyến đường ống South Stream, nối các mỏ tại vùng Caspia của Nga với Nam Âu, đi vào hoạt động theo dự kiến trong năm 2016, lượng gas của Nga đi qua Ukraina sẽ giảm đi khoảng 60%.
Ukraina không thể làm gì nhiều với kế hoạch của Nga. Nỗ lực duy nhất của Kiev là tự đa dạng việc sử dụng khí gas tự nhiên. Do đó, quyết định chọn hai tập đoàn có năng lực công nghệ tiên tiến nhất và tiềm lực mạnh nhất (ExxonMobil và Shell) cho thấy chính quyền Kiev ý thức rất rõ về điều này.
Petrotimes

An ninh năng lượng và vấn đề bảo vệ môi trường của Hàn Quốc (Kỳ 1)



Trong những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Quá trình công nghiệp hoá chóng vánh đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao và là nguyên nhân của hàng loạt những vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998. Mặc dù khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu sử dụng năng lượng nhưng lại làm tăng lượng các bon phát thải…

Theo đánh giá của một số chuyên gia, tình trạng suy thoái của nền kinh tế Hàn Quốc đã có những ảnh hưởng không tốt tới môi trường sống của người dân. Khi quốc gia này đang tiến hành mọi nỗ lực để phát triển nền kinh tế, thì những khoản hỗ trợ ban đầu cho các chương trình môi trường thường ít được người ta quan tâm so với các chương trình dự án kinh tế. Thậm chí, kế hoạch phát triển dài hạn của Hàn Quốc có gắn với giải quyết các vấn đề môi trường cũng bị trì hoãn lại.
Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực hết mình của người dân Hàn Quốc, nước này đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính Châu Á. Và điều đương nhiên quá trình phục hồi nền kinh tế sẽ kéo theo tăng lượng các bon phát thải và tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Môi trường không khí bị ô nhiễm
Những năm gần đây, người dân Hàn Quốc ý thức được rằng, chính hoạt động công nghiệp là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ở thủ đô Seoul.
Do yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường sống của người Hàn Quốc ngày càng cao, cộng thêm với luật lệ khắt khe, các nhà máy, xí nghiệp đã bước đầu giảm lượng chất ô nhiễm thải ra, như sunfua dioxit (SO2) và tổng lượng bụi lơ lửng…
Tuy nhiên, việc tăng mức phát thải từ các nguồn điểm (các cơ sở sản xuất) và tăng lượng chất ô nhiễm từ các nguồn rải rác (như các phương tiện giao thông) làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên khó giải quyết, đặc biệt khi có sự pha trộn giữa các chất ô nhiễm từ hai nguồn này. Một thí dụ minh hoạ cho tình trạng kể trên đó là ô nhiễm không khí trong các khu đô thị ở Hàn Quốc.
Tổng lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra ước tính xấp xỉ 1,6 triệu tấn/ năm. Trong đó, trên 80% lượng chất ô nhiễm đó tập trung ở các khu vực đô thị.
Các phương tiện giao thông như: xe buýt, xe tải chạy bằng dầu dezel chiếm chưa đầy 10% tổng số phương tiện giao thông nhưng lại tạo ra trên 40% tổng lượng phát thải.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc dùng một khoản tài chính lớn để khuyến khích 20.000 xe buýt chạy dầu diesel thay thế bằng khí ga nén tự nhiên. Những xe buýt sau khi thay thế sẽ được khuyến khích lưu hành rộng rãi mà không phải nộp bất cứ một khoản thuế môi trường nào.
Trong tương lai không xa, chính phủ Hàn Quốc sẽ thắt chặt tiêu chuẩn phát thải không chỉ ở các khu vực đô thị mà còn áp dụng ở khu vực nông thôn, vùng ngoại ô.
Mục tiêu của nước này nhằm đạt được chuẩn phát thải do tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn có chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng điện, thu nhặt lốp xe hỏng trên các đường cao tốc, tăng phí đỗ xe tại các bãi đỗ trong thành phố.
Ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường ở Hàn Quốc mà còn ảnh hưởng tới các quốc gia láng giềng. Một ví dụ có thể kể đến đó là việc phát thải của các nhà máy luyện thép ở Hàn Quốc đã gây ra mưa xít cho Đài Loan, Nhật Bản hay việc phát thải từ các khu công nghiệp của Trung Quốc cũng gây mưa axit ở Hàn Quốc.
Xuất phát từ ảnh hưởng phi biên giới của các vấn đề môi trường, Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Bắc Á đã nhất trí thành lập chương trình “theo dõi diễn diễn biến mưa axit khu vực Đông Á”. Mục đích của chương trình này nhằm cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình mưa axit ở các vùng. Thêm vào đó, người ta đang tìm cách gia tăng hợp tác môi trường tiểu vùng không chỉ để đối phó với mưa axit mà còn đối phó với những diễn biến phức tạp khác của khí hậu. Tuy nhiên, tiến trình này diễn ra tương đối chậm chạp ở hầu hết các quốc gia.
Inas.gov.vn
>> Kỳ 2: Sử dụng năng lượng - thủ phạm của ô nhiễm môi trường

Nga bắt đầu khai thác mỏ khí khổng lồ ở Bắc Cực


Mới đây, tập đoàn khí đốt Gazprom (Nga) đã đưa vào hoạt động một trong những mỏ khí lớn nhất thế giới – mỏ Bovanenkovo trên bán đảo Yamal ở vùng Bắc cực.


Gazprom đã đưa siêu mỏ Bovanenkovo ở Bắc cực vào hoạt động
Mỏ Bovanenkovo trên bán đảo Yamal tại mỏm cực Tây Bắc Siberia được Gazprom ước tính có trữ lượng 4,9 nghìn tỷ m3 khí đốt và là 1 trong 3 mỏ khí đốt lớn nhất thế giới.
Giới chuyên gia đánh giá đây không chỉ là một sự kiện lịch sử đối với Gazprom mà còn là bước tiến mới trong sự phát triển ngành công nghiệp khí đốt của Nga. Theo ước tính, trong ngắn hạn, khối lượng khai thác khí đốt tại mỏ này sẽ vượt quá 100 tỷ m3/năm. Và quan trọng hơn, đề án quy mô lớn này sẽ xúc tiến qúa trình khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực Bắc Cực.
Việc thăm dò khí đốt trên bán đảo Yamal bắt đầu cách đây hơn 50 năm và từ đó đến nay liên tục có những tiến triển, mặc dù điều kiện khí hậu ở khu vực này rất khắc nghiệt. Bonavenkovo được phát hiện từ những năm 1970 nhưng đến năm 2006, Gazprom mới bắt đầu thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ khí đốt này.
Gazprom có kế hoạch đưa mỏ Bovanenkovo đi vào hoạt động từ tháng 6/2012 nhưng việc này đã bị hoãn lại cho đến nay. Trong thời gian trì hoãn, Gazprom đã quyết định thực hiện một chiến lược nhiều rủi ro khi không phát triển các mỏ mới mà mua khí đốt từ các nước khác để đợi Bovanenkovo đi vào hoạt động.
Về lâu dài, Gazprom có kế hoạch khai thác 150 tỷ m3 khí đốt mỗi năm ở mỏ Bovanenkovo, chiếm gần nửa tổng sản lượng khí đốt dự kiến khai thác trên bán đảo Yamal của hãng (khoảng 350 tỷ m3 khí).
Bên cạnh đó, tập đoàn khí đốt khổng lồ nước Nga còn lên kế hoạch xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí LNG trên bán đảo Yamal. Trong vòng 25 năm tới, khu vực giàu tài nguyên này cũng sẽ được chính phủ “rót” khoảng 250 tỷ USD để đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng. Về phía Gazprom, hãng cũng đang xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 2.500m nối mỏ Bovanenkovo với hệ thống cung cấp khí đốt quốc gia.
Theo Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng Sergey Pikin, khai thác năng lượng ở khu vực Yamal và vùng Bắc Cực nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Nga.
“Đây là một trong những dự án quyết định, cốt yếu của Nga sau năm 2020. Hiện nay, cơ sở tài nguyên của Nga là đủ lớn, nhưng các mỏ dầu khí được khai thác từ thế kỷ trước đều đang dần cạn. Vì vậy, nhiệm vụ là duy trì và gia tăng sản lượng khai thác hiện nay. Thềm lục địa Bắc Cực là khu vực đầy hứa hẹn về thăm dò địa chất để sản xuất nhiên liệu hydrocarbon. Gazprom đang tích cực hoạt động theo hướng này, có nghĩa là, chúng ta sở hữu các công nghệ để tiếp tục tiến lên trên con đường này”.
Rõ ràng là, để tiếp tục phát triển vùng Bắc Cực, Nga phải có đối tác nước ngoài: lượng đầu tư vào việc khai thác các mỏ dầu khí trị giá hàng trăm tỷ USD. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các khách hàng nước ngoài của Nga – những người cần sự cung cấp năng lượng ổn định và cũng sẽ có lợi cho cả Nga – khi kinh tế của đất nước này phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực dầu khí.
Nga hiện cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu và là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.
VOR

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chiến tranh năng lượng hay những điểm nóng trong kỷ nguyên địa - năng lượng? (Kỳ 4)


Theo công ty năng lượng khổng lồ British Petroleum hay BP, khu lòng chảo Caspian có một trữ lượng dầu lên đến 48 tỉ thùng (phần lớn dưới lòng đất Azerbaijan và Kazakhstan) và 449 nghìn tỉ cubic feet hơi đốt thiên nhiên (với số trữ lượng lớn nhất thuộc Turkmenistan). Do đó, vùng lòng chảo Caspian đã vượt qua Bắc và Nam Mỹ về trữ lượng hơi đốt và châu Á về trữ lượng dầu.

Vùng lòng chảo Caspian
Lòng chảo Caspian là một vịnh nhỏ bao quanh bởi Liên Bang Nga, Iran, và ba Cộng hòa trong USSR trước đây (Azerbaijan, Kazakhstan, và Turkmenistan).
Trong cùng khu vực còn có các nước Cộng hòa Xô Viết cũ như: Armenia, Georgia, Kyrgystan, và Tajikistan.
Tất cả các Cộng hòa Xô Viết nói trên, tuy khác nhau về trình độ, luôn tìm cách xác định chủ quyền tối thượng của mình đối với Điện Cremlin (Nga) và thiết lập những quan hệ độc lập đối với Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, Iran, Turkey, và Tung Quốc.
Tất cả đều đang phải đối đầu với chia rẽ nội bộ hay tranh chấp biên giới với các nước láng giềng. Vì vây, toàn khu vực, luôn ở trong tình trạng một thùng thuốc nổ với tiềm năng bộc phá, ngay cả trước đây, khi chưa phải là một trong những vùng có trữ lượng dầu và hơi đốt lớn lao chưa được khai thác đầy đủ để tình hình có thể dễ dàng sôi bỏng.
Trong thực tế, đây không phải lần đầu vùng lòng chảo Caspian được xem như khu vực có trữ lượng dầu quan trọng, và vì vậy, tiềm năng xung đột cao.
Vào cuối thế kỷ 19, khu vực chung quanh thành phố Baku - lúc đó một phần của đế quốc Nga, hiện nay thuộc Azerbaijan là một vùng dầu lửa phong phú, và vì vậy, một "phần thưởng chiến lược" quan trọng. Theo đó, Nhà độc tài Xô Viết tương lai, Joseph Stalin, khởi đầu đã gầy dựng được thanh thế như một lãnh tụ các công nhân dầu lửa đấu tranh; và Hitler đã tìm cách chinh phục trong cuộc xâm lăng Liên Bang Xô Viết bất thành năm 1941.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khu vực này đã không còn quan trọng như một khu vực giàu năng lượng, khi các khu dầu Baku trên đất liền đã cạn kiệt.
Ngày nay, nhiều trữ lượng mới và quan trọng đã được khám phá ngoài khơi vùng biển Caspian và trong nhiều khu vực thuộc Kazakhstan và Turkmenistan, trước đây chưa được khai thác.
Theo công ty năng lượng khổng lồ British Petroleum hay BP, khu lòng chảo Caspian có một trữ lượng dầu lên đến 48 tỉ thùng (phần lớn dưới lòng đất Azerbaijan và Kazakhstan) và 449 nghìn tỉ cubic feet hơi đốt thiên nhiên (với số trữ lượng lớn nhất thuộc Turkmenistan). Do đó, vùng lòng chảo Caspian đã vượt qua Bắc và Nam Mỹ về trữ lượng hơi đốt và châu Á về trữ lượng dầu.
Tuy nhiên, khai thác toàn bộ số trữ lượng này và vận chuyển đến các thị trường nước ngoài đã là một công cuộc vĩ đại. Hạ tầng cơ sở năng lượng trong vùng hết sức hiếm hoi và vùng vịnh Caspian cũng chẳng có hải cảng, do đó, dầu và hơi đốt phải được vận chuyển bằng hệ thống ống dẫn dầu.
Liên Bang Nga, từ lâu là đại cường áp đảo trong vùng, đang tìm cách kiểm soát các hệ thống ống dẫn dầu và hơi đốt từ vùng lòng chảo Caspian đến các thị trường tiêu thụ. Nga đang nâng cấp hệ thống ống dẫn dầu thời Xô Viết kết nối các Cộng hòa Xô Viết trước đây với Liên Bang Nga, thiết lập các tuyến dẫn dầu mới, và gần như hoàn toàn nắm độc quyền khâu phân phối toàn bộ số năng lượng từ Vịnh Caspian, qua mạng lưới ngoại giao truyền thống, các chiến thuật mạnh tay, hoặc công khai hối lộ giới lãnh đạo trong khu vực (đa số một thời đã phục vụ trong guồng máy hành chính Liên Xô), buộc phải chuyên chở năng lượng qua Liên Bang Nga.
Theo Michael Klare, tác giả cuốn Rising Powers, Shrinking Planet, Hoa Kỳ đã tìm cách ngăn ngừa các nỗ lực trên, thông qua việc bảo trợ xây cất các hệ thống ống dẫn dầu thay thế, tránh đi qua lãnh thổ Nga, băng qua Azerbaijan, Georgia, và Turkey đến Địa Trung Hải (nhất là hệ thống BTC, hay Baku-Tbilisi-Ceyhan pipeline).
Trong khi đó, Bắc Kinh đang xây hệ thống ống dẫn dầu riêng của mình nối liền vùng Caspian với miền Tây Trung Quốc.
Tất cả các hệ thống ống dẫn dầu trên đây đều đi ngang qua những khu vực sắc tộc thiếu an ninh và gần nhiều vùng đang tranh chấp như: Chechnya bạo loạn và South Ossetia ly khai. Vì vậy, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều phải phối hợp cơ chế vận hành hệ thống ống dẫn dầu với viện trợ quân sự cho các quốc gia dọc lộ trình.
Lo ngại sự hiện diện của Hoa Kỳ, cả về quân sự lẫn kinh tế, trong các lãnh thổ thuộc Liên Xô trước đây, Liên Bang Nga đã đáp lại với những thao tác quân sự của riêng mình, kể cả cuộc chiến ngắn ngũi với Georgia trong năm 2008, dọc theo tuyến đường BTC.
Với kích cỡ các trữ lượng dầu và hơi đốt của vùng lòng chảo Caspian, nhiều xí nghiệp năng lượng đang hoạch định các thao tác sản xuất cùng với các ống dẫn dầu cần thiết để chuyển tải dầu và hơi đốt đến thị trường. Chẳng hạn, Liên minh châu Âu hy vọng sẽ xây một tuyến ống dẫn hơi đốt thiên nhiên mới, với tên gọi Nabuco từ Azerbaijan xuyên qua Turkey đến Austria. Và Liên Bang Nga đã đề nghị dự án một hệ thống cạnh tranh - South Stream.
Tất cả các nỗ lực trên đây đều liên quan đến các quyền lợi địa - chính trị của các đại cường, do đó, chắc sẽ luôn là nguồn cội của nhiều khủng hoảng và xung đột quốc tế.
Trong kỷ nguyên địa năng lượng mới, Eo Bể Hormuz, Biển Nam Hải, và Vùng Lòng Chảo Caspian không hề đứng riêng lẻ như những điểm nóng tiềm tàng. Biển Đông Hải, nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp những khu dự trữ hơi đốt thiên nhiên, là một điểm nóng khác, cũng như vùng bể chung quanh Falkland Islands, nơi Anh Quốc và Argentina đang tranh giành các trữ lượng dầu dưới lòng đất; và vùng Bắc Cực với hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tài nguyên năng lượng nhiều quốc gia đang tranh chấp.
Trong mọi trường hợp, một điều chắc chắn: bất cứ ở đâu có nhiều tài nguyên năng lượng, ở đó nguy cơ chiến tranh luôn cận kề.
Vietsciences.free.fr
>> Kỳ cuối: Năng lượng và chiến lược mới

Nước biển có thể sản xuất năng lượng hạt nhân?



Theo Hội Hóa học Hoa Kỳ, ước tính có ít nhất khoảng 4 tỷ tấn urani trong nước biển và nước biển có thể góp phần tăng sản lượng năng lượng hạt nhân. Đây là ý tưởng được trình bày tại Hội nghị và triển lãm quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 244 ở Philadelphia.
Tiến sĩ Robin D. Rogers, tác giả của nghiên cứu này cho biết, đại dương là nguồn trữ urani lớn hơn tất cả những mỏ urani trên cạn có thể khai thác được. Vấn đề ở chỗ, nồng độ chất này rất thấp nên chi phí chiết xuất sẽ cao.
Phân tích kinh tế của Tiến sỹ Erich Schneider cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) so sánh, khai thác urani từ nước biển với các phương pháp khai thác quặng urani cho thấy, các kỹ thuật được DOE tài trợ có thể khai thác lượng urani nhiều gấp 2 lần so với sản lượng ở Nhật Bản vào cuối thập niên 90. Vì vậy, chi phí sản xuất sẽ giảm đi gần 50% so với công nghệ của Nhật Bản.
Tuy vậy, chiết xuất urani từ nước biển vẫn đắt hơn nhiều so với khai thác quặng. Cũng theo TS. Schneider, hiện không chắc chắn được về trữ lượng urani trên cạn nên khó có thể lập kế hoạch sản xuất dài hạn. Vì vậy, nếu khai thác urani từ nước biển thì sẽ khắc phục được hạn chế này, đồng thời còn giảm một số tổn thất môi trường mà khai thác quặng gây ra như nước thải.
Sản xuất năng lượng hạt nhân từ Urani trong nước biển đã được các nhà khoa học nghiên cứu hơn 40 năm này, và sắp cho kết quả khả thi?
Thiennhien