Hiển thị các bài đăng có nhãn Tự tiện “cơi nới”… đập thủy điện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tự tiện “cơi nới”… đập thủy điện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện (Kỳ 1)



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Phát triển thủy điện sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy các khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội… tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện cũng mang lại nhiều bất cập.
GVC.TS. PHẠM THỊ THU HÀTrường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động đến thiên nhiên, không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước... Vì vậy, bổn phận của người xây dựng, cũng như cơ quan chức năng khi cấp giấy phép xây dựng, cần cân nhắc hai phương diện đối nghịch với nhau: (i) sự cần thiết và lợi ích mang lại cho con người của công trình sẽ được xây dựng, và (ii) tác hại trước mắt cũng như lâu dài của công trình đó.
Sự cân nhắc tính toán này phải được thực hiện đầy đủ và khoa học, trên cơ sở quyền lợi chung của cộng đồng, quốc gia và sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến nhất. Xây dựng một cái đập trên một con sông cũng giống như xây một xa lộ qua một vùng hoang dã, nó sẽ chia cắt môi trường thiên nhiên thành hai không gian khác nhau. Trong trường hợp đập có hồ chứa để điều hòa dòng nước thì dòng chảy tự nhiên của con sông sẽ thay đổi. Sự thay đổi sẽ nhiều hay ít tùy theo hồ chứa được vận hành như thế nào. Khi dòng chảy tự nhiên của một con sông thay đổi, thì hệ sinh thái trong lưu vực con sông đó cũng bị ảnh hưởng và có thể mất một thời gian khá lâu mới tìm được sự cân bằng mới, hoặc thậm chí không tìm lại được lại cân bằng ban đầu.
Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện... Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng phải được khai quang, và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực. Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc rất khó định lượng theo các chỉ tiêu giá trị.
Lợi ích của thủy điện
Thủy điện xuất hiện cách đây trên 70 năm và trở thành niềm hy vọng của nhân loại trên nhiều phương diện, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và tương đối sạch.
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác.
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn trên khắp thế giới.
Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
Bảo tồn các hệ sinh thái
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin.
Linh hoạt
Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân).
Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.
Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
Vận hành hiệu quả
Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa hóa lượng điện phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn: (i) giữ mực nước hồ càng cao càng tốt để tối đa hóa thế năng của nước; (ii) duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác là giảm thiểu lượng nước xả thừa; và (iii) chạy tuốc bin ở điểm có năng suất cao nhất.
Tiêu chuẩn (i) và (ii) mâu thuẫn với nhau vì khi mực nước hồ cao thì xác suất xả thừa cũng sẽ cao.
Tiêu chuẩn (iii) có thể mâu thuẫn với tiêu chuẩn (ii) khi nước có quá nhiều, cần phát tối đa là điểm mà năng suất của tuốc bin không phải là cao nhất.
Trong một thị trường mua bán điện tự do với giá điện theo thị trường, có thể thay đổi từng giờ thì bài toán trở thành tối đa hóa lợi nhuận từ bán điện chứ không phải tối đa hóa lượng điện phát ra. Cộng thêm yếu tố bất định từ dự báo giá điện, bài toán tối ưu vận hành nhà máy hay hệ thống thủy điện càng trở nên phức tạp hơn. Dự báo dài hạn lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt.
Tương đối sạch
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững
Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch thì hằng năm còn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
Sử dụng nước đa mục tiêu
Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương thực. Hồ chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với chức năng căn bản của một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khô hạn, nhà máy có thể quyết định ngưng phát điện trong một thời gian nào đó (nghĩa là không xả nước về hạ lưu) vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ để sửa chữa tuốc bin). Tương tự trong mùa lũ, nhà máy có thể giữ mực nước hồ cao (để tăng công suất phát điện) do đó làm giảm khả năng điều tiết lũ của hồ chứa.
Để phát huy được tối đa tài nguyên nước, các cơ quan chức năng với vai trò là người quản lý tài nguyên và điều hòa lợi ích chung cho cả khu vực - cần có những quy định hợp lý trong việc vận hành các nhà máy thủy điện để bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả cho toàn xã hội.
Lưu lượng tối thiểu được quy định dựa trên nhu cầu và lợi ích của hạ lưu, được cân bằng với thiệt hại của nhà máy điện, làm sao để đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Lưu lượng tối thiểu được xác định qua các nghiên cứu về môi trường và nhu cầu khác nhau của hạ lưu, và có thể thay đổi tùy theo lượng mưa trên lưu vực của hồ chứa. Quy định về lưu lượng tối thiểu của dòng sông đặc biệt quan trọng khi nhà máy thủy điện (là nơi xả nước về hạ lưu) không nằm cùng dòng sông với hồ chứa (chuyển nước) (như trường hợp nhà máy thủy điện Đa Nhim). Trong trường hợp này hồ chứa phải xả nước thường xuyên qua đường hầm ở chân đập để duy trì lưu lượng tối thiểu trong sông ở phía hạ lưu của hồ chứa.
Vai trò năng lượng của thủy điện
Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cầu điện quốc gia. Đến nay, các công trình thuỷ điện đã khai thác được khoảng 4.238 MW, chiếm hơn 40% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia (khoảng 10.445 MW). Lượng nước sử dụng để phát điện từ dung tích hữu ích của các hồ chứa thuỷ điện khoảng 13,6 tỉ m3.
Theo quy hoạch thuỷ điện trên 9 lưu vực sông chính, dự kiến thuỷ điện sẽ cung cấp khoảng 16.200MW, chiếm 62% trong tổng số 26.000MW cần bổ sung đến năm 2020. Trong giai đoạn sau đó, tỷ trọng, khi tiềm năng thủy điện đã cơ bản được sử dụng, thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm xuống.
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng
Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xoá đói giảm nghèo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung.
Cải thiện công bằng xã hội
Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.
Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế hệ hiện tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài với chi phí bảo trì rất thấp.
Doanh thu của các nhà máy thủy điện thường “gánh thêm” phần chí phí cho các ngành sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở thành công cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng.
Các dự án thuỷ điện còn có thể là một công cụ để thúc đẩy sự công bằng giữa các nhóm người bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung, khi thực hiện cả những chương trình di dân và tái định cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án hoàn thành so với trước kia.
Thủy điện và cơ chế phát triển sạch (CDM): Vai trò của thuỷ điện trong việc đáp ứng các nghĩa vụ Kyoto
Cơ chế của dự án Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto dựa trên các dự án được xây dựng tại các nước đang phát triển. Lượng cắt giảm phát thải tiềm năng chủ yếu nhờ vào các công trình thủy điện. Lượng lớn CO2 cắt giảm nhờ sản xuất 1 MWh năng lượng tái tạo đối với mỗi lưới điện là rất khác nhau, từ mức thấp là 0,25 tấn CO2/MWh ở Braxin (cơ cấu sản xuất điện chủ yếu từ thuỷ điện) đến mức cao là 1,1 tấn CO2/MWh ở Nam Phi (chủ yếu từ than). Cho đến nay, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM. Ở Việt Nam con số này là 0,5408 tấn CO2/MWh. (nguồnTài liệu của Cục KTTVBDKH - Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Kinh tế dự án thuỷ điện
Đối với bất kỳ việc đầu tư nào đó vào năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển có thể có hai dòng thu nhập: dòng thu nhập truyền thống (bán điện) và giá trị về môi trường của việc đầu tư (ví dụ tín dụng cácbon).
Kỳ 2: Những ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường
NangluongVietnam

