Hiển thị các bài đăng có nhãn xăng E5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xăng E5. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Kiên định lộ trình sử dụng xăng sinh học


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Đó là ý kiến khẳng định của lãnh đạo Bộ Công thương tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) diễn ra mới đây tại Hà Nội.
"Đầu vào", "đầu ra" đều khó
Đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, năm qua các nhà máy cồn Bình Phước, Dung Quất đã sản xuất và cung ứng ra thị trường gần 39.000m3 cồn E100 thành phẩm. Về sản lượng xăng E5, năm 2012, PVN bán được hơn 22.000m3; bốn tháng đầu năm nay, bán được gần 10.000m3. Hiện nay, cả nước có khoảng 175 cửa hàng chủ yếu của Tập đoàn PVN làm nhiệm vụ phân phối các sản phẩm nhiên liệu sinh học. Khó khăn về thị trường khiến phần lớn sản phẩm NLSH của các nhà máy đang phải xuất khẩu với giá thấp. Hầu hết nhà máy chỉ chạy khoảng 20% công suất. Trong khi đó, các dự án NLSH ở nước ta còn mới, các nhà thầu chưa có kinh nghiệm nên thời gian thi công dài, chi phí đầu tư tăng, lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế… Bên cạnh đó, việc tập trung nguồn nguyên liệu để sản xuất loại nhiên liệu này cũng không dễ dàng. Bởi nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy bị cạnh tranh với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, tinh bột và xuất khẩu. Trong khi đó, sắn lại là loại cây có tính mùa vụ nên muốn bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất cả năm, các DN phải có vốn lưu động rất lớn để đầu tư kho chứa, thu mua, dự trữ và bảo quản. Đó là chưa kể đến việc triển khai đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy rất khó khăn do thiếu cơ chế về quy hoạch, chính sách trợ giúp nông dân, chính sách thuế…

Một điểm bán xăng E5
Thừa nhận còn nhiều khó khăn để đưa xăng sinh học vào sử dụng, đại diện Bộ Công thương cho rằng, cần nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành liên quan với các DN để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, từ đó có biện pháp hiệu quả thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học… Chính phủ đã giao cho các ngành chức năng sửa đổi dự thảo Nghị định 84/CP về quản lý kinh doanh xăng dầu để các DN này có thể kinh doanh xăng E5 thuận lợi. Với các DN, để sớm đưa xăng sinh học vào sử dụng, PVN đề xuất, cần quy hoạch quỹ đất phát triển nguồn nguyên liệu cho 3 nhà máy tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước; cần miễn thuế môi trường với xăng pha cồn E5 vì đây là sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với E5 để đưa vào lưu thông…
Vào cuộc đồng bộ
Muốn đưa xăng sinh học đến gần hơn với người tiêu dùng thì việc nâng cao nhận thức cũng là yếu tố quan trọng. Do vậy, Bộ Công thương đã phối hợp với Tập đoàn PVN xây dựng đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH".
Theo Tập đoàn PVN, sau khi được Chính phủ phê duyệt chương trình, PVN đã tiên phong thực hiện đề án và đã phối hợp cùng với một số đối tác đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất ethanol nhiêu liệu từ sắn tại 3 vùng là Nhà máy NLSH tại Phú Thọ, công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm. Tuy nhiên, nhà máy đang khó khăn về vốn, cùng với việc tiêu thụ chậm, nên đang tạm dừng hoạt động. Nhà máy của Công ty CP NLSH miền Trung (Quảng Ngãi), công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012. Tính riêng quý I năm 2013, công ty đã sản xuất được hơn 5 triệu lít, bán nội địa chỉ được gần một triệu lít. Công ty TNHH NLSH Phương Đông (OBF) đầu tư nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu tại Bình Phước, với công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol nhiên liệu/năm, đã hoạt động từ tháng 4-2012, sản xuất được gần 14 triệu lít cồn, bán nội địa được gần 10 triệu lít, xuất khẩu được 0,1 triệu lít; quý I năm 2013, sản xuất được gần 3 triệu lít, bán nội địa được gần 2 triệu lít. Nhà máy chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh tiếp theo vì đang khó khăn về vốn. Riêng Tập đoàn PVN đến nay đã đầu tư 5 cơ sở pha chế E5 và 4 đầu mối để phục vụ kinh doanh xăng E5. Tuy nhiên, để người dân hiểu rõ về lợi ích của xăng sinh học, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ phải được triển khai một cách đồng bộ, bảo đảm các mục tiêu đề ra, đồng thời xem xét đưa vấn đề kinh doanh NLSH trước khi sửa đổi Nghị định 84/CP.
Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu truyền thống đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Theo đó, từ ngày 1-12-2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và sẽ sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ ngày 1-12-2015.
Nguồn (HNM)

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Triển khai thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng E5



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - “Các đơn vị sản xuất, phân phối nhiên liệu sinh học (xăng E5) phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu truyền thống và gửi về Bộ Công Thương trước ngày 5/6 tới”.
Đó là kết luận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu truyền thống diễn ra vào ngày 16/5.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Phú Cường, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương trình bày báo cáo tình hình thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Đến nay cả nước có 7 doanh nghiệp đầu tư sản xuất ethanol nhiên liệu với công xuất thiết kế trên 600 triệu lít ethanol/năm. Tuy nhiên do khó khăn về vốn đầu tư cùng với tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu sinh học trên thực tế rất chậm nên các dự án hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, ngoài sự tham gia tích cực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Saigon Petro, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác chưa chủ động tích cực đầu tư phát triển mạng lưới phân phối khiến tốc độ phát triển mạng lưới phân phối chậm chạp, không đáp ứng được tốc độ phát triển của các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thực tế triển hai cho thấy, hiện cả nước mới có PVN đầu tư 5 cơ sở pha chế xăng E5 tại Đình Vũ, Nhà Bè, Liên Chiểu, Vũng Tàu và 4 kho đầu mối phục vụ kinh doanh xăng E5. Hệ thống phân phối xăng E5 trên toàn quốc đã có 175 cửa hàng thuộc hệ thống của PV Oil/Petec (PVN), Saigon Petro thuộc 34 tỉnh/thành phố lớn.
Trong khi đó, doanh nghiệp chiếm thị phần kinh doanh xăng dầu lớn nhất cả nước (50%) là Petrolimex vẫn chưa có kế hoạch đầu tư. Lý giải về sự chậm chễ này, đại diện Petrolimex cho biết tập đoàn đã quy hoạch lại toàn bộ kho xăng dầu để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Chính phủ với việc bắt buộc áp dụng tiêu thụ xăng E5. Tuy nhiên, do gặp khó khăn lớn về tài chính khi kinh doanh xăng dầu bị lỗ trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho các hệ thống phân phối sản phẩm E5 trên phạm vi toàn quốc là rất lớn, Petrolimex vẫn tiếp tục phải cân nhắc phương án đầu tư hiệu quả nhất để triển khai.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là đơn vị tiên phong
trong việc phát triển nhiên liệu sinh học.
Ông Nguyễn Phú Cường lo lắng vì đến thời điểm này, chưa có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo Quyết định 53 của Thủ tướng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang khẳng định: Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học phải quyết tâm thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg về thực hiện lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Không có lý do gì để mà cứ gặp khó khăn lại đề nghị điều chỉnh lộ trình bởi vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, hiệu quả đầu tư, đời sống người trồng sắn... đều phụ thuộc cả vào việc thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu này,
Bộ Công Thương đề nghị các bộ liên quan thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm được giao, tăng cường phối hợp chặt chẽ, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn để thực hiện đúng lộ trình. Về phía các doanh nghiệp, PVN, Petrolimex và 11 đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu phải “ngồi lại” thảo luận trực tiếp với nhau để cùng tháo gỡ vướng mắc.
Các đơn vị cũng cần khẩn trương lập kế hoạch cụ thể, chi tiết thực hiện Lộ trình phối trộn này và gửi về Bộ Công Thương trước ngày 5/6 tới đây.
Petrotimes