Hiển thị các bài đăng có nhãn dầu khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dầu khí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Việt Nam thành ‘cường quốc’ lọc dầu?


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) sẽ đầu tư dự án lọc hóa dầu ở Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) có vốn đầu tư lên tới 28,7 tỷ USD, công suất 30 triệu tấn/năm. Cùng với các dự án trước đó, Việt Nam hoàn toàn đang hướng đến một nước mạnh về lọc hóa dầu và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu?
Vốn ở đâu?
Ảnh minh họa
Trước đó, Tập đoàn Khang Thông (Việt Nam) cùng Tập đoàn STFE và Công ty PTTES (Thái Lan) đã ký kết hợp đồng về dự án nhà máy lọc dầu Bình Định đặt tại Khu kinh tế Nhơn Hội.
Theo dự kiến khi đó, nhà máy lọc dầu sẽ có công suất khoảng 12 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 có công suất thiết kế là 6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nay bỗng dưng xuất hiện Tập đoàn PTT với "siêu" dự án 30 tỷ USD khiến không ít người ngỡ ngàng.
Một số nguồn tin cho biết, PTT hiện có một dự án lọc dầu ở Thái Lan và tập đoàn này cũng đã được Chính phủ Thái Lan chấp thuận triển khai một dự án lọc hóa dầu lớn ở miền Nam Thái Lan. Nhưng do những bất ổn về chính trị thời gian qua, PTT đã quyết định tìm kiếm địa điểm đầu tư khác và Việt Nam đã được lựa chọn.
PTT cũng đã từng được giới thiệu để tham gia dự án lọc hóa dầu Long Sơn nhưng tập đoàn này lại chọn Bình Định.
Với thực tế này, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là làm thế nào để PTT thu xếp được số vốn lớn như vậy? Theo PTT, số vốn của dự án lên đến gần 30 tỷ USD. Các đối tác Việt Nam vốn chắc không có nhiều, như vậy PTT sẽ phải tìm kiếm được những đối tác có tiềm lực tài chính mạnh hoặc cần đến một định chế tài chính lớn đứng ra cam kết cho vay.
Các ý kiến cho rằng PTT không phải là tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, vì vậy việc tìm kiếm các đối tác, thu xếp tài chính không phải là chuyện dễ dàng.
Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành lập tháng 4/2008, với các đối tác tên tuổi hàng đầu thế giới Idemitsu (Nhật Bản), Công ty Dầu mỏ quốc tế Cô Oét (là công ty con của Công ty Dầu lửa Quốc gia Cô Oét), Công ty hóa dầu Mitsui (Nhật Bản), nhưng tới nay tư vẫn chưa thể khởi công vì việc thu xếp tài chính lên đên 7 tỷ USD không hề dễ dàng.
Theo một số chuyên gia, các nhà đầu tư quốc tế hiện rất hờ hững với dự án lọc hóa dầu do lợi nhuận thấp, trong khi chi phí đầu tư quá cao dẫn đến rủi ro lớn. Theo tính toán, dự án lọc dầu phải có mức sinh lợi IRR (chỉ số hoàn vốn nội tại) từ 13%-17% mới đem lại hiệu quả, trong khi khả năng sinh lợi của bản thân dự án chỉ khoảng 6%-8%.
Một số tính toán cụ thể cho thấy, hiện nay giá dầu thô đang tăng cao, lợi nhuận từ lọc dầu chưa tới 20 USD/tấn dầu thô, vì vậy đầu tư vào lọc dầu được cho là không hấp dẫn.
Đa phần nhà đầu tư đều yêu cầu Chính phủ nước sở tại phải có các ưu đãi nhất định nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả tối thiểu cho dự án. Ngay như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi được Chính phủ đồng ý gói ưu đãi về thuế, đất đai cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy, khấu hao, ngoại hối, quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài... thì mọi chuyện mới suôn sẻ.
Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ tìm kiếm được gói ưu đãi của Chính phủ. Hiện chỉ có những dự án lọc dầu thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam như Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn nằm trong nhóm dự án quan trọng quốc gia, là được ưu đãi.
Thậm chí, dự án hoạt động rồi vẫn cần được tiếp tục ưu đãi trong thời gian dài nữa. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện cũng đang được hưởng "giá trị ưu đãi" là 3% đối với sản phẩm hóa dầu, 5% đối với LPG và 7% đối với xăng dầu kéo dài trong 10 năm.
Ngoài ra, còn phải đảm bảo nguồn dầu thô cho cả đời dự án, nguồn dầu thô cung cấp cho nhà máy lọc dầu sẽ lấy ở đâu? Đảm bảo nguồn dầu thô là nhân tố quyết định đến vận hành ổn định của dự án.
Dư thừa công suất?
Việt Nam mới có Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/năm đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu xăng dầu cả nước. Thời gian tới nhà máy này sẽ nâng công suất lên 10 triệu tấn/ năm.
Tiếp theo là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị khởi công với công suất 10 triệu tấn/năm sẽ đi vào hoạt động sau 5 năm xây dựng, cộng với dự án của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam "thai nghén" đã lâu tại Vân Phong (Khánh Hòa) với công suất 10 triệu tấn/ năm. Tiếp theo là Long Sơn ( Bà Rịa Vũng Tàu) công suất 10 triệu tấn/ năm.
Nếu thêm dự án 30 triệu tấn/năm tại Bình Định thì nâng sản lượng xăng dầu của Việt Nam lên 70 triệu tấn/ năm khiến cho lọc dầu Việt Nam dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việt Nam lúc đó đứng vào hàng ngũ “cường quốc” lọc dầu và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu
Chiến lược dầu khí VN, dự báo nhu cầu các sản phẩm lọc dầu trong nước, giai đoạn 2011-2015 dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầu dự báo đến năm 2025 chỉ là 27 triệu tấn/năm.
Tổng công suất như trên đã cao gấp hơn 2 lần nhu cầu. Nếu không hướng tới xuất khẩu thì khó có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện dầu khí Việt Nam, Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu dầu thô trung bình của thế giới năm 2005 là 5 thùng/người/ năm. Năm 2005, nhu cầu dầu của Trung Quốc là 1,5 thùng/ người /năm và Thái Lan là 4,6 thùng/ người/ năm.
Giả thiết đến năm 2015 kinh tế Việt Nam phát triển bằng với Trung Quốc năm 2005 và dân số 100 triệu người thì nhu cầu của ta lúc đó sẽ là 21 triệu tấn/năm, còn nếu bằng với Thái Lan (2005) thì nhu cầu sẽ là 65 triệu tấn/năm. Dự báo trong chiến lược 27 triệu tấn/năm cho năm 2025, tức là bằng khoảng hơn một nửa mức tiêu thụ của Thái Lan năm 2005, là quá thấp.
Hơn nữa, với trữ lượng dầu được công bố đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thể xếp vào nhóm nước nghèo về tài nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn có thể xếp vào loại rất nghèo về tài nguyên dầu mỏ. Nhóm nước nghèo này thường chọn chiến lược phát triển hạ nguồn, dùng nguồn lợi từ lọc hóa dầu và dịch vụ phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.
Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu biến nước ta thành "trung tâm cung ứng và dịch vụ xăng dầu cho thị trường khu vực (Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc...) là điều cần hướng tới bởi Việt Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý. Thái Lan, một nước rất ít tài nguyên dầu mỏ đã xây dựng chiến lược dầu khí của mình theo hướng này. Bởi vậy công suất bao nhiêu không thành vấn đề.
Tuy nhiên, lực cản lớn vẫn là huy động vốn. “Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện có nhiều nhà máy lọc dầu và đang dư thừa công suất. Nếu các dự án không tính toán cẩn thận về hiệu quả, thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, sẽ rất khó cạnh tranh với những nhà máy đang hoạt động”, ông Toản nói.
Nguồn tin: (VEF)

Nỗi lo Trung Đông đẩy giá dầu vọt tăng


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Các bộ trưởng bộ ngoại giao Liên minh châu Âu nhất trí không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria...
Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, gây ra những lo lắng về nguồn cung trong bối cảnh lượng cầu đang suy giảm hiện nay.
Phiên giao dịch quốc tế đêm 28/5, giá dầu thô giao sau tăng mạnh lên trên vùng 95 USD/thùng nhờ đà đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán toàn cầu, cùng những lo lắng về tình hình chính trị Trung Đông và Bắc Phi.
Ngay sau khi mở cửa lại (phiên 27/5, thị trường đóng cửa nghỉ lễ), giá dầu đã liên tục biến động mạnh bởi có quá nhiều yếu tố hỗ trợ trong hai ngày đầu tuần. Trước hết là việc các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh sau tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu, về việc tiếp tục các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, gây ra những lo lắng về nguồn cung trong bối cảnh lượng cầu đang suy giảm hiện nay, cũng góp phần nâng đỡ tốt cho thị trường. Theo AFP, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập Syria, sau những cuộc thảo luận đầy bất đồng giữa các nước thành viên.
Cụ thể, theo hãng tin AFP, hôm 28/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh William Hague cho biết, các bộ trưởng bộ ngoại giao Liên minh châu Âu đã nhất trí không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria vốn sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/6 tới đây, trong khi vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt khác nhằm vào chính quyền của Tổng thống nước này là Bashar al-Assad.
Bộ trưởng Hague coi đây là thông điệp rõ ràng nhằm gây áp lực lên Chính phủ Syria. Thỏa thuận này cho phép các thành viên Liên minh châu Âu được gửi vũ khí cho các tay súng đối lập nếu muốn, sau ngày 1/6 tới đây.
Ngoài tin tức liên quan tới tình hình chiến sự tại Syria, thị trường cũng nhận được tin cho biết tại Nigeria, một tàu chiếc chở dầu ở ngoài khơi bờ biển quốc gia này đã bị bọn cướp tấn công và bắt cóc làm con tin. Những thông tin này đã khiến nhà đầu tư năng lượng lo ngại về tính ổn định trong việc cung ứng dầu từ khu vực nhiều dầu mỏ Trung Đông và Bắc Phi.
Bên cạnh tình hình chính trị quốc tế, chứng khoán toàn cầu, thị trường năng lượng hôm qua còn nhận được lực đẩy từ các báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đang hồi phục vững chắc. Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 5, do tổ chức Conference Board công bố, đã tăng mạnh lên 76,2 điểm cao nhất trong 5 năm, từ mức 69 điểm trong tháng 4 trước đó.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York tăng 86 cent, tương ứng 0,9%, lên 95,01 USD/thùng. Trong suốt phiên giao dịch, giá dầu thô kỳ hạn loại này luôn dao động gần ngưỡng 96 USD mỗi thùng. Tại London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 7 tăng 1,61 USD, tương ứng 1,6%, lên 104,23 USD.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York đêm 28/5, giá khí tự nhiên giao tháng 6 giảm 6 cent, tương ứng 1,5%, xuống còn 4,17 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ được 1 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 2,85 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi cũng giao trong tháng 6 tăng mạnh 5 cent, tương ứng với mức 1,7%, lên chốt ở 2,91 USD mỗi gallon.
Theo giới phân tích, hiện thị trường đang theo dõi sát sao quyết định về mục tiêu sản lượng của các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Dự kiến những mục tiêu này sẽ được đưa ra trong cuộc họp vào ngày thứ 6 tuần này tại Vienna (Áo).
(VnEconomy)

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Mặc dù Trung Quốc tỏ ra khó chịu về mối quan hệ năng lượng đang ngày càng bền chặt giữa Ấn Độ và Việt Nam, New Delhi vẫn đang lên kế hoạch ‘bơm’ thêm 145,94 triệu USD vào lĩnh vực khai thác khí đốt ở Biển Đông.

Một dàn khoan Ấn Độ liên doanh với Việt Nam trên Biển Đông. (Ảnh: India TV)
Mặc dù phía Trung Quốc liên tục tỏ thái độ khó chịu với sự hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam, nhưng điều đó không ngăn cản được New Delhi bắt tay chặt hơn và động thái này của Ấn Độ được cho là đã thể hiện những ý nghĩa chiến lược. Nội các của Liên minh Ấn Độ sẽ xem xét đề nghị này.
Với khoản đầu tư trên, Ấn Độ đang muốn nâng cao cổ phẩn của OVL, công ty con chuyên hoạt động ở nước ngoài của Tập đoàn Dầu và Khí đốt tự nhiên ONGC, trong liên minh khai thác khí đốt tại lô 6.1 thuộc bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi bờ biển phía nam của Việt Nam. Hiện tại, OVL sở hữu 45% cổ phần, trong khi BP (British Petroleum) có 35% và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 20% cổ phiếu còn lại.
Khi BP rút khỏi liên doanh để thu tiền bù đắp cho những tổn thất phát sinh trong vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico, OVL đã xem xét mua lại số cổ phần này. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang sẵn sàng chào đón những công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là ở những vùng biển thuộc chủ quyền ở Biển Đông.
Ngoài hai mỏ khí ngoài khơi, liên doanh cũng đang tiến hành một dự án năng lượng và đường ống dẫn.
Theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ), trước đây, Trung Quốc đã phản đối sự tham gia hợp tác của OVL với Việt Nam trong việc khai thác lô số 127 và 128 ở Biển Đông ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Việt Nam đã kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với hai lô này, bởi chúng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Một quan chức Ấn Độ có liên quan đến kế hoạch này cho biết: "Lô khí đốt này không nằm trong khu vực tranh chấp, dự án sẽ đem lại cho chúng tôi doanh thu tốt”.
Phạm Khánh (Infonet)

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Iran mời Ấn Độ khai thác dầu khí theo cơ chế mới


Phuchoiacquy - Theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm Iran ba ngày để tham dự hội nghị Ủy ban chung Ấn Độ-Iran tại Tehran, ngày 4/5, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid đã thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Ali Akbar Salehi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.

Ảnh minh họa
Theo cơ chế phân chia sản phẩm mới này, công ty Ấn Độ được phép thăm dò, sản xuất và tự do vận chuyển sản phẩm tới bất cứ nơi nào họ muốn.
Tin trực tuyến của báo The Times of India cho biết do nền kinh tế bị tê liệt trước các biện pháp cấm vận của Mỹ và châu Âu, Iran đã đưa ra một cơ chế chia sẻ sản phẩm mới về khai thác dầu mỏ nhằm “giữ chân” Ấn Độ - nước nhập dầu mỏ lớn thứ ba của Iran.
Theo cơ chế phân chia sản phẩm mới này, công ty Ấn Độ được phép thăm dò, sản xuất và tự do vận chuyển sản phẩm tới bất cứ nơi nào họ muốn.
Các công ty nhà nước của Ấn Độ, do ONGC dẫn đầu, đang thăm dò khí tại lô Farsi của Iran theo hợp đồng dịch vụ, nếu chuyển sang cơ chế chia sẻ sản phẩm mới thì New Delhi có thể được nhận gần 13.000 tỷ feet khối khí.
Ấn Độ đã nhập khoảng 13,3 triệu tấn dầu thô của Iran trong năm tài chính 2012-2013, giảm 18,1 triệu tấn so với tài khóa trước bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Tehran khiến Ấn Độ khó nhập khẩu dầu mỏ từ quốc gia vùng Vịnh này.
Hiện New Delhi đang thanh toán tiền nhập khẩu dầu cho Tehran bằng đồng rupee tại một ngân hàng ở Ấn Độ sau khi Mỹ và châu Âu phong tỏa các kênh thanh toán của Iran bằng đồng USD và euro.
Cũng tại cuộc họp trên, Ngoại trưởng Khurshid thông báo trên nguyên tắc Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý tham gia dự án nâng cấp hải cảng chiến lược quan trọng Chahbahar của Iran.
Thứ trưởng bộ Hàng hải Ấn Độ sẽ tới Tehran để tiến hành các cuộc thương lượng về chi phí và các khía cạnh liên quan khác.
Phía Iran nhấn mạnh rằng dự án này quan trọng không chỉ đối với Iran và Afghanistan, mà toàn bộ khu vực Trung Á. Hai bên đã nhất trí tiến tới một thỏa thuận quá cảnh ba bên gồm Ấn Độ-Iran-Afghanistan, đồng thời thảo luận cách thức tăng cường các mối quan hệ thương mại và tiếp xúc giữa con người và con người, theo đó cần tự do hóa cơ chế thị thực.
nangluongvietnam