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tự tiện “cơi nới”… đập thủy điện



Phục hồi ắc quy - Với việc tùy tiện nâng cao trình đập thêm 1m, Nhà máy thủy điện Sông Côn 2 sẽ thu thêm khoảng 10 tỉ đồng/năm, đổi lại, hàng trăm hộ gia đình kêu cứu vì mất đất sản xuất và nguy hiểm hơn là câu chuyện về an toàn đập.

Trong khi nhiều công trình thủy điện ở miền Trung đã và đang đối mặt với nguy cơ mất an toàn đập dâng thì tại đầu nguồn sông Côn (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), Ban điều hành Nhà máy thủy điện Sông Côn 2 lại nâng cao trình đập lên thêm 1m để tích nước phát điện.

Hệ thống van lật được lắp đặt thêm đã nâng cao trình cột nước tại
thủy điện Sông Côn 2 thêm 1m ( Ảnh: Đăng Nam/Tuổi Trẻ)
“Sáng kiến” của nhà máy, “tối kiến” cho dân
Với thiết kế ban đầu, thủy điện Sông Côn 2 có cao trình nước dâng là 278m. Tuy nhiên chỉ sau một năm đưa vào vận hành, khai thác, cuối năm 2011 ban điều hành thủy điện Sông Côn 2 đã quyết định nâng đập tràn cao lên thêm 1m bằng cách lắp đặt lên thân đập một hệ thống van lật bằng sắt tấm. Giải pháp được coi là “sáng kiến” này đã làm tăng lượng nước trong lòng hồ gần 1 triệu m3, từ đó mang lại cho nhà máy khoảng 10 tỉ đồng/năm, nhưng lại khiến hơn 108.000m2 đất sản xuất của người dân các xã Jơ Ngây, Sông Kôn, A Ting và Kà Dăng của huyện Đông Giang bị “nuốt chửng” dưới lòng hồ thủy điện.


“Theo nguyên tắc, nếu thủy điện nâng cao trình thì phải làm lại toàn bộ, hoặc bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Quảng Nam chưa nhận được báo cáo này” - Ông Dương Chí Công (Giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Quảng Nam


Gia đình A Ting Sơn, ở thôn Ngật (xã Kà Dăng) nằm sát thủy điện Sông Côn 2, có năm khẩu, thu nhập chính phụ thuộc vào ruộng vườn rẫy nhưng từ ngày hồ dâng nước, ruộng vườn ngập khiến cuộc sống hết sức khó khăn. Ông Alăng Điều, trưởng thôn Bút Tưa (xã Sông Kôn), bức xúc cho biết ngày trước nương rẫy nằm dưới chân đồi thì thủy điện làm ngập đành phải chuyển lên cao, nay lại thêm nhiều khoảnh ruộng khác trên cao cũng bị ngập, bị cô lập buộc dân phải lên cao nữa. Mà trên cao đất xấu lắm, sản lượng làm ra không đủ ăn… dân bức xúc phải khiếu kiện.
Ông Đỗ Tài, chủ tịch UBND huyện Đông Giang, xác nhận việc thủy điện Sông Côn 2 nâng cao trình mặt đập làm ngập đất đai, hoa màu, cây cối của người dân đã tạo thêm “điểm nóng” buộc chính quyền phải vào cuộc để giải quyết. Theo thống kê của huyện, sau khi đập chắn của thủy điện này nâng thêm 1m, lập tức có 260 đơn khiếu nại, khiếu kiện gửi đến chính quyền. “Chúng tôi đã loại 45 lá đơn không hợp lệ, nhưng còn hàng trăm đơn thư khác thì rất đau đầu trong xử lý” – ông Tài nói.
Cũng theo ông Tài, việc thủy điện Sông Côn 2 kỳ kèo chưa chịu đền bù cho dân đã khiến người dân bức xúc. “Trong các kỳ họp HĐND tỉnh, tôi cũng phản ảnh thẳng rằng: Nhờ nâng cao trình thêm 1m nước mà mỗi năm nhà máy có thêm không dưới 10 tỉ đồng. Trong khi đó chỉ 4,2 tỉ đồng đền bù cho người dân mà họ (thủy điện) vẫn dây dưa chưa chịu chi trả thì thật là khó hiểu” – ông Tài nói.
Đang thẩm định?
Làm việc với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Trung Hải – phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Geruco Sông Côn (chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Sông Côn 2) – cho biết hệ thống van lật là một sáng kiến của đơn vị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện sáng kiến này đang được Sở Công thương Quảng Nam thẩm định. Hệ thống van lật này là do Trung tâm thủy điện và năng lượng tái tạo (Viện Khoa học – thủy lợi VN) thẩm định thiết kế”.
Trong khi đó, trưởng phòng quản lý điện năng (Sở Công thương Quảng Nam) Võ Thí cho biết: chính quyền huyện Đông Giang đã nhiều lần có ý kiến về việc công trình thủy điện Sông Côn 2 nâng cao trình để tận thu nguồn nước, tăng thu nhập cho nhà máy.
“Tuy nhiên, với nhiệm vụ và chức năng của Sở Công thương thì chỉ giám sát về mặt nhà nước. Còn việc nâng cao trình chủ đầu tư phải thuê đơn vị tư vấn làm. Nếu có việc gì về an toàn đập thì đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm. Mình lên nhìn thấy rõ ràng, tận mắt, nhưng vấn đề an toàn hay không làm sao biết. Nguyên tắc là phải có kiểm định an toàn đập của đơn vị tư vấn” – ông Thí nói.
Trước đó, tháng 8/2012, khi nói về an toàn đập và vận hành hồ chứa của thủy điện Sông Côn 2, chánh thanh tra Bộ Tài nguyên – môi trường Lê Quốc Trung đã kết luận “vi phạm” với các lý do: chưa thực hiện trồng cây tại bãi thải, chưa đăng ký công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, chưa thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa vì mực nước hồ chứa cao hơn mực nước dâng bình thường vào mùa mưa bão, chưa thực hiện quan trắc hoặc hợp đồng đơn vị chuyên ngành quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn trên lưu vực để phục vụ công tác an toàn đập.


Sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao!?
Theo thông tin trên website của Công ty CP thủy điện Geruco Sông Côn, “sáng kiến” cơi nới đập tràn đã làm tăng 7-10% sản lượng điện sản xuất hằng năm của nhà máy bậc 2 (60 MW). Hệ thống van lật có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, chi phí chế tạo, gia công và lắp đặt thấp. Công trình được đánh giá có mức đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TTO