Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Những "chiêu trò" năng lượng của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Romney (Kỳ cuối)


Khi mà tất cả những gì gói gọn trong bản Kế hoạch của ông Romney có thể vắn tắt trong một vài ý sau: Tư nhân hóa đất đai của chính quyền Liên bang, chiếm các giếng dầu ngoài khơi, khai thác triệt để tài nguyên dự trữ, đẩy mạnh khoan dầu thủy lực, ô nhiễm môi trường và động đất. Nếu tất cả những điều trên là “Kế hoạch cho một tương lai của một nước Mỹ độc lập về năng lượng” thì có lẽ những cá nhân vốn trước kia ủng hộ Kế hoạch phát triển ngành năng lượng nước Mỹ của ông Romney, nên chăng cần phải sáng suốt cân nhắc lại quan điểm của mình…

Ông Romney không h
 đ cp gì đến mt trái ca phương pháp 
khoan d
u thy lc trong bn Kếhoch ca mình
Tính kh thi ca Hip đnh Đi tác Năng lượng Bc M
Liên quan đến Kế hoạch theo đuổi Hiệp định đối tác Năng lượng Bắc Mỹ của ông Romney, Thủ tướng Canada - ông Stephen Harper, đã bình luận như sau.
Ông không hề phản đối kế hoạch xây dựng Hiệp định đối tác Năng lượng Bắc Mỹ, nhưng việc ông Romney đặt kỳ vọng quá lớn, rằng Kế hoạch sẽ thay thế nguồn cung dầu thô từ các quốc gia OPEC bằng một nguồn cung ổn định và rẻ từ các thành viên ký kết Hiệp định, mà cụ thể là Canada và Mexico, là “điều không tưởng”.
Ngoài ra, Mexico, thành viên thứ 3 đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Kế hoạch của ông Romney, lại cho thấy họ không hề muốn gắn bó chặt chẽ với những cam kết của Hiệp định.
Thay vì chỉ chú trọng hoạt động mậu dịch dầu khí với các quốc gia ký kết Hiệp định, Mexico lại mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các quốc gia quan tâm đến nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào của mình, nhằm tối đa hóa lợi ích thu được từ việc xuất khẩu dầu khí.
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tháng 9/2011, có đến 3 quốc gia hàng ngày xuất khẩu hơn 1 triệu thùng dầu sang Mỹ.
Lượng dầu thô của riêng 5 quốc gia xuất khẩu dầu thô nhiều nhất sang Mỹ (top 5) đã chiếm 69% trên tổng lượng dầu thô Mỹ nhập khẩu mỗi ngày. Tỷ lệ này với 10 quốc gia xuất khẩu dầu thô nhiều nhất sang Mỹ (top 10) là 88%.
Top 5 quốc gia xuất khẩu dầu thô nhiều nhất sang Mỹ trong tháng 9/2011 là: Canada (2,3 triệu thùng dầu mỗi ngày), Ả Rập Xê Út (quốc gia OPEC - 1,46 triệu thùng dầu mỗi ngày), Mexico (1,09 triệu thùng dầu mỗi ngày), Venezuela (quốc gia OPEC - 0.759 triệu thùng dầu mỗi ngày), Nigeria (quốc gia OPEC - 0.529 triệu thùng dầu mỗi ngày).
5 quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia xuất khẩu nhiều dầu thô nhất sang Mỹ tính vào thời điểm tháng 9/2011 là Colombia (0,51 triệu thùng dầu mỗi ngày), Iraq (quốc gia OPEC - 0,4 triệu thùng), Ecuador (quốc gia OPEC - 0,29 triệu thùng), Angola (quốc gia OPEC - 0,28 triệu thùng) và Nga (0,27 triệu thùng).
Nhìn từ số liệu ở trên thì cử tri Mỹ sẽ hoài nghi về tính khả thi của Kế hoạch xây dựng Hiệp định Đối tác Năng lượng Bắc Mỹ.
Tại sao Canada và Mexico (xếp vị trí đầu tiên và thứ 3 trong top 5) lại phải cam kết xuất khẩu dầu thô sang Mỹ với mức giá ưu đãi, nguồn cung phải được đảm bảo ổn định và ngày càng tăng lên để thay thế cho lượng dầu thô nhập khẩu từ các quốc gia trong khối OPEC?
Dầu thô thì đang trở nên ngày càng quý giá, và Mỹ dù có là quốc gia láng giềng thân cận với Canada và Mexico đi chăng nữa, thì hai quốc gia trên vẫn hoàn toàn có thể bị hấp dẫn bởi những lời đề nghị “như rót đường mật”, từ các quốc gia cách hẳn một đại dương và xa xôi như Trung Quốc, Nhật…
Còn nếu câu trả lời là “vì Canada và Mexico là đồng minh của Mỹ” thì lý lẽ trên sẽ không được thuyết phục cho lắm, đơn giản là ngay cả trong các quốc gia OPEC ở Trung Đông thì Ả-Rập Xê-Út và Iraq cũng là đồng minh khá thân cận của Mỹ.
Sau vụ khủng bố kinh hoàng vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, chính quyền cựu tổng thống George W.Bush, đã cho thế giới thấy một chính sách chống khủng bố thẳng tay và hết sức cứng rắn.
Tại Diễn đàn Saban năm 2008, ông George W. Bush đưa ra tuyên bố đánh giá cao về vai trò các quốc gia đồng minh OPEC của Mỹ, trong cuộc chiến chống khủng bố.
Đặc biệt là Ả-Rập Xê Út - đứng thứ 2 trong top 10, đã tiêu diệt và bắt giữ hàng trăm phần tử khủng bố nguy hiểm. Còn Iraq - đứng thứ 6 trong top 10, từ vị trí kẻ thù trong quá khứ của Mỹ, đã trở thành một đồng minh có ý nghĩa chiến lược với Nhà trắng tại Trung Đông.
Vậy thì, động lực gì để Nhà Trắng phải sốt sắng “hợp thành một khối để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Bắc Mỹ” với Canada và Mexico, khi mà ngay trong các quốc gia Trung Đông, khu vực vốn là cái nôi của những phần tử chống đối Mỹ lại hiện diện đầy những kẻ “trung thành với Mỹ”.
Và liu bn có biết?
Hip đnh Đi tác Năng lượng Bc M s không th hoàn thành sm được.
Vì đơn giản là kế hoạch mở rộng Hệ thống đường ống dẫn dầu Keystone - Hệ thống đường ống dẫn dầu sẵn có giữa Mỹ và Canada, muốn hoàn thành theo đúng yêu cầu của Hiệp định thì phải đến năm 2025 hoặc đến năm 2030.
Chính quyền Liên bang Mỹ hiện không thể “toàn tâm, toàn ý” vào riêng kế hoạch phát triển hệ thống đường ống dẫn dầu giữa Mỹ và Canada được, vì Nhà Trắng còn đang lên kế hoạch phát triển đồng thời hàng loạt các đường ống dẫn dầu khác từ các quốc gia châu Mỹ và châu Á.
Dự trữ dầu khí dồi dào tại Mexico là điều không phải bàn cãi, nhưng quốc gia này lại không đủ khả năng để đẩy mạnh tiến trình khai thác dầu khí.
Số liệu các năm gần đây đều cho thấy, sản lượng khai thác dầu khí của các công ty quốc doanh Mexico đang suy giảm đáng kể.
Hệ quả là đầu năm 2011, chính quyền Mexico lần đầu tiên, kể từ thời điểm Mexico quốc hữu ngành dầu khí của quốc gia vào năm 1938, cho phép các công ty dầu khí nước ngoài vào khai thác tại 7 mỏ dầu khắp Mexico.
Nhưng các công ty nước ngoài chỉ được phép khai thác dầu khí, lượng dầu thô được khai thác sẽ phải bán lại cho riêng chính quyền Mexico.
Kế hoạch phát triển ngành năng lượng nước Mỹ của ông Romney không hề nhắc đến tiềm năng dầu khí dồi dào tại Tây bán cầu.
Ông Romney muốn đưa ngành năng lượng nước Mỹ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của các quốc gia Trung Đông, bất chấp việc ngay ở trong khu vực này, cũng có quốc gia đồng minh thân cận với Mỹ như đã đề cập ở trên.
Tuy nhiên, tại sao thay vì đặt kỳ vọng quá nhiều vào Kế hoạch theo đuổi Hiệp định Đối tác Năng lượng Bắc Mỹ, ông Romney lại không đề xuất việc cải thiện quan hệ với các quốc gia châu Mỹ Latinh - những quốc gia vốn có trữ lượng dầu khí rất giàu có và khoảng cách địa lý đến Mỹ cũng tương đối gần?
Trong bản báo cáo thường niên của tổ chức OPEC vào năm 2010, tổ chức này đưa ra nhận định, Venezuela có trữ lượng dầu thô và khí gas lớn nhất khu vực Tây bán cầu, và đứng đầu trong các quốc gia thuộc khối OPEC.
Theo OPEC, trữ lượng dầu khí của Venezuela chiếm 24,8% tổng trữ lượng dầu khí của các quốc gia OPEC, con số này với Ả-Rập Xê-Út là 22,2%.
Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petroleos de Venezuela S.A. (PDVSA) của Venezuela ước tính, trữ lượng dầu thô tại vành đai dầu Orinoco của quốc gia này lên tới khoảng 300 tỷ thùng.
Ngoài Venezuela ra, các quốc gia châu Mỹ Latinh khác như Ecuador và Brazil cũng có trữ lượng dầu khí rất dồi dào. Cải thiện và nâng tầm quan hệ với các quốc gia châu Mỹ Latinh sẽ giúp Mỹ bớt phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Theo Cơ quan quản lý thông tin Năng lượng Mỹ, năm 2010, Mỹ nhập khẩu ròng (nhập khẩu-xuất khẩu) khoảng 269,000 thùng dầu mỗi ngày.
Từ năm 2005, nền anh ninh năng lượng của Mỹ xấu đi trông thấy và Mỹ ngày càng phải nhập khẩu ròng thêm nhiều dầu thô.
Ông Romney cũng phớt lờ việc phát triển ngành năng lượng tái tạo và kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Trong khi ngành dầu khí ủng hộ mạnh mẽ ông Romney, thì ngành năng lượng tái tạo lại luôn sát cánh cùng ông Obama. Vì nguyên nhân trên mà mặc dù hiểu được tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, nhưng ông Romney lại không hề nhắc đến vai trò của ngành năng lượng tái tạo trong bản Kế hoạch của mình.
Ông không hề muốn giành giật thêm sự ủng hộ từ ngành năng lượng tái tạo vốn trung thành với ông Obama, mà tập trung hẳn vào kế hoạch phát triển và tranh thủ sự ủng hộ từ ngành dầu khí Mỹ.
Chiến lược trên của ông Romney có thể coi là khá khôn ngoan trong giai đoạn tranh cử, nhưng xét về lâu dài, thì đây lại là một quyết định thiếu sáng suốt.
Ngành năng lượng tái tạo dù trước mắt vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, nhưng khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các ứng dụng trong ngành năng lượng tái tạo ngày càng năng suất, hiệu quả và tiện lợi hơn, thì vai trò của ngành lại rất có ý nghĩa với các cử tri Mỹ.
Một ví dụ điển hình là gần đây, trường đại học Cleveland State University của Mỹ đã phát triển thành công mô hình tuốc bin gió dạng xoắn ốc.
Mô hình tuốc bin gió mới này được cho là bước đột phá trong công nghệ khai thác năng lượng từ gió, lượng điện từ mô hình tuốc bin gió mới sinh ra nhiều gấp 4,5 lần so với các mẫu tuốc bin gió thông thường khác.
Cuối cùng, Kế hoạch của ông Romney đã tỏ ra quá “mù quáng” khi chỉ thiên về phát triển ngành dầu khí quá mức, mà không hề tính đến các thách thức kèm theo khác.
Nếu ông Romney muốn phát triển mạnh mẽ ngành dầu khí, thì việc “phương pháp khoan dầu thủy lực” được áp dụng thường xuyên sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, phương pháp khoan dầu thủy lực có khả năng gây ra tình trạng mất ổn định tạm thời ở bề mặt vỏ trái đất và hệ quả là gây ra những trận động đất tại những vùng lân cận các giếng khoan sử dụng phương pháp này.
Một nhóm những nhà khoa học địa chất có uy tín thuộc trường Đại học Texas, Mỹ đã nghiên cứu và đưa đến kết luận rằng, hầu hết những trận động đất tại vùng Barnett Shale đều diễn ra khi cách đó vài dặm có một giếng dầu đã sử dụng phương pháp khoan dầu thủy lực.
Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo rằng, “không phải tất cả các vụ động đất đều có nguyên nhân từ các vụ khoan dầu thủy lực, nhưng rõ ràng hầu hết các giếng dầu sử dụng phương pháp khoan dầu thủy lực đều có hiện tượng động đất kèm theo”.
Thông tin trên có thể coi là một mặt trái trong việc phát triển ngành dầu khí của nước Mỹ. Nhưng trong bản kế hoạch của mình, ông Romney lại không hề nhắc đến những thông tin và khả năng động đất kèm theo phương pháp khoan dầu thủy lực.
Nếu ông muốn lấy lòng cử tri Mỹ, thì nên chăng ông Romney cần phải đề cập chi tiết về vấn đề này, cũng như các biện pháp khắc phục và giảm nhẹ rủi ro của phương pháp này.
Ngoài ra, ông Romeny cũng không hề nhắc đến kế hoạch đối phó với những rủi ro khác trong ngành dầu khí, điển hình là vụ cháy nổ và tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon, khiến 11 công nhân bị thiệt mạng và khoảng 4,9 triệu thùng dầu tràn ra Vịnh Mexico.
Vậy liệu những cử tri Mỹ có nên ủng hộ Kế hoạch Phát triển ngành năng lượng nước Mỹ của ông Romney không?
Khi mà tất cả những gì gói gọn trong bản Kế hoạch của ông Romney có thể vắn tắt trong một vài ý sau: Tư nhân hóa đất đai của chính quyền Liên bang, chiếm các giếng dầu ngoài khơi, khai thác triệt để tài nguyên dự trữ, đẩy mạnh khoan dầu thủy lực, ô nhiễm môi trường và động đất.
Nếu tất cả những điều trên là “Kế hoạch cho một tương lai cho một nước Mỹ độc lập về năng lượng” thì có lẽ những cá nhân vốn trước kia ủng hộ Kế hoạch phát triển ngành năng lượng nước Mỹ của ông Romney, nên chăng cần phải sáng suốt cân nhắc lại quan điểm của mình.
NLVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét