Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Sa mạc Sahara - giải pháp thỏa “cơn khát khí đốt” của EU? (Kỳ 2)




Phuchoiacquy - Chính quyền Algeria đã cho thấy họ là những lãnh đạo có tầm nhìn xa, khi thông qua kế hoạch thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia Bắc Phi này muốn vượt lên hẳn những quốc gia láng giềng của mình, những nước cũng có tiềm năng dầu khí rất dồi dào như: Lybia, Niger, Mauritania …

Cấu tạo địa chất đặc thù đang là thách thức với các doanh nghiệp nước ngoài
trong khâu thăm dò khí đá phiến sét tại
Lợi thế và rủi ro của “những kẻ khai hoang”
Ngoài ra, Algeria cũng tích cực liên hệ với các quốc gia phát triển, nhằm mua lại công nghệ khoan thủy lực tiên tiến để các công ty dầu khí nội địa Algeria có thể khai thác triệt để nguồn lợi nước nhà.
Việc chính quyền Algeria tỏ ra sốt sắng với công nghệ khoan thủy lực có thể coi là một “ưu đãi ngầm” dành cho các doanh nghiệp của EU. Công nghệ khoan thủy lực bị người dân các quốc gia EU phản đối dữ dội do những lo ngại về hậu quả có thể gây nên cho môi trường, khiến các công ty dầu khí khó lòng triển khai công nghệ tiên tiến này tại các dự án khai thác trên lãnh thổ EU.
Dù gần đây, Hội đồng châu Âu đã bác bỏ đề xuất liên quan đến việc cấm sử dụng công nghệ khoan thủy lực của một số quốc gia thành viên, nhưng điều này cũng không cản được một số quốc gia thành viên gây khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ khoan thủy lực thông qua việc điều chỉnh nội luật của quốc gia đó.
Còn với Algeria thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, việc các doanh nghiệp EU sử dụng công nghệ khoan thủy lực cho các dự án nằm ngoài lãnh thổ EU thì lại không hề gặp phải bất cứ một trở ngại nào. Chính quyền Algeria đã “bật đèn xanh” cho công nghệ khoan thủy lực và EU cũng không quan tâm đến các vấn đề môi trường của Algeria, điều duy nhất mà khối này quan tâm là việc những mỏ khí đá phiến sét màu mỡ tại các sa mạc của Algeria, sẽ sớm giúp nền độc lập năng lượng EU thoát khỏi cái bóng của Nga.
Dự đoán Algeria có thể tăng gấp đôi sản lượng dầu khí khai thác trong 2 thập niên tới, quốc gia này sẽ xuất khẩu khoảng 110 tỷ mét khối (m³) vào năm 2030.
Gần đây, phía các doanh nghiệp đang đầu tư vào Algeria tỏ ra khá tự tin, dự thảo luật hạ thuế đang được đệ trình lên quốc hội Algeria khi được thông qua sẽ giảm bớt gánh nặng rất nhiều cho các công ty, tập đoàn dầu khí. Đây thực sự là phần thưởng cho những khó khăn và rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong khâu thăm dò.
Thêm vào đó, những doanh nghiệp “khai hoang” sẽ được chính quyền Algeria quan tâm và hưởng rất nhiều ưu đãi khác trong tương lai, bởi đơn giản họ đã có công với Algeria, khi là những người đầu tiên rót vốn vào quốc gia Bắc Phi này.
Nhưng có lẽ, các doanh nghiệp không nên tự tin quá sớm, vì Algeria mới chỉ cho phép thăm dò dầu khí ở một vài vị trí nhất định, trong khi để thực sự tìm được những vị trí khai thác đạt yêu cầu, thì ước tính các doanh nghiệp vẫn cần phải thăm dò thêm khoảng 400 khu vực nữa.
Các mỏ khí đá phiến sét tại sa mạc Sahara và các địa điểm khác của Algeria dù có trữ lượng lớn, nhưng lại nằm sâu dưới bề mặt trái đất và rải rác trên diện rộng, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư khai thác phải tốn rất nhiều công sức, khi muốn xác định được một vị trí thực sự đáng giá để hạ các mũi khoan khai thác.
Câu hỏi liệu khoản tiền mà các doanh nghiệp EU và Mỹ đầu tư vào Algeria có thực sự sinh lời đúng như mong đợi hay không, có lẽ vẫn đang chờ câu trả lời trong tương lai.
Nếu phải đưa ra lời nhận xét cuối cùng, thì việc các doanh nghiệp EU đầu tư vào ngành khí đá phiến sét Algeriavẫn là khá sáng suốt. So với LibyaAlgeria vẫn có tình hình an ninh, chính trị tương đối ổn định. Và quan trọng là, với các doanh nghiệp, thì trước khi đầu tư, điều đầu tiên họ quan tâm không phải là tiềm năng dầu khí, thứ họ quan tâm là làm sao để không bị vướng chân vào tình hình mâu thuẫn, căng thẳng tại quốc gia sở tại.
Nếu Algeria chứng minh được tiềm năng dầu khí của mình là đúng với những con số báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, và chính quyền Algeria vẫn tiếp tục duy trì tình hình ổn định chính trị nước nhà, thì chắc chắn rằng, Algeria vẫn là một “địa chỉ vàng” cho những nhà đầu tư năng lượng toàn cầu.
NLVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét