Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Đối tác quốc tế cảnh giác với "Cuộc cách mạng khí đốt" Trung Quốc



Phuchoiacquy - Tổng giám đốc Quỹ an ninh Năng lượng Quốc gia Konstantin Simonov vừa chuyển đi thông điệp trên đài Tiếng nói nước Nga rằng: Ba nước: Canada, Mỹ và Australia sẽ không cho phép Trung Quốc tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt". Bởi về mặt thương mại cũng như về mặt chính trị, các nước này hoàn toàn không có lợi nếu chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ khai thác khí đá phiến sét và khí metan mỏ than.
Trong thời gian qua, các công ty dầu khí của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng hiện diện trong thị trường khí đốt không truyền thống toàn cầu. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc - PetroChina đang đầu tư vào dự án chung với công ty Canada Encana 2,2 tỷ USD, khai thác dự trữ khí đá phiến sét ở tỉnh Alberta của Canada.
PetroChina cũng đã công bố việc mua lại cổ phần trong hai dự án về khai thác và hóa lỏng metan mỏ ở Australia và đã chi trả 1,63 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc đã sở hữu cổ phần trong các dự án với Hoa Kỳ, Anh và Australia để sản xuất hóa lỏng khí tự nhiên, bao gồm cả từ khí đá phiến sét.
Trước thực trạng đó, các nhà chức trách Canada đã thông qua dự án, công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC sát nhập với tập đoàn Canada Nexen với 15,1 tỷ USD (tập đoàn này chuyên khai thác hydrocarbon ngoài khơi).
Từ thương vụ này, Trung Quốc sẽ có công nghệ khoan nước sâu. Trung Quốc sẽ tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt" của họ, nhưng các đối tác của Trung Quốc sẽ tiến hành các ván bài riêng.
Ông Konstantin Simonov cho biết, “Người CanadaAustralia và thậm chí nhiều người Mỹ không muốn chia sẻ với Trung Quốc các công nghệ này. Tất nhiên, họ cần tiền, do đó, Canada sẽ sử dụng các mô hình liên quan đến sự tham gia thương mại mà không tiếp cận với các giải pháp kỹ thuật”.
Các đối tác của Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác khí đốt không truyền thống và công nghệ sản xuất khí hóa lỏng sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân là lý do chính trị. Sau tất cả, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chủ yếu của mình, còn ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở Canada và Australia là vô cùng to lớn. Có một lý do khác hoàn toàn mang tính chất thương mại.

Trung Quốc đã có những động thái đầu tiên khá mạnh trong "mưu đồ công nghệ",nhưng kết quả của âm mưu này có thể sẽ không rõ ràng.
Theo ông Konstantin Simonov, “hiện nay rất phổ biến khái niệm xuất khẩu LNG từ Mỹ và Canada. Dự báo kim ngạch xuất khẩu từ Canada được phóng đại rất nhiều, nhưng là có thật. Canada tin tưởng vào khả năng cung cấp LNG xuất khẩu sang Trung Quốc. Và như vậy, tất nhiên, Canada không nên cung cấp cho Trung Quốc khả năng kỹ thuật để xây dựng ngành sản xuất riêng của Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc gia tăng sản lượng, đồng nghĩa với việc lượng LNG xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm".
Điều này cũng đúng trong trường hợp của Australia. Sau tai nạn công nghệ tại nhà máy "Fukushima", LNG củaAustralia xuất sang Nhật Bản đã giúp thỏa mãn cơn khát năng lượng. Các chuyên gia bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về khả năng tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Australia sang Trung Quốc. Vì vậy, trong các dự án hợp tác với Australia có nguy cơ cao gặp phải các rào cản đối với sản xuất, nhập khẩu công nghệ và hóa lỏng khí metan mỏ than.
Trung Quốc đã có những động thái đầu tiên khá mạnh trong "mưu đồ công nghệ", nhưng kết quả của âm mưu này có thể sẽ không rõ ràng.
NLVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét