Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Sa mạc Sahara - giải pháp thỏa “cơn khát khí đốt” của EU? (Kỳ 1)


Phuchoiacquy - Sa mạc Sahara - nơi khô cằn và “khát nước” nhất trên thế giới, gần đây lại được giới truyền thông toàn cầu loan tin rằng sẽ là giải pháp làm thỏa “cơn khát khí đốt” của các quốc gia Liên minh châu Âu (EU). Địa phận sa mạc Sahara thuộc chủ quyền của Algeria, có trữ lượng khí đá phiến sét khổng lồ, đây là một thông tin cực kỳ có ý nghĩa, trong bối cảnh EU đang muốn tìm mới nguồn cung năng lượng để tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào Nga.


Dưới lớp cát khô cằn của sa mạc Sahara là cả một mỏ tài nguyên khí đá phiến sét khổng lồ
Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp EU tại Algeria
Từ trước đến nay, Algeria vốn nổi tiếng với tiềm năng dầu thô dồi dào của mình, nền kinh tế quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Tuy nhiên, những phát hiện mới được công bố gần đây còn cho thấy thêm một tin vui nữa với người dân Algeria, trữ lượng khí đá phiến sét tại quốc gia này được ước tính lên tới con số không tưởng - 321 nghìn tỷ nghìn tỷ feet khối (Ft3), hầu hết nằm tại các sa mạc hẻo lánh.
Theo giá thị trường hiện nay, nếu quy đổi thành tiền mặt thì giá trị trữ lượng khí đá phiến sét của Algeria sẽ lên tới 2,6 nghìn tỷ Mỹ kim. Và đây thực sự là thông tin khiến giới lãnh đạo EU phải “đỏ mắt” theo dõi.
Nắm bắt được cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước nhà, chính quyền Algeria đang bước đầu thực hiện lộ trình giảm thuế ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài - những doanh nghiệp được truyền thông ca tụng là “những kẻ khai hoang” khi chấp nhận mạo hiểm để trở thành lớp những nhà đầu tư đầu tiên rót vốn vào thị trường Algeria.
Du vậy, chính quyền Algeria vẫn còn phải tích cực cải cách nhiều hơn nữa nếu muốn “nâng tầm hình ảnh” của mình trong mắt các nhà đầu tư.
Về cơ bản, nội bộ Algeria vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo, nhưng căng thẳng vẫn trong tầm kiểm soát và không đến độ leo thang trầm trọng như tại các quốc gia châu Phi khác. Khoảng các địa lý từ Algeriađến EU cũng tương đối gần, những đường ống dẫn khí đốt nối liền giữa EU và Algeria có thể được dễ dàng lắp đặt xuyên qua Địa Trung Hải.
Quan trọng hơn cả là, EU đang muốn tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga, bằng việc khai thác tiềm năng khí đá phiến sét cực kỳ dồi dào tại các vùng sa mạc Algeria.
Kinh tế Algeria đang có những bước chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, nhưng về cơ bản Algeria vẫn là một quốc gia nghèo, nợ công nhiều và cơ cấu kinh tế chưa ổn định. Kéo theo đó là việc cơ sở hạ tầng trong nước chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, việc các đường ống dẫn dầu xuyên qua Địa Trung Hải, nối liền Algeria với Tây Ban Nha và Ý đang được triển khai nhanh chóng, là dấu hiệu tích cực cho thấy chính quyền Algeria cũng đang chú trọng khắc phục những khó khăn của nước nhà.
EU đang tích cực triển khai các dự án khai thác tài nguyên dầu khí tại Algeria
để tránh tình trạng bị phụ thuộc quá nhiều vào Nga
Trong bản báo cáo của mình, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đánh giá rất cao tiềm năng khí đá phiến sét tại Algeria, các số liệu đánh giá đều được các nhà địa chất học tính toán có độ tin cậy cao.
Nhưng vấn đề ở đây là, dù tiềm năng tài nguyên của Algeria có giàu có đến đâu chăng nữa, thì khi các doanh nghiệp bắt tay vào khai thác thực tế, họ vẫn sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Như việc lựa chọn đúng được vị trí các mỏ khí đá phiến sét, để có thể thực sự khai thác sinh lời cao đã là cả một thử thách khó khăn.
Còn về khía cạnh pháp lý, thì chính phủ Algeria tuyên bố rằng, họ đã hoàn thành dự luật hạ thuế, ưu đãi cho các nhà đầu tư. Việc còn lại chỉ còn chờ Quốc hội Algeria phê duyệt, chính quyền Tổng thống Abdelaziz Bouteflika tự tin tuyên bố rằng, các doanh nghiệp hãy yên tâm vì chỉ còn chờ vài tuần nữa là dự luận sẽ có hiệu lực.
Dù kế hoạch hạ thuế với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư của chính quyền Algeria mới chỉ là một bước nhỏ trong chính sách thu hút vốn nước ngoài. Nhưng rõ ràng, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn dầu khí lớn quan tâm sát sao đến những biến chuyển tích cực này.
Điển hình là tập đoàn dầu khí ExxonMobil Corp (XOM), Mỹ cho hay, đang đàm phán với chính quyền Algeria để nắm quyền khai thác các mỏ tài nguyên khí đá phiến sét giàu có tại quốc gia này. Ngoài ra, còn rất nhiều tập đoàn khác cũng đã chốt được thỏa thuận với chính quyền tổng thống Bouteflika, như tập đoàn Royal Dutch Shell Plc (RDSA), công ty Eni SpA (ENI), Ý và tập đoàn Talisman Energy Inc, Canada.
Cả ba tập đoàn, công ty trên đã nắm bắt cơ hội khá tốt khi trở thành lớp doanh nghiệp đầu tiên, vào khai thác khí đá phiến sét tại Algeria - “những kẻ khai hoang”. Công ty ENI đã bắt đầu hoạt động thăm dò, còn tập đoàn Shell và Talisman đang lên kế hoạch để hoạt động thăm dò sớm được triển khai.
NLVN
Kỳ 2: Lợi thế và rủi ro của “những kẻ khai hoang”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét