Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)


Phuchoiacquy - Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.

Nguyễn Bình Khánh, Ngô Tuấn KiệtViện Khoa học năng lượng - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, HTNL đã có những bước phát triển không ngừng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
Ngoài các đặc điểm chung như: các hệ thống năng lượng khác, những yếu tố đặc thù về địa lý, lãnh thổ và sự phân bố tài nguyên năng lượng cũng như trung tâm tiêu thụ năng lượng của HTNL Việt Nam có tác động lớn đến việc giải bài toán tối ưu phát triển HTNL và ANNL Việt Nam.
I. Hệ thống năng lượng Việt Nam
1. 1 Cân đối nguồn năng lượng sơ cấp
Việt Nam có tiềm năng khá đa dạng về nguồn năng lượng sơ cấp, với đầy đủ các nguồn than, dầu khí, thủy điện, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, biomass…), năng lượng hạt nhân, năng lượng biển… Nhiều nguồn năng lượng sơ cấp đã được đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng ở nước ta.
Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009, tăng trung bình 6,54%/năm và đạt 57 triệu TOE vào năm 2009 (trong đó, tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu tăng 8,74%/năm, khí tăng 22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm, đạt 74,23 tỷ kWh năm 2009). Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam năm 2015 đạt 72,77 triệu TOE, các năm 2020, 2025 và 2030 tương ứng là 80,9; 103,1 và 131,16 triệu TOE.
Bảng 1: Cân bằng nhu cầu nguồn năng lượng sơ cấp giai đoạn 2015-2030
1.2 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than
Nguồn than chủ yếu của Việt Nam là than Antraxit thuộc bể than Đông Bắc, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một phần thuộc tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Than Antraxit của Bể than Đông Bắc có chất lượng tốt (nhiệt trị 4.600-8.200 kcal/kg). Ngoài ra, vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện bể than nâu được dự báo có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn. Kết quả thăm dò và khảo sát tới cuối năm 2010 của ngành than cho thấy, tổng trữ lượng than của Việt Nam ước khoảng 48,7.109 tấn (bao gồm than bể than Đông Bắc, khối nâng Khoái Châu của bể than đồng bằng Sông Hồng và các mỏ khác).
Bảng 2: Tài nguyên và trữ lượng nguồn than
(Nguồn: Quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030)
Theo quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030 thì đến năm 2015 nhu cầu than toàn bộ nện kinh tế là 63,330.106 tấn/năm (trong đó nhu cầu than cho điện là 31,8.106 tấn/năm) và sau năm 2015 lượng than nhập khẩu sẽ tăng nhanh.
Bảng 3: Dự kiến nhu cầu, khối lượng xuất, nhập khẩu than
(Nguồn: Quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030)
Ngành than đã đặt vấn đề khai thác nguồn than nâu của khu vực đồng bằng sông Hồng từ năm 2020. Tuy nhiên, việc khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ trước khi triển khai như: công nghệ và hiệu quả khai thác, tác động tiêu cực đến môi trường và giải pháp giảm thiểu...
1.3 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn khí
Theo Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025, tổng trữ lượng dầu khí của Việt nam được đánh giá đạt khoảng (3,8 ÷4,2).109 tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng (1,4÷1,5).109 dầu khí ngưng tụ và (2,4:2,7).1012 m3 khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập chung chủ yếu ở vùng sâu, xa bờ như: bể Phú Khánh, vùng Tư Chính - Vũng Mây và các vùng chồng lần khác.
Tổng nguồn khai thác năm 2010 lên 14,6.109m3 năm 2015 và (14÷15,6).109 m3 năm 2020. Trong đó, khoảng (63÷68)% lượng khí nằm ở thềm lục địa phía Đông, chủ yếu ở các vùng Nam Côn Sơn và một phần đáng kể khí đồng hành ở bể Cửu Long.
Cho đến nay, tổng lượng khí có thể khai thác ở thềm lục địa Việt Nam dựa vào sử dụng là 150.109 khí. Trong tương lai, dự kiến có thể phát hiện thêm khoảng (100÷160).109 m3 khí nữa, nâng trữ lượng khí khu vực thềm lục địa lên (200÷250).109 m3 khí.
Hiện nay, mới chỉ có 2 vùng trữ lượng khí có thể khai thác từ 2000-2015 đó là bể Cửu Long với (30÷40).109 m3 khí và bể Nam Côn Sơn: (95÷100).109 m3 khí, hàng năm có thể cấp khoảng (15÷16).109 m3 khí cho phát điện. Lượng khí phục vụ cho các ngành khác chiếm dưới 20% tổng nhu cầu sản phẩm khí.
Dự kiến trong thời gian tới năm 2020, trữ lượng và khả năng khai thác khí tự nhiên của Việt Nam có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong nước, nếu phải nhập khẩu thì lượng nhập khẩu không lớn và có thể nhập từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á khi có đường ống khí đốt liên kết trong khối ASEAN.
1.4 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn dầu
Theo “chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” và một số tài liệu khác đã xác định các mỏ phát hiện dầu khí được tìm thấy ở Việt Nam được tập trung ở 3 bể trầm tích lớn là: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh. Trong đó, dầu thô được tìm thấy chủ yếu ở bể Cửu Long.
Theo kết quả đánh giá cuối năm 2010, tổng tiềm năng thu hồi dầu dự kiến khoảng 440 triệu TOE. Về khả năng khai thác dầu, năm 2004 sản lượng khai thác trong nước được 20,35.106 tấn và năm 2009 duy trì ở mức trên 16,0.106 tấn. Nếu không tìm ra được các nguồn dầu mới và không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ có khoảng 3.106 tấn/năm vào năm 2025.
Thời gian qua, dầu thô khai thác của Việt Nam chỉ phục vụ cho xuất khẩu do Việt Nam chưa có các nhà máy lọc dầu. Từ cuối năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã đi vào vận hành với công suất 6.5.106 tấn/năm, có thể đáp ứng 30% các sản phẩm xăng dầu trong nước.
Hiện nay Việt Nam cũng đang có kế hoạch đầu tư 2 dự án nhà máy lọc dầu mới là Nghi Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm) và Long Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm và có thể mở rộng lên công suất 20 triệu thùng/năm vào năm 2025).
Như vậy, nếu các nhà máy đúng tiến độ thì tới 2020, Việt Nam có thể không phải phụ thuộc vào các sản phẩm xăng, dầu nhập khẩu.
Tính đến năm 2010, Việt Nam không nhập khẩu dầu thô, tuy nhiên năm 2015 do nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu dự kiến xây dựng thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu dầu thô. Dự kiến nguồn nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2025 là từ các nước: KuweitVenezuela và Liên bang Nga.
1.5 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn điện
Hệ thống điện của Việt Nam chủ yếu gồm các nguồn thủy điện, nhiệu điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu. Ngoài ra, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và Campuchia. Gần đây một phần nhỏ nguồn điện từ các nguồn năng lượng tại tạo như năng lượng gió; mặt trời; sinh khối… bắt đầu được đưa vào HTĐ.
Năm 2010 điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống quốc gia đạt 100,1 tỷ kWh, tăng 15,1% so với năm 2009, công suất cực đại (Pmax) toàn hệ thống năm là 15.500 MW. Tổng công suất đặt nguồn điện tính đến cuối năm 2010 là 21.250 MW, trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng 38%, nhiệt điện 11%, TKB chạy khí & diesel 38%, nhiệt điện chạy khí 3%, nhiệt điện chạy dầu 4%, diesel và nguồn điện trong năm 2010 dao động trong khoảng (15.000-17.600)MW.
Nguồn thủy điện của Việt Nam phân bố ở khắp trên cả nước, tuy nhiên các nhà máy thủy điện công suất lớn chủ yếu được xây dựng ở các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Dự kiến tới năm 2025, Việt Nam cơ bản khai thác hết nguồn thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 21.000MW.
Các nhà máy nhiệt điện than có được xây dựng tập trung ở khu vực quanh bể than Quảng Ninh, vùng Đông Bắc và khu vực đồng bằng Sông Hồng. Các nhà máy điện dầu và khí hiện tập trung ở khu vực phía Nam, như trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau, Nhơn Trạch…
Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTG ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển nguồn điện đến năm 2030 như sau:
Đến 2020, điện năng sản xuất và nhập khẩu khoảng 330 tỷ kWh. Tổng công suất nhà máy điện khoảng 75.000 MW, trong đó thủy điện chiếm 23,1%, thủy điện tích năng 2,1%, nhiệt điện than 48%, nhiệt điện chạy khí 16,5% (trong đó sử dụng LNG 2,6%), nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.
Đến năm 2030, điện năng sản xuất và nhập khẩu khoảng 695 tỷ kWh. Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%, thủy điện tích năng 3,9%, nhiệt điện than 51,6%, nhiệt điện khí 11,8% (trong đó sử dụng LNG 4,1%); nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo 9,4%; điện hạt nhân 6,6% và nhập điện 4,9%
Về lưới truyền tải, hệ thống điện của Việt Nam hiện đang vận hành ở các cấp điện áp cao 500kV-110kV và các cấp điện áp trung áp từ 35kV đến 6kV, cấp điện áp hạ áp 0,4kV. Lưới truyền tải 500kV là xương sống của hệ thống điện Việt Nam, chạy suốt từ Bắc vào Nam, tổng công chiều dài trên 3.000km với 17 trạm biến áp 500kV, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng điện năng toàn quốc, có ảnh hưởng tới độ tin cậy cung cấp điện của từng miền. Lưới điện truyền tải 220 kV làm nhiệm vụ truyền tải điện từ các nhà máy điện đến các trạm khu vực và từ các trạm khi vực đi cấp điện cho từng trung tâm phụ tải.
1.6 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo
Theo điều tra, đánh giá, tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam là khá đa dạng, trong đó năng lượng thủy điện nhỏ và cực nhỏ khoảng 10.109 kWh/năm, năng lượng và địa nhiệt có thể khai thác với công suất khoảng (262÷340) MW, năng lượng mặt trời có thể khai thác cho mục đích điện khí hóa ngoài lưới khoảng (10÷20) MW, tài nguyên gió ở độ cao 65m của một số khu vực có tiềm năng gió tốt có thể khai thác đạt trên 10.000 MW, tiềm năng sử dụng năng lượng sinh khối (trấu, bã mía, phế thải gỗ) có thể đạt (300-500)MW.
Thực tế khai thác nguồn năng lượng tái tạo hiện nay còn khiêm tốn (mới chỉ đáp ứng dưới 3% nhu cầu tiêu thụ) so với tiềm năng do hạn chế với công nghệ, giá năng lượng tái tạo chưa cạnh tranh được với nguồn năng lượng truyền thống khác. Hiện Nhà nước đang xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo tới năm 2025 là 4% trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng.
Ngành năng lượng hạt nhân mới bước vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng 2 nhà máy hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, với công suất lắp máy 4.000 MW và theo quy hoạch phát triển điện hạt nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2010 thì trong giai đoạn 2020-2030 sẽ xây dựng thêm 13 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất từ (15.000÷16.000)MW.
NLVN
Kỳ 2: Một số vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét