Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Kazakhstan - “Địa chỉ vàng” cho các nhà đầu tư năng lượng?



Phuchoiacquy - Hơn 20 năm đã qua, Nga - quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã vực dậy và tiếp tục nắm giữ vị thế là một cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi sang thị trường tự do tại quốc gia này vẫn biến chuyển tương đối chậm chạp. Thành công nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, phải kể đến 2 quốc gia nằm ven biển Caspia là Azerbaijanvà Kazakhstan… Trong con mắt của giới đầu tư toàn cầu thì có lẽ,Azerbaijan thành công hơn Kazakhstan trong cuộc chiến quảng bá thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thực là chínhKazakhstan mới là địa chỉ dành nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư năng lượng.
Azerbaijan và Kazakhstan hậu Liên bang Xô Viết sụp đổ
Tháng 12/1991, Liên Bang Xô Viết tan rã, di sản dành lại cho các quốc gia mới thành lập từ Liên Bang, không gì ngoài các nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, lạm phát tăng cao và đời sống người dân bị xuống cấp thảm hại, kéo theo đó là dư luận phản đối gay gắt trong nước… Tình trạng trên được cho là kết quả của những quyết sách thiếu sáng suốt dưới cơ chế quản lý tập trung của chính quyền Mastxcơva - Xô Viết.
Nhằm khắc phục hậu quả và thoát khỏi tình trạng nền kinh tế đang đứng bên bờ vực sụp đổ, 15 quốc gia mới thành lập, bao gồm cả Nga, đều xác định được mục tiêu cấp thiết, là phải chuyển đổi cơ cấu nển kinh tế, xây dựng được một thị trường tự do. Qua đó, thu hút được Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế trong nước.
Hơn 20 năm trôi qua, Nga - quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã vực dậy và tiếp tục nắm giữ vị thế là một cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi sang thị trường tự do tại quốc gia này vẫn biến chuyển tương đối chậm chạp.
Thành công nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế phải kể đến 2 quốc gia nằm ven biển Caspia là Azerbaijan và Kazakhstan.

Azerbaijan dù “đầy tiềm năng đầu tư dầu khí”, nhưng vẫn không thể so với Kazakhstan
Trong con mắt của giới đầu tư toàn cầu thì có lẽ, Azerbaijan thành công hơn Kazakhstan trong cuộc chiến quảng bá thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thực là chính Kazakhstanmới là địa chỉ dành nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư.
Những thông tin đáng chú ý về tình hình đầu tư tại Azerbaijan
Chưa vội đề cập đến Kazakhstan, với Azerbaijan, trong thời kỳ phát triển kinh tế thời kỳ hậu Liên bang Xô Viết sụp đổ, thì người có công nhiều nhất phải kể đến cựu tổng thống Azerbaijan, ông Heydar Aliyew. Ông đã đề ra những quyết sách cực kỳ “đúng đắn và khôn ngoan” nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế.
Ông Heydar Aliyew nhận thấy rằng, Azerbaijan rất giàu có tài nguyên dầu khí, nhưng quy mô hạn chế của ngành công nhiệp khai khoáng nội địa đã khiến sản lượng dầu khí khai thác của Azerbaijan thậm chí còn không đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước.
Theo ông, nguồn tài nguyên dầu khí giàu có sẽ là “động lực lớn” cho nền kinh tế Azerbaijan phát triển mạnh mẽ.
Nếu biết các tận dụng lợi thế riêng của mình, thì không những Azerbaijan có thể tự đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, mà chắc chắn còn khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải “xếp hàng” rót vốn vào Azerbaijan.
Chiến lược sáng suốt của ông Heydar Aliyew, đã dẫn đến dấu mốc đáng nhớ vào tháng 9/1994, một thỏa thuận nổi tiếng của Azerbaijan với 11 công ty, tập đoàn dầu khí nước ngoài, mang tên “Thỏa thuận thế kỷ” trị giá US$ 7,4 tỉ, được chính thức ký kết.
Thỏa thuận trên đã đẩy mạnh tiến trình khai thác những mỏ dầu trên bờ và ngoài khơi của Azerbaijan, bao gồm cả các mỏ dầu Chirag và Guneshli.
Đáng quan tâm trong “Thỏa thuận thế kỷ” phải kế đến tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của tập đoàn dầu khí Socar, Azerbaijan với các đối tác nước ngoài, số tiền đầu tư dự kiến là 3,6 tỉ Mỹ kim.
Khi kế hoạch hoàn thành, sản lượng dầu thô được khai thác tại các dàn khoan sẽ lên tới 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ngoài ra, một hệ thống đường ống dẫn dầu dài 1,092 dặm từ vùng Baku, Azerbaijan đến Tbilisi, Gruzia và điểm cuối là Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp vận chuyển dầu thô từ các mỏ dầu ngoài khơi của Azerbaijan như: Azeri, Chirag, Guneshli đến nơi tiêu thụ là thành phố Địa Trung Hải, Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí trên tại Azerbaijan trên là một “điểm sáng” đầu tư đáng nổi bật nhất trong ngành ngành năng lượng của quốc gia Đông Âu này.
Các tập đoàn, công ty đáng tham gia Dự án phải kể đến tập đoàn dầu khí của Anh quốc, Bristish Petroleum (BP) chiếm 30,1% cổ phần Dự án, SocarA, dẫn đầu và vượt qua cả số cổ phần thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Socar, Azerbaijan, hiện đang nắm giữ 25% cổ phần.
Ngoài ra, còn phải kể đến những nhà đầu tư khác như tập đoàn Chevron (8,9%) của Hoa kỳ, công ty StatoiHydro, Nauy (8,71%), công ty AnonimOrtakligi, Thổ Nhĩ Kỳ (6,53%), Liên doanh hai công ty Eni/Agip của Ý and Total của Pháp (mỗi bên nắm giữ 5%), tập đoàn Japan's Itochu (3.4 %), Tập đoàn Inpex Corp, Nhật (2,5 %) và Tập đoàn Hess Corp, Mỹ (2,36%).
Với tỷ lệ cổ phần trên thì các tập đoàn, công ty của nước ngoài nắm giữ 25% lợi nhuận từ Dự án khai thác tại các mỏ dầu khí Azeri, Chirag, Guneshli của Azerbaijan.
Kế thừa chính sách của cha mình là cựu Tổng thống Heydar Aliyew, ông Ilham Aliyev, Tổng thống đương nhiệm của Azerbaijan, đã thành lập Quỹ Dầu mỏ quốc gia. Quỹ sẽ sử dụng doanh thu khổng lồ từ lượng dầu mỏ được khai thác trên khắp đất nước, để phát triển ngành năng lượng nước nhà và nền kinh tế của Azerbaijan.
Theo số liệu công bố bởi chính quyền Azerbaijan, dòng chảy FDI vào quốc gia này tăng với tốc độ “chóng mặt” lên tới 600% trong 2 năm, từ $227 triệu lên $1,3 tỉ.
Đây là một minh chứng cho thấy hiệu quả trong chính sách của chính quyền ông Jlham Aliyev.
Kỳ 2: Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí Kazakhstan
NLVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét