Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Dẩu lửa - nguyên nhân tranh chấp chủ quyền biển đảo?



Phuchoiacquy - Biển Đông đang trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng ngày một lớn, khiến nước này càng quyết liệt hơn trong các vấn đề ngoài biên giới của mình. Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trải dài từ Singapor và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan, chồng lấn nhiều vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia và Brunei. Trong mấy thập niên trở lại đây, những mâu thuẫn này có lúc đã dẫn tới xung đột - thậm chí chiến tranh… các nhà phân tích tin rằng sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông. Vậy, dẩu lửa có phải là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ quyền biển đảo?

Vào đầu thế kỷ thứ 15, khi đô đốc Trịnh Hòa đi tàu vượt đại dương, ông phát hiện nhiều kho báu bất ngờ ở những vùng đất xa xôi như Ấn Độ, Iran, Indonesia và Somalia. Nhưng ông không biết cũng có những tài nguyên khổng lồ nằm ngay gần nước mình hơn, sâu dưới đáy biển, cách con tàu của ông hàng nghìn mét khi nó đi ngang qua Biển Đông, bắt đầu mỗi hành trình dài.
Ngày nay, một số nhà khoa học ước tính, Biển Đông, với diện tích 1,4 triệu dặm vuông (khoảng 3,5 triệu km2), lớn gấp hơn 5 lần diện tích nước Pháp, là nơi chứa đựng trữ lượng dầu khí có thể sánh ngang với bất kỳ trữ lượng lớn nhất ở nơi nào trên thế giới, mặc dù các ước tính còn nhiều khác biệt.
Không giống như thời Trịnh Hòa, lúc số tàu có thể đi viễn dương rất hiếm hoi, khu vực này ngày nay là nơi giao cắt của 1/3 số tuyến đường vận tại biển của thế giới, biến nó trở thành một hành lang chiến lược.
Biển Đông cũng đang trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng ngày một lớn, khiến nước này càng quyết liệt hơn trong các vấn đề ngoài biên giới của mình.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan, chồng lấn nhiều vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia và Brunei.
Trong mấy thập niên trở lại đây, những mâu thuẫn này có lúc đã dẫn tới xung đột - thậm chí chiến tranh - và các nhà phân tích tin rằng sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông.
Hoạt động thăm dò dầu khí tại những khu vực nước sâu trên Biển Đông, phía trên 1 thềm lục địa, cho đến nay vẫn diễn ra khá hạn chế, khiến các nhà địa chất còn nhiều bất đồng về tiềm năng trữ lượng tài nguyên tại đây có nhiều đến mức có thể làm gia tăng các tranh chấp ngoại giao hay không.
David Thompson, phụ trách thăm dò và khai thác khu vực châu Á của công ty tư vấn năng lượng và tài nguyên Wood Mackenzie, đặt vấn đề: "Một trong những thắc mắc chính trong tương lai của ngành kinh doanh dầu khí là tiềm năng Biển Đông lớn đến đâu?' Tại thời điểm này, chưa ai thực sự biết chính xác".
Theo ước tính của Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, các ước tính tiềm năng tài nguyên Biển Đông của Trung Quốc rất cao: hơn 4 tỷ tấn quy dầu (oil-equivalent) trong tất cả các vùng biển ngoài khơi của Trung Quốc, trong đó Biển Đông chiếm tỷ trọng cao nhất.
Phần lớn khối lượng đó là khí tự nhiên, và một ước tính của Trung Quốc cho rằng trữ lượng khí gas ở biển đông là khoảng 2.000 nghìn tỷ foot khối (khoảng 5.700 km3). Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, khối lượng đó đủ đáp ứng nhu cầu khí gas của Trung Quốc trong hơn 400 năm nếu tính theo mức tiêu thụ năm 2011, mặc dù khối lượng có thể khai thác trên thực tế có thể thấp hơn con số trên.
Trung Quốc đang là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và nhập khẩu khối lượng ngày một lớn dầu mỏ và khí gas, do vậy vấn đề có bao nhiều dầu khí dưới đáy Biển Đông không phải là một câu hỏi vô nghĩa.
Bắc Kinh muốn đưa nước mình trở nên tự chủ hơn về năng lượng và trong vấn đề này đã khuyến khích phát triển các nguồn cung gần hơn, bao gồm thủy điện, năng lượng hạt nhân, phong điện và điện mặt trời. Giới phân tích cho rằng đây là một phần lý do giải thích tại sao CNOOC, công ty dầu khí hải dương lớn nhất Trung Quốc, đang đầu tư mạnh mẽ phát triển công nghệ khoan giếng nước sâu cần thiết để có thể khai thác tài nguyên tại khu vực nước này đang tranh chấp.
Giáo sư Lin Boqiang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại Đại học Hạ Môn, phát biểu: "Trung Quốc cơ bản không có lựa chọn khác bởi nguồn tài nguyên của họ khá khan hiếm, vì thế trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải hướng ra ngoài khơi. Một khi Trung Quốc bắt đầu tiến vào các vùng biển nước sâu tại Biển Đông, hoạt động thăm dò sẽ thực sự được tăng tốc thực hiện".
Tháng 5, công ty nhà nước này đã hạ thủy giàn khoan nước sâu tự tạo đầu tiên có tên CNOOC 981, cho phép CNOOC có thể tự tiến hành thăm dò độc lập, mà không cần phải thuê giàn khoan của nước ngoài.
CNOOC đặt mục tiêu khai thác 500 triệu thùng quy dầu mỗi ngày tại vùng nước sâu trên Biển Đông vào năm 2020 (hiện công việc khai thác vẫn chưa được tiến hành), và Zhong Hua, giám đốc tài chính của công ty niêm yết này, cho biết, giàn khoan 981 có thể giúp cải thiện khả năng thăm dò dầu khí của CNOOC.
"Nước sâu là mục tiêu chiến lược của công ty chúng tôi, và đây là nơi có tiềm năng và triển vọng rất lớn trong tương lai", ông phát biểu trước báo giới trong buổi công bố doanh thu quý vào ngày 24/10.
Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa thăm dò dầu khí tại các vùng biển tranh chấp - hầu hết các giếng dầu hiện nay của CNOOC đều nằm ở các vùng nước nông gần Hồng Kông - nhưng CNOOC cũng tỏ ra quyết liệt trong việc xác định vị trí các lô thăm dò để đấu thầu với các công ty dầu khí nước ngoài.
Tháng 6, CNOOC đã mời thầu 9 lô dầu khí tại phía tây Biển Đông, khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là động thái hết sức nguy hiểm, cho thấy CNOOC sẵn sàng dám phá vỡ các tập quán thông thường của mình là chỉ đấu thầu các lô tại các vùng biển không tranh chấp. Và dĩ nhiên, họ đã nhận được sự phản ứng giận dữ từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, bởi những lô Trung Quốc đem đấu thầu hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bắc Kinh cũng đang gây áp lực lên một số công ty khoan dầu quốc tế hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam và đòi họ phải ngừng các dự án thăm dò.
Ngoài những tranh chấp ngoại giao, vấn đề kinh tế liên quan đến việc khai thác cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển các giếng dầu tại khu vực Trung Quốc đang nhòm ngó.
Biển Đông chứa nhiều các hẻm vực sâu và đá ngầm, khiến cho việc xây dựng các đường ống cần thiết để khai thác các mỏ khí tự nhiên trở nên rất khó khăn và tốn kém.
Một số nhà phân tích cũng đặt câu hỏi về khả năng khai thác trữ lượng dầu khí ấy hiệu quả về mặt kinh tế với mức giá năng lượng như hiện nay.
Zha Daojiong, một chuyên gia an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng, "chi phí khai thác dầu lên khỏi vùng biển này là quá cao".
Theo ông, dầu chỉ là "nhân tố ngoại vi" trong tranh chấp ngoại giao giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền Biển Đông.
VietnamNet/VIFT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét