Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tập đoàn Intel mở rộng đầu tư lĩnh vực điện ở Việt Nam


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Theo TTXVN, tại diễn đàn "Intel Việt Nam - Quá trình phát triển bền vững và tầm nhìn công nghệ trong tương lai' được tổ chức mới đây, bà Sherry Boger, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam nhấn mạnh: Hiện nay, điện năng là yếu tố để Intel dự định mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Intel Products
Theo đó, từ tháng 11/2012, Intel nhận ra sự bất ổn định về điện ảnh hưởng đến hoạt động của công ty tại Việt Nam. Vì vậy, Intel đã họp với lãnh đạo của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Truyền tải điện 4 để đặt ra chiến lược nhằm đảm bảo chất lượng lưới điện.
Các bên đã thống nhất thiết lập lại nhóm làm việc đảm bảo chất lượng điện với sự tham gia của 3 bên gồm: Công ty Truyền tải điện, Công ty Cung ứng điện và Intel. Sau đó đã trao đổi thông tin, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sụt áp, bất ổn định về điện, đưa ra giải pháp cải thiện cho lưới điện.
Phía Intel cũng đã đưa ra những yêu cầu cụ thể của Intel tại Việt Nam và đánh giá các biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm thiểu việc sụt áp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp hồi tháng 4/2013, đánh giá lại hiện trạng thì thấy sự cố sụt áp về điện vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn có một sự cố xảy ra trong tháng 1/2013 và hai sự cố trong tháng 5/2013. Vì vậy, Intel mong muốn phía Việt Nam quan tâm đầu tư để giữ được sự ổn định về điện, giúp Intel phát triển bền vững lâu dài tại Việt Nam.
Bà Sherry Boger cũng cho biết: Hiện Intel đang chú trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo và nguồn nhân lực tại Việt Nam là người bản địa, hướng tới mục tiêu đưa Intel Products Việt Nam trở thành một nhà sản xuất vững mạnh của tập đoàn.
Để triển khai kế hoạch này, Intel đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo như: Chương trình hợp tác đào tạo kỹ thuật cao (2013-2017); Chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật RMIT 2010-2013; Chương trình đào tạo cho giáo viên của Intel…
Intel mong muốn phía Việt Nam quan tâm đầu tư để giữ được sự ổn định về điện, giúp Intel phát triển bền vững lâu dài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin” vào năm 2020, Intel đã phối hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và trường Đại học quốc gia Hà Nội hoàn thành các video đào tạo 10 bước đơn giản về tin học, hướng tới xóa bỏ khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.
NangluongVietnam.vn

Nỗi lo Trung Đông đẩy giá dầu vọt tăng


PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Các bộ trưởng bộ ngoại giao Liên minh châu Âu nhất trí không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria...
Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, gây ra những lo lắng về nguồn cung trong bối cảnh lượng cầu đang suy giảm hiện nay.
Phiên giao dịch quốc tế đêm 28/5, giá dầu thô giao sau tăng mạnh lên trên vùng 95 USD/thùng nhờ đà đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán toàn cầu, cùng những lo lắng về tình hình chính trị Trung Đông và Bắc Phi.
Ngay sau khi mở cửa lại (phiên 27/5, thị trường đóng cửa nghỉ lễ), giá dầu đã liên tục biến động mạnh bởi có quá nhiều yếu tố hỗ trợ trong hai ngày đầu tuần. Trước hết là việc các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh sau tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu, về việc tiếp tục các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, gây ra những lo lắng về nguồn cung trong bối cảnh lượng cầu đang suy giảm hiện nay, cũng góp phần nâng đỡ tốt cho thị trường. Theo AFP, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập Syria, sau những cuộc thảo luận đầy bất đồng giữa các nước thành viên.
Cụ thể, theo hãng tin AFP, hôm 28/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh William Hague cho biết, các bộ trưởng bộ ngoại giao Liên minh châu Âu đã nhất trí không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria vốn sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/6 tới đây, trong khi vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt khác nhằm vào chính quyền của Tổng thống nước này là Bashar al-Assad.
Bộ trưởng Hague coi đây là thông điệp rõ ràng nhằm gây áp lực lên Chính phủ Syria. Thỏa thuận này cho phép các thành viên Liên minh châu Âu được gửi vũ khí cho các tay súng đối lập nếu muốn, sau ngày 1/6 tới đây.
Ngoài tin tức liên quan tới tình hình chiến sự tại Syria, thị trường cũng nhận được tin cho biết tại Nigeria, một tàu chiếc chở dầu ở ngoài khơi bờ biển quốc gia này đã bị bọn cướp tấn công và bắt cóc làm con tin. Những thông tin này đã khiến nhà đầu tư năng lượng lo ngại về tính ổn định trong việc cung ứng dầu từ khu vực nhiều dầu mỏ Trung Đông và Bắc Phi.
Bên cạnh tình hình chính trị quốc tế, chứng khoán toàn cầu, thị trường năng lượng hôm qua còn nhận được lực đẩy từ các báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đang hồi phục vững chắc. Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 5, do tổ chức Conference Board công bố, đã tăng mạnh lên 76,2 điểm cao nhất trong 5 năm, từ mức 69 điểm trong tháng 4 trước đó.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York tăng 86 cent, tương ứng 0,9%, lên 95,01 USD/thùng. Trong suốt phiên giao dịch, giá dầu thô kỳ hạn loại này luôn dao động gần ngưỡng 96 USD mỗi thùng. Tại London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 7 tăng 1,61 USD, tương ứng 1,6%, lên 104,23 USD.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York đêm 28/5, giá khí tự nhiên giao tháng 6 giảm 6 cent, tương ứng 1,5%, xuống còn 4,17 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ được 1 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 2,85 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi cũng giao trong tháng 6 tăng mạnh 5 cent, tương ứng với mức 1,7%, lên chốt ở 2,91 USD mỗi gallon.
Theo giới phân tích, hiện thị trường đang theo dõi sát sao quyết định về mục tiêu sản lượng của các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Dự kiến những mục tiêu này sẽ được đưa ra trong cuộc họp vào ngày thứ 6 tuần này tại Vienna (Áo).
(VnEconomy)

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Biển Đông sau 45 phát súng của Philippines


Căng thẳng trên Biển Đông, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là tham vọng chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.


Căng thẳng sẽ hết, Biển Đông sẽ “lặng sóng”, khi các quốc gia trong khu vực chọn cách giải quyết tranh chấp bằng hòa bình trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà tất cả đều, đã là thành viên. 
Lối thoát nào cho căng thẳng Biển Đông?

Điều mơ ước này xảy ra khi và chỉ khi Trung Quốc từ bỏ tham vọng đó hoặc bị buộc phải từ bỏ tham vọng đó. Đây chính là lối thoát duy nhất cho tình hình căng thẳng trên Biển Đông

Trung Quốc sẽ tự nguyện từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông? Không bao giờ! Trung Quốc đang còn say sưa với “giấc mơ đẹp”, “chưa bao giờ gần với hiện thực như vậy”…mà ai đó hy vọng điều này là hoang tưởng nặng.

Mỹ sẽ trực tiếp ra tay bảo vệ hòa bình trên Biển Đông với tư cách là một cường quốc bá chủ thế giới ư?

Hãy nghe và hiểu phát biểu của giáo sư Donald Weatherbee từ đại học South Carolina:
“Mỹ sẽ không gửi hạm đội 7 đến để giải quyết các vấn đề về thuỷ sản hay san hô ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức chúng ta bằng cách đó, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia, mà sẽ là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ”.

Xem thế để thấy các quốc gia có “rắc rối” với Trung Quốc, trước chiến lược “xoay trục” sang châu Á-TBD của Mỹ mà vui mừng, hy vọng dựa hoàn toàn vào Mỹ để ngăn cản Trung Quốc về mặt quân sự thì đúng là ấu trĩ.

Về tư cách pháp lý, Mỹ càng không thể, bởi lẽ, nguyên tắc để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là phải căn cứ vào UNCLOS, trong khi Mỹ không phải là thành viên (thực chất Mỹ không chịu ký UNCLOS) thì Mỹ không có lợi thế nào, hoàn toàn là con số 0.

Trung Quốc không dám coi thường Mỹ, nhưng trên Biển Đông, Trung Quốc quá hiểu Mỹ, quá hiểu kiểu thực dụng của Mỹ, Mỹ chưa phải là vấn đề lớn cản trở trực tiếp ý đồ của Trung Quốc. Mỹ là đối tượng mà Trung Quốc còn có thể thương lượng và dễ thương lượng nhất.

 Tăng ngân sách quốc phòng cho Hải quân để chống Trung Quốc và quyết hy sinh đên người cuối cùng là đường lối và quyết tâm của Philipines trước sự chèn ép bắt nạt của Trung Quốc
Tăng ngân sách quốc phòng cho Hải quân để chống Trung Quốc và quyết hy sinh đên người cuối cùng là đường lối và quyết tâm của Philipines trước sự chèn ép bắt nạt của Trung Quốc
Như vậy, khi Trung Quốc không bao giờ tự nguyện từ bỏ tham vọng đó thì muốn Biển Đông “lặng sóng” chỉ còn cách duy nhất là BUỘC Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông thành “ao nhà”.

Chúng ta phải tỉnh táo để nhận biết rằng, trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng hiện nay, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” mà Trung Quốc chưa dám vượt qua hay không? Nếu chúng ta nhận biết được những “vạch đỏ” đó, biết khai thác triệt để, tăng cường củng cố, xây dựng làm sâu sắc thêm những “vạch đỏ” đó…thì tin chắc rằng Biển Đông chưa và sẽ không bao giờ biến thành biển lửa.

Và, đây là những “vạch đỏ” mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy và chưa dám vượt qua:

Thứ nhất, Biển Đông bị quốc tế hóa.

Trên biển Đông, Nga âm thầm có sẵn từ lâu, Mỹ thì đã, đang rầm rộ kéo sang và Nhật Bản thì đang tích cực triển khai lực lượng, ngay Ấn Độ thì thẳng thừng bác bỏ quan điểm của Trung Quốc coi chuyện tranh chấp trên khu vực châu Á-TBD là chuyện nội bộ…thì chứng tỏ Biển Đông…không phải là hẹp mà đủ rộng cho các nước lớn quan tâm và Trung Quốc cũng chỉ là một phần trong đó. Muốn “lộng quyền” ư? Không thể và không dễ “áp đặt lối chơi”.

Thứ hai, khả năng hình thành một liên minh chống Trung Quốc nếu Trung Quốc gây chiến.

Liên minh đáng ngại nhất là của các nước bị Trung Quốc bắt nạt, chèn ép với sự ủng hộ, hậu thuẫn của Mỹ, Nga, Ấn và Nhật Bản. Liên minh này tạo ra một địa quân sự vô cùng nguy hiểm cho Trung Quốc và chắc chắn gây nên thảm bại cho Trung Quốc nếu động thủ. Nếu dù không thảm bại thì cũng bị sa lầy trong khi các đối thủ kia nhởn nhơ…cũng khiến Trung Quốc không dại.

Cuối cùng, “vạch đỏ” nguy hiểm nhất là khả năng đương đầu của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam trước tình huống chủ quyền lãnh hải của mình nguy cơ bị xâm hại.

Bản lĩnh, tự tin, chủ động, chuẩn bị đủ để giáng trả của bất kỳ một quốc gia nào trước kẻ thù cũng đều là yếu tố để kẻ gây chiến phải suy nghĩ nhiều lần.

Ba “vạch đỏ” này liên kết với nhau sẽ tạo ra một chướng ngại “bùng nhùng” không thể vượt qua. Đó cũng chính là sự răn đe, ngăn ngừa chiến tranh trên Biển Đông và cũng là nguyên nhân chính buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông thành ‘ao nhà” của mình.

Đối với chúng ta, không còn cách nào khác là phải làm sâu sắc thêm những “vạch đỏ” này. Thực chất đây cũng là những vấn đề cụ thể trong chiến lược, sách lược lớn của nước ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nhưng, tổ chức thực hiện những vấn đề này vào lúc nào, như thế nào và ở đâu…để đạt hiệu quả cao nhất là nghệ thuật, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Ít nhất cho đến lúc này, dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo, lãnh đạo một dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bản lĩnh và trí tuệ với sự dầy dạn kinh nghiệm của quân đội Việt Nam thì không ai nghi ngờ.

Thế giới đã từng chứng kiến mới đây, sự đụng độ giữa Đài Loan và Nhật Bản và được giải quyết ổn thỏa bằng một hiệp định đánh cá chung. Có thể 45 phát súng của Philipines sẽ như một mũi kim đâm vào khối u mưng mủ để tạo ra một kết quả không vui cho Trung Quốc nhưng lành cho mối quan hệ Phi-Đài là sẽ có một hiệp định đánh cá chung với Đài Loan.

Đằng sau những phát súng của Philipines, Trung Quốc phải suy nghĩ, lo lắng. Phải chăng Trung Quốc đã quá đà, dồn Philipines đến chân tường, quên mất câu “con giun xéo lắm cũng quằn”? Phải chăng tình thế hiện tại đã được Nhật Bản, Mỹ hà hơi tiếp sức khiến Philipines sắn sàng một mất một còn với Trung Quốc? Phải chăng có một “Bắc Triều Tiên” theo kiểu cách của Trung Quốc đang xuất hiện ở Đông Nam Á?

Chưa biết chừng, một “giấc mơ Trung hoa” trong một giấc ngủ say nồng cũng có khi tan vỡ chỉ bắt đầu bằng “một con kiến đen”.

  • Lê Ngọc Thống

Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp



Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng sạch và phong phú, tuy nhiên chỉ có một phần rất nhỏ nguồn năng lượng này được chuyển đổi thành năng lượng hữu ích. Để giúp giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia - Mỹ đã phát triển một công nghệ mới là sử dụng cây xanh để tạo ra điện. Theo Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy làm việc tại Đại học Georgia: "Cách tiếp cận này có thể giúp chúng ta tạo ra năng lượng sạch từ ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng quá trình quang hợp của thực vật”.

Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy trong phong thí nghiệm
Thực vật là “nhà máy năng lượng mặt trời” có hiệu suất cao nhất hiện nay, nó đạt được hiệu suất gần như tuyệt đối, có nghĩa là nó chuyển đổi tất cả các photon ánh sáng mặt trời chiếu đến nó thành các electron. Nếu chúng ta có thể làm chủ quá trình này thì sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay thường cho hiệu suất khoảng 12 - 17%.
Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để tách nước thành hydro và oxy kèm theo các electron. Các electron được giải phóng của quá trình quang hợp sẽ giúp tạo ra đường để phục vụ cho quá trình tăng trưởng của thực vật. Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy cho biết: “Ý tưởng của chúng tôi là can thiệp vào quá trình quang hợp và thu giữ các electron trước khi chúng được sử dụng để sản xuất đường”.
Công nghệ của Ramasamy liên quan đến việc tách các thylakoid (các hạt nhỏ có trong lục lạp của các tế bào có chức năng quang hợp của thực vật) ra khỏi cấu trúc trong tế bào thực vật làm gián đoạn quá trình di chuyển của các electron. Các thylakoid sau khi sửa đổi sẽ được cố định trên các ống nano carbon cấu trúc hình trụ nhỏ hơn sợi tóc con người khoảng 50.000 lần. Các ống nano hoạt động như một dây dẫn điện thu giữ, vận chuyển các electron từ quá trình quang hợp. Trong các thí nghiệm quy mô nhỏ, phương pháp này tạo ra dòng điện có cường độ lớn hơn so với các hệ thống tương tự trong các báo cáo trước đây.
Ramaraja Ramasamy và các cộng sự của ông đang rất kỳ vọng vào kết quả nghiên cứu mới, hứa hẹn sẽ mở ra những giá trị khai thác năng lượng cao hơn trong tương lai.

CPC/Sciencedaily

Nga đẩy mạnh xuất khẩu than đá sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương


Theo Đài tiếng nói ngước Nga, số liệu thống kê của Bộ Năng lượng Nga cho biết, Nga đã đạt mức kỷ lục trong 25 năm qua về sản lượng khai thác than. Năm 2012, Nga khai thác được 354 triệu tấn nhiên liệu rắn, cao hơn 5% so với chỉ số năm trước. Đồng thời, gần 40% kim ngạch xuất khẩu than đá của Nga thuộc về các nước ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.


Mặc dù trong 10 năm qua, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đã tăng 50%, tỷ lệ của nhiên liệu rắn trong cơ cấu sử dụng năng lượng đang ngày một giảm. Hơn một nửa số tiêu thụ năng lượng thế giới thuộc về dầu và khí đốt, còn tiêu thụ than đá chỉ chiếm 30%. Ở Nga, chỉ số này chỉ bằng một nửa do việc gia tăng khối lượng khai thác dầu và khí đốt. Hiện nay, phần lớn than đá được khai thác ở Mỹ, nhưng nó cũng đang dần bị khí đá phiến sét đẩy ra khỏi thị trường nước này. Với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, một số nước cũng đang gắng tái định hướng sử dụng năng lượng chuyển từ than sang dầu, khí đốt và những nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường.
Than đá là loại nhiên liệu của thế kỷ trước và đang bị thay thế bởi các nguồn năng lượng khác và nhu cầu thế giới đối với sản phẩm này sẽ giảm đi. Vậy thì tại sao Nga lại tăng sản lượng than của mình? Vấn đề ở chỗ là ngoài năng lượng, than đá Nga vẫn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp của nhiều quốc gia, và hiện không có gì để thay thế loại nhiên liệu này.
Nga sẽ đẩy mạnh sản xuất than, chủ yếu là để xuất khẩu. Luyện kim là ngành tiêu dùng chính than đá Nga ở nước ngoài. Đơn giản là vì Nga có loại than cốc, vốn chuyên được sử dụng trong luyện kim, được coi là một trong những sản phẩm tốt nhất thế giới. Nga đã ký hợp đồng trong 25 năm tới cung cấp than cho Nhật Bản. Xe ô tô Nhật Bản được sản xuất từ kim loại đã được điều chế trong đó có thành phần than đá Nga. Không gì có thể thay thế được. Ngành luyện kim Trung Quốc cũng đang tích cực mở rộng sản xuất. Vì vậy, Trung Quốc tăng khối lượng mua than chất lượng cao của Nga..
Trong những năm của thập niên 90, sản xuất than đá ở Nga đã giảm mạnh do việc tăng sản lượng khai thác dầu khí. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển những lĩnh vực sản xuất mới của ngành công nghiệp nặng đã mở ra nhu cầu cấp thiết tăng khai thác nhiên liệu rắn. Đầu năm 2012, chính phủ Nga đã thông qua một chương trình dài hạn về phát triển ngành công nghiệp than ở Nga. Chương trình dự trù việc tăng sản lượng khai thác than đến 430 triệu tấn vào năm 2030. Ngoài ra năng suất lao động trong 20 năm dự kiến phải được tăng gấp 5 lần. Triển vọng của ngành công nghiệp than trong giới kinh doanh Nga cũng tăng theo, chỉ trong năm qua đã có 3 tỉ dollar được đầu tư vào lĩnh vực này.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không muốn đứng bên lề trong các dự án khai thác than chất lượng cao của Nga. Như các công ty Trung Quốc ChinaCoal và Shenhua đã soạn thảo dự án liên doanh với các đối tác Nga Evraz, "Karakan Invest" và "Rostopprom" về việc cùng khai thác ba mỏ than đốt trên lãnh thổ Nga. Tổng chi phí của các dự án vượt quá 7 tỷ USD.
Các chuyên gia tin tưởng rằng, ngành công nghiệp than của Nga sẽ phát triển nhanh, chủ yếu là nhờ xuất khẩu. Điều này phụ thuộc không ít vào dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ than trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, trọng tâm xuất khẩu sẽ ngày càng nghiêng sang phía Đông như: Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
nangluongvietnam.vn

Nga phát triển lò phản ứng nhanh SVBR - 100



Theo nguồn tin từ World Nuclear News cho biết: Cơ quan pháp quy của Nga (Rostechnadzor) vừa ban hành giấy phép cho Công ty cổ phần AKME, được thành lập vào năm 2009 trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử (Rosatom) của quốc gia này tiến hành phát triển lò phản ứng nhanh, tích hợp làm mát bằng kim loại SVBR - 100. AKME chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và kinh doanh lò phản ứng modul 100 MWe.

Khái niệm lò phản ứng đã được sử dụng trên 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa của Nga, cũng như trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất
Một mô phỏng đào tạo cho SVBR-100 đã đi vào hoạt động kể từ tháng 3/2013, và một đơn vị thí điểm được dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2017. Đơn vị thí điểm này sẽ được xây dựng tại Viện nghiên cứu Lò phản ứng Nguyên tử (RIAR) ở Dimitrovgrad.
Tổng giám đốc Công ty AKME, ông Vladimir Petrochenko cho biết: Giấy phép này sẽ cho phép công ty cung ứng các dịch vụ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho các đơn vị thực hiện. Bản thân AKME sẽ chính là đơn vị thực hiện nhà máy thí điểm Dimitrovrad và hiện nay họ cần có nhiều loại giấy phép khác nhau để xây dựng nhà máy thí điểm này.
Lò phản ứng nhanh, tích hợp làm mát bằng kim loại SVBR - 100
SVBR-100 là một thiết kế lò phản ứng tích hợp, trong đó tất cả các mạch chính - lõi của lò phản ứng, cũng như máy phát hơi nước, thiết bị đi kèm như: các máy bơm tuần hoàn chính - nằm trong một bể chứa chất làm mát bằng hỗn hợp chì bismuth đựng trong thùng riêng. Các mô - đun của nhà máy có thể được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, hoặc đường thủy tới các địa điểm mà ở đó chúng được sử dụng để cung cấp nhiệt, hơi nước công nghiệp, khử mặn nước cũng như phát điện. Một số mô - đun có thể được đồng vị để cung cấp cho một nhà máy điện lớn hơn.
Lò phản ứng SVBR-100 đã được sử dụng trên 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa của Nga, cũng như trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất.

NangluongVietnam

Cần đầu tư thêm lưới điện đấu nối vào hệ thống 500kV





Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề sự cố gây mất điện của các tỉnh phía Nam mới đây, và có giải pháp gì để phòng những trường hợp tương tự như thế? Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Đây là một sự cố nghiêm trọng, ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu giải quyết ngay tức thì, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan có báo cáo cụ thể về vấn đề liên quan.


Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu giải quyết ngay tức thì, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan có báo cáo cụ thể về vấn đề liên quan.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, không chỉ 22 tỉnh, thành miền Nam mất điện mà ở Campuchia cũng bị mất theo. Ngay khi sự cố xảy ra, Chính phủ cũng nhận được ý kiến từ phía Campuchia là thủ đô Phnom Penh mất điện.
Đây là sự cố nghiêm trọng, ngành điện dùng thuật ngữ là “rã lưới”, để khắc phục không phải đơn giản, không phải mất một cái là có thể đóng lại được ngay. Hậu quả đến bây giờ chưa tính toán được chính xác, nhưng rất lớn, không chỉ về kinh tế mà còn về xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết ngay tức thì, đồng thời đương nhiên sau mỗi sự cố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, trong trường hợp này là Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo về vấn đề này.
Đây là một sự cố lớn chưa từng có nên Thủ tướng Chính phủ đã nghe ý kiến của Bộ Công Thương, yêu cầu Bộ Công Thương xem xét một cách rất nghiêm túc tất cả mọi mặt để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.
Chúng ta đã có Luật để bảo đảm an toàn các công trình, trong đó có các công trình điện, đặc biệt có công trình hành lang lưới điện cao áp.
Trường hợp này quy định đã có, vậy trách nhiệm của ngành, cấp liên quan tới việc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hành lang đã nghiêm túc chưa. Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngành điện xem xét nghiêm túc.
Bên cạnh đó, cũng yêu cầu ngành điện xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không xảy ra các sự cố lặp lại, như vậy và các sự cố có tính nghiêm trọng tương tự.
Theo Bộ trưởng, ngoài lý do mang tính sự cố, đây cũng còn lý do mang tính kỹ thuật, đất nước của chúng ta trải dài, lưới điện chằng chịt, các đầu nối dẫn vào hệ thống 500 kV còn ít. Nếu đúng ra, với một mạng lưới mạng nhện chằng chịt lớn như vậy, chúng ta phải có nhiều đầu dẫn vào hệ thống, có nghĩa là, tới đây chúng ta phải tăng cường đầu tư thêm các đầu dẫn nối vào đường dây 500kV, cũng như đầu tư thêm một số nguồn phát điện được phân bổ hợp lý.
Liên quan đến vấn đề giá điện, Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ kiên trì lộ trình điều hành giá điện từng bước tiến tới thị trường. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về giá cho công nghiệp và cho đời sống của nhân dân, còn yêu cầu rất quan trọng nữa là phải có mặt bằng giá hợp lý để thị trường không bị méo mó, theo đúng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là tạo sự hấp dẫn để huy động được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư không chỉ phát triển nguồn điện mà kể cả các công trình cần thiết trong mạng lưới điện.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Qua sự cố vừa rồi, Bộ Công Thương nhận thấy tính dễ tổn thương của đường dây truyền tải 500kV. Do vậy, chúng ta sẽ phải tìm mọi cách đẩy nhanh dự án nguồn điện ở khu vực phía Nam. Bởi hiện nay, khu vực phía Nam có nhu cầu về tiêu dùng điện rất cao.
Một khó khăn được Thứ trưởng đưa ra hiện nay là, các địa phương chưa nhiệt tình trong việc dành đất để triển khai những công trình đường dây 500kV.
Về trách nhiệm tham gia bảo vệ lưới điện, Thứ trưởng cho rằng, hàng chục nghìn km đường dây điện nên lực lượng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam khó bảo vệ một cách tuyệt đối an toàn, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ của các địa phương. Nghị định 106 năm 2005 của Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của các địa phương. Các địa phương cũng phải vào cuộc và đặc biệt là sự vào cuộc của người dân.
Thứ trưởng Lê Dương Quang khẳng định: Sự cố vừa rồi rất hy hữu, nếu người dân và các tổ chức, đơn vị tại khu vực đường dây đi qua có trách nhiệm bảo vệ thì nguy cơ xảy ra sự cố sẽ ít hơn rất nhiều.
Sự cố do xe cần cẩu trồng cây trong khu vực Thành phố mới Bình Dương chạm vào đường dây 500kV
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, ngày 26/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương chỉ đạo, sớm phê duyệt đưa hệ thống đường dây truyền tải điện 500kV vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
NangluongVietnam