Hiển thị các bài đăng có nhãn xe nâng điện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xe nâng điện. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Nước Đức trước dự đoán bùng nổ năng lượng mặt troi



Phuchoiacquy - Các chuyên gia dự đoán sẽ xảy ra sự bùng nổ năng lượng mặt trời trên toàn cầu và nước Đức có thể thu lời từ hiện tượng này bằng việc phát triển các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời. Ngày nay, người dân Đức phải trả trung bình 25 cent Euro/kWh từ điện lưới, nhưng họ chỉ phải trả trung bình 10 cent Euro/KWh nếu sử dụng điện mặt trời trên mái nhà.

Hơn 6% nhu cầu năng lượng của Đức được cung cấp bởi các điện mặt trời trên mái nhà của các hộ dân, đó là một tỷ lệ lớn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các nhà máy điện mặt trời trên khắp nước Đức đang thu hút khoảng 100.000 lao động, họ làm việc trong các nhà máy sản xuất pin mặt trời và bộ đổi điện Inverter. Các doanh nghiệp Đức cũng phát triển ra các nước bên ngoài, nơi họ đang xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời cũng như phát triển công nghệ ra toàn thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp điện mặt trời của Đức đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Rất nhiều công ty của Đức đã không thể tồn tại được trong cuộc chiến này và đã phải đóng cửa nhà máy.
Theo ông Eicker Weber, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu điện mặt trời Freiburg, cho biết thời điểm khó khăn đã kết thúc. Ông hy vọng rằng bắt đầu từ năm tới, Đức sẽ chiếm thế mạnh trong sự bùng nổ điện năng lượng mặt trời. “Sẽ có nhu cầu lớn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời để đáp ứng nhu cầu phát triển trên toàn thế giới”, ông trả lời cuộc phỏng vấn với Tạp chí DW.
Thị trường năng động, giá thấp
Theo dự đoán của các chuyên gia hàng đầu, giá cả để sản xuất năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục giảm. “Theo bước tiến của công nghệ, giá thành sản xuất pin mặt trời sẽ giảm 1/3 tới năm 2020″, Ông Philipe biên tập viên Tạp chí Photon, phụ trách mảng năng lượng tái tạo cho hay.
Theo đó, giá thành pin năng lượng mặt trời từ các nhà máy quy mô nhỏ của Đức sẽ giảm 0,8 Euro, còn đối với các nhà máy lớn ở Nam Âu giá thành có thể giảm tới 4-5Eur. Điều này sẽ làm cho điện mặt trời còn rẻ hơn so với than.

Ngày càng nhiều hộ gia đình trên thế giới sử dụng điện mặt trời
Điện năng lượng mặt trời sẽ trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng trực tiếp. Ngày nay, người dân Đức phải trả trung bình 25 cent Euro/kWh từ điện lưới, nhưng họ chỉ phải trả trung bình 10 cent Euro/KWh nếu sử dụng điện mặt trời trên mái nhà. Nếu giá điện sẽ tiếp tục tăng trung bình hàng năm thì tới năm 2025 người dân Đức phải trả 40 cent Euro cho mỗi kWh sử dụng điện từ điện lưới quốc gia. Theo tính toán một cách bình thường, thì khi đó giá thành mỗi kWh của điện mặt trời chỉ còn là 7-8 cent Euro.
Các chuyên gia mong đợi một sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện mặt trời vì những ưu điểm vượt trội của nó trong tương lai. Dự đoán doanh số của pin mặt trời sẽ tăng gấp 10 lần tới năm 2025.
diennangluongmattroi

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Dẩu lửa - nguyên nhân tranh chấp chủ quyền biển đảo?



Phuchoiacquy - Biển Đông đang trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng ngày một lớn, khiến nước này càng quyết liệt hơn trong các vấn đề ngoài biên giới của mình. Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trải dài từ Singapor và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan, chồng lấn nhiều vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia và Brunei. Trong mấy thập niên trở lại đây, những mâu thuẫn này có lúc đã dẫn tới xung đột - thậm chí chiến tranh… các nhà phân tích tin rằng sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông. Vậy, dẩu lửa có phải là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ quyền biển đảo?

Vào đầu thế kỷ thứ 15, khi đô đốc Trịnh Hòa đi tàu vượt đại dương, ông phát hiện nhiều kho báu bất ngờ ở những vùng đất xa xôi như Ấn Độ, Iran, Indonesia và Somalia. Nhưng ông không biết cũng có những tài nguyên khổng lồ nằm ngay gần nước mình hơn, sâu dưới đáy biển, cách con tàu của ông hàng nghìn mét khi nó đi ngang qua Biển Đông, bắt đầu mỗi hành trình dài.
Ngày nay, một số nhà khoa học ước tính, Biển Đông, với diện tích 1,4 triệu dặm vuông (khoảng 3,5 triệu km2), lớn gấp hơn 5 lần diện tích nước Pháp, là nơi chứa đựng trữ lượng dầu khí có thể sánh ngang với bất kỳ trữ lượng lớn nhất ở nơi nào trên thế giới, mặc dù các ước tính còn nhiều khác biệt.
Không giống như thời Trịnh Hòa, lúc số tàu có thể đi viễn dương rất hiếm hoi, khu vực này ngày nay là nơi giao cắt của 1/3 số tuyến đường vận tại biển của thế giới, biến nó trở thành một hành lang chiến lược.
Biển Đông cũng đang trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng ngày một lớn, khiến nước này càng quyết liệt hơn trong các vấn đề ngoài biên giới của mình.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan, chồng lấn nhiều vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia và Brunei.
Trong mấy thập niên trở lại đây, những mâu thuẫn này có lúc đã dẫn tới xung đột - thậm chí chiến tranh - và các nhà phân tích tin rằng sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông.
Hoạt động thăm dò dầu khí tại những khu vực nước sâu trên Biển Đông, phía trên 1 thềm lục địa, cho đến nay vẫn diễn ra khá hạn chế, khiến các nhà địa chất còn nhiều bất đồng về tiềm năng trữ lượng tài nguyên tại đây có nhiều đến mức có thể làm gia tăng các tranh chấp ngoại giao hay không.
David Thompson, phụ trách thăm dò và khai thác khu vực châu Á của công ty tư vấn năng lượng và tài nguyên Wood Mackenzie, đặt vấn đề: "Một trong những thắc mắc chính trong tương lai của ngành kinh doanh dầu khí là tiềm năng Biển Đông lớn đến đâu?' Tại thời điểm này, chưa ai thực sự biết chính xác".
Theo ước tính của Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, các ước tính tiềm năng tài nguyên Biển Đông của Trung Quốc rất cao: hơn 4 tỷ tấn quy dầu (oil-equivalent) trong tất cả các vùng biển ngoài khơi của Trung Quốc, trong đó Biển Đông chiếm tỷ trọng cao nhất.
Phần lớn khối lượng đó là khí tự nhiên, và một ước tính của Trung Quốc cho rằng trữ lượng khí gas ở biển đông là khoảng 2.000 nghìn tỷ foot khối (khoảng 5.700 km3). Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, khối lượng đó đủ đáp ứng nhu cầu khí gas của Trung Quốc trong hơn 400 năm nếu tính theo mức tiêu thụ năm 2011, mặc dù khối lượng có thể khai thác trên thực tế có thể thấp hơn con số trên.
Trung Quốc đang là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và nhập khẩu khối lượng ngày một lớn dầu mỏ và khí gas, do vậy vấn đề có bao nhiều dầu khí dưới đáy Biển Đông không phải là một câu hỏi vô nghĩa.
Bắc Kinh muốn đưa nước mình trở nên tự chủ hơn về năng lượng và trong vấn đề này đã khuyến khích phát triển các nguồn cung gần hơn, bao gồm thủy điện, năng lượng hạt nhân, phong điện và điện mặt trời. Giới phân tích cho rằng đây là một phần lý do giải thích tại sao CNOOC, công ty dầu khí hải dương lớn nhất Trung Quốc, đang đầu tư mạnh mẽ phát triển công nghệ khoan giếng nước sâu cần thiết để có thể khai thác tài nguyên tại khu vực nước này đang tranh chấp.
Giáo sư Lin Boqiang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại Đại học Hạ Môn, phát biểu: "Trung Quốc cơ bản không có lựa chọn khác bởi nguồn tài nguyên của họ khá khan hiếm, vì thế trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải hướng ra ngoài khơi. Một khi Trung Quốc bắt đầu tiến vào các vùng biển nước sâu tại Biển Đông, hoạt động thăm dò sẽ thực sự được tăng tốc thực hiện".
Tháng 5, công ty nhà nước này đã hạ thủy giàn khoan nước sâu tự tạo đầu tiên có tên CNOOC 981, cho phép CNOOC có thể tự tiến hành thăm dò độc lập, mà không cần phải thuê giàn khoan của nước ngoài.
CNOOC đặt mục tiêu khai thác 500 triệu thùng quy dầu mỗi ngày tại vùng nước sâu trên Biển Đông vào năm 2020 (hiện công việc khai thác vẫn chưa được tiến hành), và Zhong Hua, giám đốc tài chính của công ty niêm yết này, cho biết, giàn khoan 981 có thể giúp cải thiện khả năng thăm dò dầu khí của CNOOC.
"Nước sâu là mục tiêu chiến lược của công ty chúng tôi, và đây là nơi có tiềm năng và triển vọng rất lớn trong tương lai", ông phát biểu trước báo giới trong buổi công bố doanh thu quý vào ngày 24/10.
Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa thăm dò dầu khí tại các vùng biển tranh chấp - hầu hết các giếng dầu hiện nay của CNOOC đều nằm ở các vùng nước nông gần Hồng Kông - nhưng CNOOC cũng tỏ ra quyết liệt trong việc xác định vị trí các lô thăm dò để đấu thầu với các công ty dầu khí nước ngoài.
Tháng 6, CNOOC đã mời thầu 9 lô dầu khí tại phía tây Biển Đông, khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là động thái hết sức nguy hiểm, cho thấy CNOOC sẵn sàng dám phá vỡ các tập quán thông thường của mình là chỉ đấu thầu các lô tại các vùng biển không tranh chấp. Và dĩ nhiên, họ đã nhận được sự phản ứng giận dữ từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, bởi những lô Trung Quốc đem đấu thầu hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bắc Kinh cũng đang gây áp lực lên một số công ty khoan dầu quốc tế hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam và đòi họ phải ngừng các dự án thăm dò.
Ngoài những tranh chấp ngoại giao, vấn đề kinh tế liên quan đến việc khai thác cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển các giếng dầu tại khu vực Trung Quốc đang nhòm ngó.
Biển Đông chứa nhiều các hẻm vực sâu và đá ngầm, khiến cho việc xây dựng các đường ống cần thiết để khai thác các mỏ khí tự nhiên trở nên rất khó khăn và tốn kém.
Một số nhà phân tích cũng đặt câu hỏi về khả năng khai thác trữ lượng dầu khí ấy hiệu quả về mặt kinh tế với mức giá năng lượng như hiện nay.
Zha Daojiong, một chuyên gia an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng, "chi phí khai thác dầu lên khỏi vùng biển này là quá cao".
Theo ông, dầu chỉ là "nhân tố ngoại vi" trong tranh chấp ngoại giao giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền Biển Đông.
VietnamNet/VIFT

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Malaysia hướng tới mục tiêu 5,5% năng lượng tái tạo vào năm 2015



Theo một phát biểu của Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, với mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải các-bon tới năm 2020, chính phủ Malaysia có kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng lên mức 5,5% vào năm 2015.

(Ảnh minh họa)
Thủ tướng Najib Razak nói: “Chính phủ Malaysia đã thiết lập cơ chế và đưa ra chương trình giá điện ưu đãi, theo đó điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ được trả một tỷ lệ cao hơn.” Theo ông, năng lượng tái tạo sẽ thu hút một khoản đầu tư trị giá 70 tỷ RM (tương đương 23 tỷ USD) và tạo ra 50.000 việc làm vào năm 2020.
Với kế hoạch trên sẽ giúp giảm 42,4 triệu tấn khí thải các-bon, tương đương với 40%. Đây là mục tiêu mà Malaysia đã cam kết tại Hội nghị về khí hậu tổ chức ở Copenhagen.
Thủ tướng Najib Razak phát biểu tại Triển lãm quốc tế về sản phẩm công nghệ xanh và thân thiện với môi trường (International Greentech and Eco Products Exhibition and Conference Malaysia - IGEM 2012) rằng: “Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu trọng điểm và hướng tới đạt tỷ lệ 5,5% năng lượng tái tạo trong tổng các nguồn năng lượng tới năm 2015, và đạt 11% vào năm 2020.”
Theo Thủ tướng Najib Razak, các chuyên gia dự đoán rằng tới năm 2020, tất cả các dự án “xanh” trong chương trình Chuyển đổi kinh tế sẽ tạo ra mức tổng thu nhập quốc nội lên tới 53 tỷ RM (tương đương khoảng 16,5 tỷ USD).
Ông Najib Razak hy vọng, những động lực thị trường sẽ thay đổi hành vi của người mua hàng. Khi có một dấu hiệu rõ ràng từ phía Chính phủ về việc chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, thị trường sẽ bắt đầu xuất hiện những phương tiện “không khí thải các-bon” và có nhiều người tiêu dùng bắt đầu mua các sản phẩm này.
Một số ưu đãi tài chính, các công cụ chính sách và cơ chế đã được đưa ra để phát triển năng lượng tái tạo ở Malaysia. Những ưu đãi này sẽ góp phần vào nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và vấn đề tăng nhu cầu năng lượng trong tương lai.
VNEEP

Mỹ làm gì để bảo toàn an ninh năng lượng?



Thiếu dầu khiến kinh tế Mỹ bị tổn thương nghiêm trọng, mỗi lần giá dầu thế giới leo thang. Bởi vậy, phát triển năng lượng đã trở thành chủ đề mang đậm chất chính trị, không còn chỉ đơn thuần là kinh tế! Mỹ là nước sản xuất dầu lửa lớn thứ 3 thế giới, và trong vòng 5 năm qua đã nâng sản lượng thêm 15%. Nhưng điều đó chưa là gì nếu nhìn vào vị thế của Mỹ trên thị trường khí gas tự nhiên: nhà sản xuất lớn nhất thế giới (sản lượng tăng 24% kể từ năm 2006 đến nay).

Tổng thống Obama đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng, từ nay tới năm 2015 đưa 1 triệu xe điện vào thị trường Mỹ, dần thay thế cho những chiếc xe chạy xăng quá tốn kém và đặt mục tiêu tăng gấp đôi chuẩn tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi tại Mỹ, lên mức 54,4 mpg (tương đương 23,17 km/lit) vào năm 2025.
Là một cường quốc sở hữu năng lực cung ứng lớn như vậy, nhưng Mỹ lúc nào cũng đau đầu với vấn đề phát triển năng lượng. Tại sao vậy?
Mỹ dùng ít khí gas tự nhiên hơn năng lực sản xuất, trong khi lại tiêu thụ dầu lửa gấp đôi khả năng tự cung. Và điều đó đối với 1 nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ 3 thế giới quả thực là thảm họa. Thiếu dầu dẫn đến việc Mỹ luôn rơi vào hoàn cảnh bị tổn thương nghiêm trọng mỗi lần giá dầu thế giới leo thang, nhất là khi tốc độ tăng của giá dầu nhanh hơn nhiều so mức tăng sản lượng dầu của Mỹ.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng khổng lồ của Mỹ cũng chính là lý do tại sao tỷ lệ khí thải trung bình trên đầu người tại đây dù đã được chính quyền nỗ lực cải thiện, vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, Mỹ bắt đầu trở nên chặt chẽ hơn trong việc quản lý tiêu thụ năng lượng điện tại những thành phố vốn là kinh đô ánh sáng của Mỹ trước đây. Cùng với đó, Mỹ đẩy mạnh sử dụng khí gas tự nhiên thay cho dầu trong một số lĩnh vực công nghiệp với lợi thế là nước đi đầu thế giới về công nghệ chế biến sản phẩm này, giá thành thấp hơn nhiều so với than hay dầu lửa và khả năng cung ứng cũng chủ động hơn hẳn.
Để giải quyết tình trạng căng thẳng năng lượng, chính quyền Obama từ khi nhậm chức luôn nỗ lực tìm kiếm các nguồn dầu mỏ mới, đồng thời mở thêm nhiều giàn khoan, cho phép hãng Shell bắt đầu thăm dò trên vùng biển băng giá ngoài khơi phía bắc Alaska.
Tổng thống Obama còn xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng, từ nay tới năm 2015 đưa 1 triệu xe điện vào thị trường Mỹ, dần thay thế cho những chiếc xe chạy xăng quá tốn kém và đặt mục tiêu tăng gấp đôi chuẩn tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi tại Mỹ, lên mức 54,4 mpg (tương đương 23,17 km/lit) vào năm 2025.
Sự sốt sắng của giới chức Mỹ đối với vấn đề năng lượng không chỉ dừng lại ở đấy. Những chính sách như, phát triển công nghiệp Ethanol, ưu tiên thúc đẩy các ngành năng lượng tái tạo đã trở thành chủ đề mang đậm chất chính trị chứ không còn chỉ đơn thuần là kinh tế. Chúng luôn nằm trong top đầu lưu tâm của nghị viện Mỹ, bên cạnh những chương trình nghị sự nóng sốt khác như cuộc chiến chống khủng bố hay đầu tư ngân sách quốc phòng.
Và tất nhiên, năng lượng cũng trở thành con bài chiến lược trong nội dung tranh cử của 2 ứng cử viên tổng thống. Mitt Romney dường như mềm dẻo hơn Obama trong cách tiếp cận vấn đề này. Ông ít bàn đến các quy định, lỏng lẻo hơn trong mục tiêu nâng chuẩn tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên, Obama lại được lòng những cử tri có quan điểm bảo vệ khí hậu và môi trường.
Tóm lại, trong hàng trăm năm lịch sử, mặc dù gần như luôn là nền kinh tế số 1 thế giới, nước Mỹ chưa từng có một giây phút nào được giải phóng khỏi sức ép về nhu cầu năng lượng.
TTVN/Economist

Sản phẩm pin, ắc quy còn nghèo nàn



Dây chuyền sản xuất ắc quy tại công ty CP Ắc quy Tia Sáng (Hải Phòng)
9 tháng đầu năm, so với các nhóm ngành sản xuất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thì nhóm sản phẩm ắc quy gặp khó khăn nhất và có kết quả thấp nhất.
CôngThương - Trong quý III/2012, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế ước đạt 456 tỷ đồng, bằng 97,7% so với cùng kỳ năm 2011; doanh thu ước đạt 499 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2011. Chín tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 1.210 tỷ đồng, giảm 26,3%; doanh thu ước đạt 1.422 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, kết quả này đã khá hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 với các chỉ tiêu tương ứng giảm so với cùng kỳ là: giá trị sản xuất công nghiệp giảm tới 35,5% và doanh thu giảm 24,4%.
Thực tế những năm gần đây, ngành pin ắc quy gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà nguyên nhân chính được cho là sản phẩm còn nghèo nàn. Theo Tiến sĩ Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất thì ngành này cần đa dạng hóa các sản phẩm, bắt kịp nhu cầu mới có thể tìm được đầu ra tốt hơn. Cụ thể, trong ngành chế tạo pin, ngoài các loại pin thông thường, các đơn vị có thể tìm hướng chế tạo pin cao cấp hơn như pin cho điện thoại di động, máy tính...
baocongthuong

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Kiểm tra và thay thế ắc quy ô tô sao cho đơn giản, an toàn



Phuchoiacquy - Việc kiểm tra và thay thế các ắc quy sẽ trở nên đơn giản và an toàn hơn khi bạn tham khảo những hướng dẫn hữu ích dưới đây

Vì lý do an toàn, xe nhất định phải được tắt động cơ. Do ắc-quy có chứa các dung dịch dễ cháy, bạn nên thay ắc-quy ở những nơi thoáng gió. Bạn cũng nên đeo kính và găng tay bảo hộ khi thay ắc qui cho xe.
Bước 1: Kiểm tra xem đã cần thiết phải thay ắc-quy hay chưa?
Bạn không nên vội vàng cho rằng ắc-quy cũ là thứ bỏ đi khi chưa tiến hành một số kiểm tra cần thiết. Nếu trong ắc-quy có mảnh vỡ thì bạn không cần kiểm tra thêm mà có thể đặt mua một ắc-quy mới để thay.

Kiểm tra các cực điện ắc quy.
Nếu không tìm thấy mảnh vỡ nào trong ắc-quy, hãy nhìn các đầu điện của ắc-quy trước khi quyết định có nên thay hay không. Các đầu điện của ắc-quy gồm các núm cực âm và cực dương nối dây điện với bộ phận dao điện. Đôi khi vấn đề lại nằm ở dung dịch sunfat, dung dịch ăn mòn, làm gỉ các cực điện. Lấy búa gõ nhẹ vào các cực điện xem bạn có thể làm vỡ các mảng gỉ trên đó hay không. Nếu các mảng gỉ không vỡ, thử đổ hỗn hợp natri cacbonat và nước vào một cái bàn chải và chải sạch các mảng gỉ. Ắc-quy có thể lại hoạt động tốt sau đó.
Thời tiết cũng có thể gây trục trặc cho ắc qui của bạn. Mở nắp lỗ thông hơi kiểm tra xem dung dịch bên trong có bị đóng băng không. Nếu có, bạn sẽ phải làm ấm không khí lên để làm cho ắc-quy hoạt động trở lại.
Bước 2: Tháo ắc-quy cũ
Khi bạn đã quyết định cần phải thay ắc-quy mới, bạn phải sẵn sàng cho việc tháo chiếc ắc-quy cũ ra. Sau khi đã tắt động cơ, hãy cọ sạch phần trên của ắc-quy cũ bằng hỗn hợp natri cacbonat và nước như chúng ta đã đề cập ở trên.

Nới lỏng các bu-lông giữ kẹp cực.
Bằng cờ lê, hãy dần dần nới lỏng bu-lông giữ kẹp cực âm, đẩy kẹp dây cáp khỏi cực điện. Sau đó làm các bước tương tự với kẹp dây cáp ở cực dương. Sau khi đã tháo ắc-quy ra khỏi xe, dành chút thời gian lau sạch các kẹp cực điện và ngăn chứa ắc-quy bằng dung dịch hỗn hợp natri cacbonat và nước. Nếu bạn không lau sạch các kẹp cực điện và ngăn chứa ắc-quy thì bạn nên thay chúng.
Bước 3: Lắp ắc-quy mới vào xe
Cẩn thận đặt ắc-quy mới vào ngăn chứa ắc-quy. Sau khi chắc chắn rằng các cực điện âm và dương được đặt đúng vị trí, bắt vít vào giá đỡ để ắc-quy được đặt đúng chỗ. Đặt kẹp dây cáp cực dương vào cực điện dương và tương tự nối kẹp dây cáp âm vào cực âm. Sau đó đậy nắp ắc-quy và khởi động xe.

Đặt đúng vị trí các cực điện âm và dương.
Bước 4: Xử lý ắc-quy cũ
Tầm quan trọng của bước này chưa được quan tâm đúng mức. Ắc-quy cũ của bạn rất độc hại và phải được xử lý đúng kỹ thuật. Bạn có thể đem nó tới một gara ôtô hoặc một trung tâm xử lý rác thải để chắc chắc rằng các nguyên liệu của ắc-quy được tái sử dụng.
Theo thantoc.com.vn

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Argentina và Saudi Arabia hợp tác năng lượng hạt nhân



PDF.InEmail
Bộ Ngoại giao Argentina cho biết, các quan chức nước này và Saudi Arabia vừa tiến hành các cuộc thảo luận tại Buenos Aires về hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Theo thông báo, mục tiêu chủ đạo của cuộc gặp là đưa ra một cái nhìn tổng thể về năng lực công nghệ năng lượng hạt nhân do Argentina phát triển, ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là vấn đề cơ sở hạ tầng và các nhà máy hạt nhân, các lò phản ứng và các cơ sở chế tạo.

Ảnh minh họa
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Hector Timerman khẳng định, sự sẵn sàng của nước này trong việc chia sẻ với Saudi Arabia về kinh nghiệm của mình trong việc áp dụng năng lượng hạt nhân hòa bình trong hơn 60 năm qua.
Trước đó, năm 2011, Argentina và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có vấn đề năng lượng.
Theo: VOV

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Nguồn năng lượng chính được sử dụng để phát điện


Mặc dù có sự phát triển liên tục từ năng lượng mặt trời, gió và thủy điện nhưng hơn 80% năng lượng điện của thế giới vẫn còn xuất phát từ các nguồn nhiệt. Trang này liệt kê một số nguồn năng lượng chính được sử dụng để phát điện.


Các nguồn năng lượng

Phân loại

Nhiên liệu hóa thạchNăng lượng xanhNhiên liệu hạt nhânNhiệt
Điện
Kinetic
Quy trình
Nhiên liệu
Nhiệt năng
kWh / kg



Nhiệt












 Than nâu
2.8 2,8
Than cốc
8.3 8,3
Dầu
12.5 12,5
Khí đốt tự nhiên (Biển Bắc) [1]
10.8 10,8
Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) - một hỗn hợp của Propane và Butane
13.8 13,8
Propane
13.9 13,9
Butane Butan
13.7 13,7
Kerosene (Paraffin Oil) Kerosene (dầu Paraffin)
13.0 13,0
Petrol (Gasoline) Xăng dầu (xăng)
13.0 13,0
Diesel 
12.9 12,9
Bio diesel
10.9 10,9
Ethanol
8.3 8,3
Methanol
6.4 6,4
Gỗ khô
4.4 4,4
Gỗ tươi
2.5 2,5
Phế liệu nông nghiệp
2.5 - 5.0 2,5-5,0
Rác thải đô thị
2.0 - 2.5 2,0 - 2,5
Uranium 235 
22,800,000 22800000

Hydrogen [2] Hydrogen [2]
39.4 39,4

Candy Bar (Mars Bar)
5.55 5,55
Nguồn:Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh (NPL)Cục Môi trường và Nông thôn  Vương quốc Anh (DEFRA)Bộ Tài năng lượng phi truyền thống Ấn Độ (MNER)
[1] khí tự nhiên bao gồm chủ yếu là khí mê-tan (70-90%) nhưng bao gồm số lượng đáng kể của etan (5-15%), butan, propan, carbon dioxide, nitrogen, helium và hydrogen sulfide.
[2] Hydrogen không phải là nguồn năng lượng sơ cấp. 50 kWh điện để sản xuất 1 kg hydro bằng điện phân.
Năng lượng điện của các loại Hóa chất
Sử dụng năng lượng nhiệt của các chất hóa học và các vật liệu khác để tạo ra điện.
energy_conversion_process
Năng lượng nội tại của nguyên tố hóa học liên quan đến năng lượng của các electron và năng lượng này được chuyển đổi để sử dụng trực tiếp trong Pin. Bảng mô tả sau đây cho thấy tầm quan trọng của năng lượng có sẵn từ các nguồn Pin khi được sử dụng trong các thiết bị thực tế .
Quy trình
Tế bào Hóa họcĐiện năng lượng
      kWh / kg

Điện

Pin tiểu (Alkaline)
0.175 0,175
Pin sạc Lead Acid
0.04 0,04
Pin sạc Nickel Cadmium
0.05 0,05
Pin sạc Nickel Metal Hydride
0.08 0,08
Pin sạc Lithium Ion
0.14 0,14
Năng lượng nội dung của tự nhiên dòng chảy năng lượng
Năng lượng có sẵn trong tự nhiên, nhưng khai thác được nó có thể sẽ rất tốn kém. Bảng dưới đây cho thấy một số khả năng cải tạo dòng chảy của tự nhiên để tạo ra năng lượng.
Nguồn
Natural Energy Flows Providing 1 kW of Available PowerDòng chảy năng lượng tự nhiên Cung cấp 1 kW điện có sẵn
Turbine gió
Tốc độ gió 12,5 m / sPhạm vi 0,85 m 2
Gió tốc độ 4 m / sPhạm vi 31,84 m 2
Turbine nước
Lưu lượng nước 1 m 3 / sĐỉnh nước 0,1 mét
Lưu lượng nước 100 lít / giâyĐỉnh nước 1,0 mét
Năng lượng mặt trời (Bức xạ điện từ)
Bề mặt vuông góc với tia sáng mặt trờiDiện tích 1m 2
Đối với một mức trung bình theo giờ của 1kW thực hiện trên một ngàyDiện tích 2,5 m 2 đến 5 m 2, tùy theo vị trí
Địa nhiệt
(Đại dương) Khác biệt nhiệt độ 20 ° CLưu lượng nước 10,8 lít / phút *
(Đá nóng) Khuynh độ của nhiệt độ
40 ° C / km, Diện tích 1km 2, Độ sâu 3,5 km
Lưu lượng nước 0,2 lít / phút *
(Tầng nước ngầm) Khuynh độ của nhiệt độ 30 ° C / km, Khu 1 km 2 , Độ sâu 3,0 kmLưu lượng nước 0,24 lít / phút *
* Geothermal Energy (HMSO)  
Việc sử dụng tài nguyên năng lượng tạo ra điện
Mức tiêu thụ điện bằng nhiên liệu của thế giới (Tterawatt trên giờ - TWh)

electricity_fuel
Nguồn OECD Factbook 2007

Lưu ý rằng tiêu thụ năng lượng điện đã tăng gấp ba lần từ 5.200 đến 17.400 TWh trong 23 năm qua . (17.400 TWh = 1.496 Mtoe)
So với cùng kỳ, phần năng lượng tạo ra bởi năng lượng nguyên tử đã cho thấy sự tăng trưởng lớn nhất với các nguồn năng lượng tái tạo khác gần phía sau, nhưng phần lớn năng lượng điện của thế giới vẫn được tạo ra từ than đá.
Nhiên liệu tạo điện của thế giới (Tỷ Lệ Phần Trăm)
fuel9104
Nguồn OECD Factbook 2007
Nhiên liệu sử dụng để phát điện tại Anh

UK_electricity

renewable_energy
Tổng chi phí năng lượng cho mỗi KWh trên các nhiên liệu khác nhau
energy_costs
Nguồn Viện Nghiên cứu Năng lượng Canada 2006
Chi phí là 2003 giá trị và bao gồm khấu hao chi phí đầu tư, hoạt động và bảo trì, và chi phí nhiên liệu. (CAD $ 1,00 = USD $ 0,92)
Trong trường hợp các nguồn năng lượng tự nhiên như mặt trời và gió, chi phí của việc duy trì và sử dụng công suất dự phòng vẫn phải được thêm vào.
Bảng Tóm tắt tất cả các nguồn năng lượng và việc sử dụng chúng cho các ứng dụng tại Hoa Kỳ
energy_use
Theo thantoc.com.vn

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012


Tổng quan về các nguồn năng lượng cung cấp điện
Đặc điểm và so sánh
Các nguồn năng lượng điện nguyên thủy.
Năng lượng có nguồn gốc từ nhiều nguồn. Tuy nhiên hầu hết năng lượng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng của thế giới có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Việc phụ thuộc này dẫn đến hai vấn đề:
• Nguồn cung cấp hữu hạn của nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt
• Việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm phát sinh các khí hiệu ứng nhà kính, làm nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu
Bài viết này tóm tắt những cách khác nhau, trong đó các nguồn tài nguyên có thể được sử dụng để tạo ra điện.
Biến tài nguyên năng lượng thành điện năng có thể sử dụng
Các sơ đồ dưới đây cho thấy có 29 cách cơ bản tạo ra năng lượng điện nhưng có nhiều biến thể trên những phương pháp này.
Tổng quan các nguồn năng lượng - Battery and Energy Technologies
Các nguồn năng lượng

Dạng Turbine hơi thông thường

Tua bin hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát đi - Electricity generation from fossil fuel. Basic Steam Turbine System
Tua bin hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát điện
Sản xuất điện chạy bằng sinh khối-Electricity from Biomass
Sản xuất điện chạy bằng sinh khối
Năng lượng hạt nhân
Lò phản ứng nước sôi (Giai đoạn truyền nhiệt duy nhất-Nuclear Power (Single Thermodynamic Cycle) )  Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử
Lò phản ứng nước sôi (Giai đoạn truyền nhiệt duy nhất ) 
Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử
(Hai giai đoạn truyền nhiệt) Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử-Nuclear Power (Two Thermodynamic Cycles)
(Hai giai đoạn truyền nhiệt)
Sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử
  
Thu hoạch các dòng năng lượng tự nhiên
Thuỷ điện - Hydro Electric Power GenerationThuỷ điện
Năng lượng gió quy mô lớn (hệ thống lưới điện)Wind power (Large  systems)
Năng lượng gió quy mô lớn (hệ thống lưới điện)
Năng lượng gió quy mô nhỏ (hệ thống nội bộ)Wind power - Domestic systems
Điện quy mô lớn từ năng lượng  mặt trời-Solar Thermal Energy (Large Scale)
Năng lượng gió quy mô nhỏ (hệ thống nội bộ)
Điện quy mô nhỏ từ năng lượng nhiệt mặt trời-Solar Thermal Energy with Stirling Engine
Điện quy mô lớn từ năng lượng  mặt trời
Thế hệ năng lượng điện quang-Photovoltaic Electric Power Generation
Điện quy mô nhỏ từ năng lượng nhiệt mặt trời
geothermal Electric power general Dry steam and steam systems
Thế hệ năng lượng điện quang
Địa nhiệt điện (nhị phân hệ thống)
Địa nhiệt điện (nhị phân hệ thống)-Geothermal Electricity Generation
Điện khẩn và điều khiển từ xa
Phát điện bằng turbine khí-Gas turbine electric power generation
Phát điện bằng turbine khí
Thế hệ điện động cơ đốt trong (ICE)-Electric Power from Internal Comustion Engine
Thế hệ điện động cơ đốt trong (ICE)

Động cơ Stirling

Thế hệ điện động cơ đốt ngoài-The Stirling Engine for Electric Power Generataion
Thế hệ điện động cơ đốt ngoài
Chuyển đổi trực tiếp nhiệt điện - Máy phát điện nhiệt điện (TEG)
Máy phát điện Cặp nhiệt (TEGs)-Thermo Electric Generator
Máy phát điện Cặp nhiệt (TEGs)
Chuyển đổi nhiệt kim loại kiềm (AMTEC)-AMTEC Generator
Chuyển đổi nhiệt kim loại kiềm (AMTEC)
Điện năng lượng
Công nghệ điện hóa năng lượng
Pin tiểu-Primary batteries
Pin tiểu
Pin hạt nhân-Nuclear batteries
Pin hạt nhân
Điện khinh khí Hydrogen
Fuel cells
Hydro chạy máy phát điện động cơ đốt trong (ICE)-Hydrogen Powered ICE
Hydro chạy máy phát điện động cơ đốt trong (ICE)
Hệ thống hỗn hợp
Sử dụng nhiệt thừa hoặc chất thải để tạo ra điện-Combined Heat and Power (CHP) Electricity Generation
Sử dụng nhiệt thừa hoặc chất thải để tạo ra điện
Các tế bào nhiên liệu sử dụng trong các ứng dụng CHP-Fuel Cell CHP
Các tế bào nhiên liệu sử dụng trong các ứng dụng CHP
Kết hợp nhiệt và điện (CHP) Phương án thay thế để thu nhiệt thải từ phát điện -Combined Heat and Power (CHP)
Kết hợp nhiệt và điện (CHP)
Phương án thay thế để thu nhiệt thải từ phát điện
Hàng Hải -  (CHP) hệ thống kết hợp  nhiệt và điện-Marine Hybrid Power System
Hàng Hải -  (CHP) hệ thống kết hợp  nhiệt và điện
Electricity Co-generation
Hệ thống điện khu vực từ xa (RAPS)-Remote Area Power Systems (RAPS)
Hệ thống điện khu vực từ xa (RAPS)
Năng lượng tương lai
Nucleat Fusion (Tokamak)
(mở chu kỳ sử dụng nhiên liệu thông thường)-Magnetohydrodynamic (MHD) Electricity Generation
(mở chu kỳ sử dụng nhiên liệu thông thường)

Cung cấp điện
Số liệu ước tính năm 2004 lượng điện từng năm được phát ra
• 15.406 TWh (CIA World Factbook) 1 TeraWattHour (TWh) = 10 9 KiloWattHours (kWh)
• 16.600 TWh (Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA)
• 17.400 TWh (OECD)
Những ước tính trên chỉ hiển thị tiêu thụ hoặc năng lượng điện được tạo ra. Nó không hiển thị bao nhiêu năng lượng được tiêu thụ trong việc tạo ra điện hoặc nó đến từ đâu, cũng không hiển thị bao nhiêu năng lượng được tiêu thụ mà không phải là chuyển đổi sang điện như: được sử dụng để vận chuyển hoặc sưởi ấm. Những trang này hy vọng sẽ cung cấp một số các câu trả lời.
Tám mươi hai phần trăm điện của thế giới được tạo ra bằng cách sử dụng hệ thống tuabin hơi nước. Trong thuật ngữ đơn giản, nồi hơi được sử dụng để nâng cao hơi nước mà các ổ đĩa một tuabin hơi nước, còn được gọi là động lực, và tua-bin hơi nước này khiến một máy phát điện.Hơi nước để lái xe các tua-bin được nâng lên bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch (66%) hoặc bằng năng lượng hạt nhân (16%). Sự cân bằng năng lượng điện được tạo ra bởi hệ thống thủy điện (17%) với năng lượng mặt trời, gió và sinh khối dưới 2% của tổng số.
- Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) (2003)
Theo thantoc.com.vn