Hiển thị các bài đăng có nhãn ac quy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ac quy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Ngân hàng Thế giới trở lại với các dự án thủy điện lớn



PDF.InEmail
Phuchoiacquy – Ngân hàng Thế giới (WB) đang quay trở lại với chính sách mà Ngân hàng này đã từ bỏ cách đây một thập kỷ trong nỗ lực thúc đẩy các dự án thủy điện quy mô lớn trên khắp thế giới và xem đây như một giải pháp quan trọng để hóa giải mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và kiểm soát lượng phát thải các-bon.
Vốn vay cho phát triển thủy điện của WB đang tăng đều đặn trong những năm gần đây và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp diễn trong bối cảnh bùng nổ toàn cầu về thủy điện.
Các dự án thủy điện quan trọng ở Congo, Zambia, Nepal và một số khu vực khác được biết là một phần hoạt động gây quỹ của Ngân hàng từ các quốc gia giàu có.
Các dự án này từng bị tẩy chay vào những năm 1990, một phần vì chúng có thể ảnh hướng tới cộng đồng và hệ sinh thái. Nhưng giờ đây, chúng lại có hy vọng khi WB nhìn nhận các dự án thủy điện lớn là giải pháp quan trọng giúp châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á… giảm nghèo mà vẫn kiểm soát được lượng phát thải các-bon.
Tuy nhiên thực tế, đây vẫn còn là quan điểm gây tranh cãi bởi mặc dù những đập thủy điện lớn sản xuất ra điện sạch và rẻ hơn nhưng trong quá trình xây dựng khó tránh khỏi phải di chuyển những ngôi làng trong vùng hồ thủy điện, đồng thời hủy hoại sinh kế của người dân.

Thủy điện sản xuất ra nguồn điện sạch, giá rẻ nhưng cũng đem đếnnhiều tác động xã hội và môi trường (Ảnh: Alliancecomm)
Trước đó, năm 2009, Ngân hàng Thế giới đã công bố Báo cáo đánh giá về thủy điện. Báo cáo một mặt thừa nhận những rủi ro lớn về môi trường và xã hội của các đập lớn, song mặt khác khẳng định tiềm năng thủy điện to lớn chưa được khai thác ở châu Phi và châu Á có thể giúp cấp điện cho hàng trăm triệu người thiếu điện.
Tin rằng năng lượng chính là chìa khóa đưa các nước thoát nghèo, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, đang nỗ lực theo đuổi chính sách thúc đẩy các dự án thủy điện quy mô lớn mà Ngân hàng đã từ bỏ cách đây một thập kỷ bất chấp những hồ nghi cho rằng các dự án lớn này có lợi cho phía chủ đầu tư thủy điện hơn là các cộng đồng nghèo địa phương.
DĐĐT/Timesdispatch.com

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Miền Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện



PDF.InEmail
Phuchoiacquy – Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới khu vực miền Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp điện. Vì vậy, việc tuyên truyền, thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện cần tiếp tục được thực hiện.
Đánh giá chung về khả năng cung ứng điện trong tháng 5/2013, Bộ Công Thương cho biết, các nhà máy thuỷ điện được huy động theo tình hình thuỷ văn thực tế và kế hoạch tích nước cho phát điện đến cuối mùa khô năm 2013. Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí cũng được huy động tối đa.
Đặc biệt, các nhà máy nhiệt điện chạy dầu có thể được huy động để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao hoặc tình hình thủy văn diễn biến tiếp tục bất lợi hay xảy ra sự cố các nhà máy điện.
Miền Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong cung ứng điện (Ảnh minh họa: VnMedia)
Riêng về việc cung ứng điện tháng 5 của toàn hệ thống điện quốc gia, Bộ Công Thương cũng cho biết, về cơ bản được đảm bảo và không phải thực hiện tiết giảm điện nếu không có các diễn biến quá bất thường xảy ra (sự cố lớn ở các nhà máy điện, sự cố lưới điện 500-220kV, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao đột biến…). Tuy nhiên, việc cung ứng điện cho khu vực miền Nam sẽ có một số khó khăn nhất định.
Vì vậy, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia, việc tuyên truyền, thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả cần thiết tiếp tục đẩy mạnh trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại khu vực miền Nam.
Riêng về vận hành thị trường điện, trong tháng 5 giá điện năng thị trường vẫn sẽ tiếp tục xu hướng đạt mức cao theo quy luật cung cầu khách quan. Với việc khuyến khích bằng động lực kinh tế của các nhà máy điện, sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì độ khả dụng cao để phát điện, góp phần hạn chế việc phải phát các tổ máy phát điện chạy dầu đắt tiền.
VnMedia

Năng lượng hạt nhân và vấn đề biến đổi khí hậu



PDF.InEmail
Phuchoiacquy - Các chi phí và lợi ích của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã và đang là đề tài tranh luận nóng bỏng trong những năm gần đây, vì nhiều nguyên nhân, liên quan đến sự cần thiết phải cắt giảm khí thải carbon và vụ rò rỉ năng lượng hạt nhân ở nhà máy Fukushima, Nhật Bản.
Những người phản đối cho rằng, năng lượng hạt nhân không những gây nguy hiểm mà còn không cần thiết cho việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong khi đó, những người ủng hộ lại lập luận rằng, những rủi ro là nhỏ và việc không sử dụng năng lượng hạt nhân thậm chí tạo ra một thách thức lớn hơn và gây tốn kém hơn.
Một điều có thể thấy là việc sử dụng năng lượng ít khí thải carbon là rất cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu. Thậm chí giả sử rằng, có thể đạt được hiệu suất lớn trong sử dụng điện, nhu cầu về điện của cả thế giới vào năm 2050 sẽ tăng lên khoảng gấp đôi so với hiện tại. Vấn đề ở đây là, hầu hết lượng điện tạo ra được sản xuất từ than (40%) và khí đốt (20%), cùng với thủy điện (16%) và điện hạt nhân (13%) cho đến nay là nguồn sản xuất điện có lượng carbon thấp nhất. Ở châu Âu, phần lớn lượng điện tạo ra là điện gió.
Tại Trung Quốc, đất nước tiêu thụ điện lớn nhất thế giới, thì than là nguồn sản xuất điện chủ yếu, mặc dù đây cũng là nước đầu tư nhiều nhất cho nền công nghiệp điện hạt nhân và điện gió. Còn trên toàn thế gới, than và khí đốt được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất điện.
Tình trạng này cần phải được giải quyết triệt để, ngay lập tức để thực hiện mục tiêu mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đề ra ở Copenhagen năm 2009, đó là giữ cho nhiệt độ trái đất chỉ tăng tối đa 2 độ C. Như thế, phần lớn điện phải được sản xuất từ các nguồn ít carbon.
Các giải pháp cho sản xuất điện ít khí thải carbon là thủy điện, gió, năng lượng hạt nhân, nhiên liệu sinh học; than và khí đốt trong nhà máy mà có thể được thu giữ và lưu trữ khí thải carbon. Việc sử dụng thủy điện, gió hay năng lượng mặt trời phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Gió và năng lượng mặt trời không luôn luôn sẵn có và cũng không thể sử dụng phụ tải điện đối với hai nguồn năng lượng này. Nhiên liệu sinh học thì phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn nguyên liệu thực vật. Vì những lý do này, việc kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng là cần thiết và mỗi nơi trên thế giới sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Công nghệ thu giữ và lưu trữ khí thải carbon (CCS) là sự lựa chọn duy nhất ngoài năng lượng hạt nhân để sản xuất điện ít thải carbon, đối với những vùng không có điều kiện phát triển thủy điện hay sản xuất điện từ nhiên liệu sinh học. CCS có thể thay thế năng lượng hạt nhân nếu được ứng dụng thành công.
Về chi phí sử dụng điện hạt nhân so với các loại năng lượng khác hiện vẫn còn chưa được chắc chắn. Một cuộc nghiên cứu gần đây ở Anh ước tính chi phí sử dụng điện hạt nhân cao hơn các loại năng lượng có chi phí thấp như: thủy điện hay điện sinh học, nhưng thấp hơn so với việc sử dụng CCS hay điện gió ngoài khơi. Sử dụng điện mặt trời có chi phí cao nhưng hiện nay chi phí này đang giảm mạnh và có sức cạnh tranh với điện hạt nhân. Công nghệ CCS có tính khả thi, tuy nhiên chi phí cho công nghệ này chỉ được biết khi nó được đưa vào sử dụng.
Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hầu hết các nước đang phát triển và nhiều nước phát triển có dự định xây dựng nhà máy hạt nhân vẫn tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, nước Đức, nơi có điện hạt nhân chiếm 23%, đã quyết định loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào năm 2020 trong khi tìm kiếm cách để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức thấp hơn năm 1990 là 40%. Đức được mong đợi là nước tiên phong trong sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng một vài nhà phân tích nghi ngại về chi phí phát sinh cho việc sử dụng bổ sung nhà máy nhiệt điện.
Không có gì đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu không đưa ra nhận định giống nhau trong vấn đề loại công nghệ ít thải carbon nào là cần thiết nhất vào năm 2050. Cơ quan năng lượng quốc tế dự định điện hạt nhân chiếm 20% điện sản xuất ra, trong khi Viện phân tích và hệ thống ứng dụng quốc tế đưa ra 3 nhận định, 2 trong số 3 nhận định đó dự đoán lượng điện hạt nhân sản xuất ra sẽ chiếm đáng kể, tương tự như ước tính của Cơ quan năng lượng quốc tế, 1 dự đoán khác là điện hạt nhân sẽ bị loại bỏ.
Sau tất cả, không có câu trả lời đơn giản cho vấn đề này. Nếu tin rằng nên loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân và với những cam kết từ các chính phủ, điều này có thể được thực hiện đáp ứng yêu cầu chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thực tế là tiến trình cắt giảm khí thải carbon để đạt mục tiêu ngăn chặn nhiệt độ trái đất tăng quá 2 độ C vẫn còn rất xa. Việc cân bằng giữa tác dụng chống biến đổi khí hậu và những tác hại của năng lượng hạt nhân là vấn đề khó giải quyết.
REDS

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Điện mặt trời Việt Nam cần đi nhanh hơn?


Phuchoiacquy - Để đưa ánh sáng điện đến 100% vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì điện mặt trời có vai trò không thể thiếu được.
Ảnh minh họa
Tiềm năng dồi dào
Với những ưu thế như nguồn cung dồi dào vô tận, “vô giá” (không mất tiền mua) và sạch (không phát thải khí nhà kính), điện mặt trời đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước, đặc biệt các nước công nghiệp phát triển như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Nhật…
Việt Nam trải dài từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc, là một đất nước ở vùng nhiệt đới có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt trời. Trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, Việt Nam là một trong những nước nằm trong giải phân bố nhiều nhất ánh nắng mặt trời trong năm.
Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước, các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 - 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 - 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
Một đặc điểm địa lý khác đối với nước ta là bờ biển dài hơn 3.000 km với nhiều hòn đảo có dân sinh sống hoặc có các đơn vị quân đội đồn trú thường xuyên nhưng khó đưa điện lưới đến được. Vì vậy, sử dụng năng lượng mặt trời nói chung và điện mặt trời nói riêng là biện pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu của các vùng dân cư, có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả về an ninh quốc phòng.
Hạ tầng cơ sở ban đầu
Rõ ràng, tiềm năng điện mặt trời của nước ta dồi dào. Nhu cầu khai thác nguồn điện năng này, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa lại rất lớn.
Từ khoảng ba bốn thập niên trước, nhiều nước trên thế giới bắt tay phát triển nguồn điện mặt trời, một số trung tâm nghiên cứu và đại học ở Việt Nam cũng đã nắm bắt xu hướng đó và đầu những năm 1990 đã bắt đầu xây dựng một số cơ sở hạ tầng.
Bước đi đầu tiên có ý nghĩa là việc đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm bán dẫn của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (với 5 triệu USD) và phòng thí nghiệm Nano của Khu công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh (với với 11 triệu USD).
Cũng trong khoảng thời gian đó, các tổ chức nghiên cứu triển khai liên quan điện mặt trời cũng ra đời ở một vài viện nghiên cứu và trường đại học khác, như ở Phòng thí nghiệm SolarLab thuộc Viện Khoa học Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các Trung tâm Năng lượng Tái tạo của Đại học Bách khoa Hà nội hoặc ở Viện Năng lượng Việt Nam (thuộc Bộ Công thương).
Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, nguồn đầu tư cho nghiên cứu và khai thác sử dụng điện mặt trời có tính nhỏ lẻ, chủ yếu từ các tổ chức quốc tế và nhà nước.
Đến những năm gần đây, một số công ty tư nhân bắt đầu chú ý đầu tư hơn vào lĩnh vực mới này, tập trung vào công nghệ sản xuất pin quang điện PV.
Trong số đó phải kể đến Công ty cổ phần Năng lượng Mặt Trời Đỏ thành lập năm 2007 ở TP. Hồ Chí Minh. Công ty này đã cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời công suất từ 50 kWp đến 175 kWp đạt tiêu chuẩn châu Âu cho các nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời triển khai thiết kế lắp các công trình, dự án hệ thống điện mặt trời cho các địa phương.
Nhưng cơ sở hạ tầng lớn nhất nước ta hiện nay chính là nhà máy pin năng lượng mặt trời với vốn đầu tư 1 tỷ USD thuộc Tập đoàn First Solar (Mỹ) mới khởi công tại TP. Hồ Chí Minh vào đầu năm 2011. Nhà máy này có kế hoạch sản xuất các mô-đun năng lượng mặt trời phim màng mỏng với tổng công suất trên 250 MW và có thể được mở rộng hơn trong tương lai.
Các cơ sở sản xuất và triển khai điện mặt trời kể trên cùng với các cơ sở khác nằm rải rác các vùng là nền tảng đầu tiên để Việt Nam có được một nền công nghiệp điện mặt trời trong tương tương lai sắp tới. Nhưng để xây dựng một nền công nghiệp như vậy, nước ta cần đầu tư để sớm có các nhà máy có sản lượng chế tạo pin mặt trời với công suất cao hơn và mở ra hướng mới sử dụng công nghệ khác, đó là công nghiệp nhiệt điện mặt trời hay công nghệ điện mặt trời hội tụ CSP (concentrating solar power plant).
Ánh sáng đến vùng sâu, vùng xa
Song hành với xây dựng hạ tầng cơ sở là từng bước đưa ánh sáng của điện mặt trời thắp sáng một số nơi trên các vùng khác nhau của đất nước.
Trong thời kỳ đầu Solarlab đã áp dụng công nghệ lai ghép các nguồn năng lượng tái tạo (Madicub) sử dụng trong xe cứu thương, tàu thuỷ và khu biệt thự. Cũng Solarlab đã lắp đặt hệ điện mặt trời nối lưới SIPV.
Tiếp theo, điện mặt trời đã được chú ý đưa ra vùng xa thành phố. Chẳng hạn, từ những năm 1990, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh bắt đầu đưa điện mặt trời đến một số nhà văn hoá, bệnh viện…thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, và đặc biệt đã cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh.
Hoặc, một dự án trọng điểm SELCO, với sự hợp tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với trên 600 hệ thống đang trong quá trình hoạt động. Công suất của các tấm pin PV nằm trong dải từ 500 Wp đến 1500 Wp đã được lắp đặt ở các tỉnh thuộc miền nam cho các hộ gia đình, bệnh viện, trường học và làng xã.
Tổng công suất pin mặt trời lắp đặt tại Việt Nam lên đến 4 MW vào năm 2010. Dù con số công suất này còn rất nhỏ bé so với cả các nguồn điện năng tái tạo khác, nhưng điện mặt trời cũng đã bắt đầu góp phần lan tỏa ánh sáng đến với một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và đặc biệt ở các hải đảo. Có khoảng 4.000 hộ gia đình hưởng lợi từ hệ thống điện mặt trời quy mô gia đình và 12.000 người trên khắp vùng miền cả nước đang nhận được điện từ hệ thống pin PV.
Riêng đối với các hải đảo, một số hệ điện mặt trời đã được lắp đặt.
Với sự nỗ lực của các đơn vị nghiên cứu triển khai trong nước, hệ pin mặt trời trên quần đảo Trường Sa với 4.093 tấm pin mặt trời loại 220 Wp đã được lắp đặt.
Hoặc, dự án lắp giàn pin mặt trời cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã hoàn thành tháng 11/2002.
Một số hệ pin mặt trời khác đã được triển khai với sự tài trợ quốc tế, như: hệ điện mặt trời kết hợp diesel gồm có 166 tấm pin mặt trời công suất 28 kW và 2 máy phát có tổng công suất 20 kW tại đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) do chính phủ Thụy Điển tài trợ; hệ điện mặt trời công suất 5 kWp tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau) trong khuôn khổ dự án Solar Campus v.v…
Tuy vậy, ở nhiều bản làng vùng núi cao, giao thông cách trở, không ít hải đảo nhỏ xa xôi, nguồn điện vẫn chưa đến được hoặc không thường xuyên, trong lúc chủ trương điện khí hóa 100% toàn bộ lãnh thổ Việt Nam vào năm 2025 không còn quá xa nữa.
Chủ trương và biện pháp tích cực
Tóm lại, trong xu thế chung của thế giới, điện mặt trời đã được triển khai ở Việt Nam hơn hai mươi năm nay.
Trên đất nước đã xuất hiện những trung tâm nghiên cứu và triển khai với một số lượng chuyên gia có kinh nghiệm, một số nhà máy sản xuất pin mặt trời với công suất lớn khác nhau. Dù chưa nhiều, nhưng đó là những tiền đề cho một chương trình phát triển điện mặt trời rộng lớn hơn trong tương lai sắp tới.
Điện mặt trời đã đến được với nhiều buôn làng, vùng sâu vùng xa và hải đảo xa xôi, những nơi cách xa với nguồn điện lưới quốc gia và cũng không dễ dàng cho sự triển khai của các tháp điện gió.
Nhưng, nhìn chung, cho đến nay các dự án điện mặt trời trên cả ba vùng đất nước đang còn rất nhỏ lẻ và tốc độ phát triển điện mặt trời ở nước ta vẫn còn khá chậm, nếu so sánh với một số nước trong khu vực xung quanh.
Điều này cũng là dễ hiểu, khi công nghệ điện mặt trời vẫn còn mới và giá thành đầu tư hay giá điện mặt trời con khá cao so với các nguồn điện tái tạo khác như thủy điện, điện gió.
Tuy vậy, trong tương lai không xa, nguồn nhiên liệu cho nhiệt điện sẽ cạn kiệt, nguồn thủy điện cũng không còn nhiều để khai thác, lúc đó điện mặt trời sẽ cần phát triển để tham gia cùng với điện hạt nhân, điện gió nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự phát triển đất nước.
Đặc biệt, trong chương trình điện khí hóa 100% vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì điện mặt trời (kết hợp với các nguồn điện diesel, thủy điện nhỏ, điện gió…) có vai trò lớn.
Vì vậy, một quy hoạch cụ thể về phát triển điện mặt trời cần sớm hoàn chỉnh và triển khai (chưa được cụ thể hóa trong Quy hoạch điện VII hay “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” đã được chính phủ phê duyệt), đồng thời một chính sách kích cầu và hỗ trợ cho đầu tư, xây dựng và biện pháp bù giá điện mạnh cho người tiêu dùng cần sớm được hoàn chỉnh và ban hành.
Thiếu khẩn trương thực thi những chủ trương, biện pháp tích cực, đồng bộ và thiết thực, điện mặt trời nước ta vẫn đi chậm trước nhu cầu phát triển của đất nước và sẽ không tiến kịp nhịp độ phát triển với trên thế giới, và thậm chí cả các nước trong khu vực.
Hoàng Hà - Vietnamnet

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Trung Quốc có thực hiện được "cuộc cách mạng khí đốt"?



Phuchoiacquy - Theo đài “Tiếng nói nước Nga”, 3 nước là Canada, Mỹ và Australia sẽ không cho Trung Quốc tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt". Về mặt thương mại cũng như về mặt chính trị, các nước này hoàn toàn không có lợi nếu chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ khai thác khí đá phiến sét và khí metan mỏ than. Điều này đã được Tổng giám đốc Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov công bố với đài "Tiếng nói nước Nga".
Trong thời gian qua, các công ty dầu khí của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng hiện diện trong thị trường khí đốt không truyền thống toàn cầu. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc - PetroChina đang đầu tư vào dự án chung với công ty Canada Encana 2,2 tỷ USD, khai thác dự trữ khí đá phiến sét ở tỉnh Alberta của Canada. PetroChina cũng đã công bố việc mua lại cổ phần trong hai dự án về khai thác và hóa lỏng metan mỏ ở Australia và đã chi trả 1,63 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc đã sở hữu cổ phần trong các dự án với Hoa Kỳ, Anh và Australia để sản xuất hóa lỏng khí tự nhiên, bao gồm cả từ khí đá phiến sét.
Trước thực trạn đó, các nhà chức trách Canada đã thông qua dự án, công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC sát nhập với tập đoàn Canada Nexen với 15,1 tỷ USD (tập đoàn này chuyên khai thác hydrocarbon ngoài khơi).
Trong các dự án này, điều trước hết mà Trung Quốc cần là công nghệ. Trung Quốc sẽ tiến hành "cuộc cách mạng khí đốt" của họ, nhưng các đối tác của Trung Quốc sẽ tiến hành các ván bài riêng.
Ông Konstantin Simonov cho biết, “Người Canada, người Australiavà thậm chí nhiều người Mỹ không muốn chia sẻ với Trung Quốc các công nghệ này. Tất nhiên, họ cần tiền, do đó, người Canada sẽ sử dụng các mô hình liên quan đến sự tham gia thương mại mà không tiếp cận với các giải pháp kỹ thuật”.
Các đối tác của Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác khí đốt không truyền thống và công nghệ sản xuất khí hóa lỏng sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân là lý do chính trị. Sau tất cả, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chủ yếu của mình, còn ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở Canada và Australia là vô cùng to lớn. Có một lý do khác hoàn toàn mang tính chất thương mại.
Theo ông Konstantin Simonov, “hiện nay rất phổ biến khái niệm xuất khẩu LNG từ Mỹ và Canada. Dự báo kim ngạch xuất khẩu từCanada được phóng đại rất nhiều, nhưng là có thật. Canada tin tưởng vào khả năng cung cấp LNG xuất khẩu sang Trung Quốc. Và như vậy, tất nhiên, Canada không nên cung cấp cho Trung Quốc khả năng kỹ thuật để xây dựng ngành sản xuất riêng của Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc sẽ tăng sản xuất khí độc đáo của mình, khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm. Điều này có nghĩa là cơ hội các công ty Canada xuất khẩu LNG cho Trung Quốc tự nhiên sẽ giảm".
Điều này cũng đúng trong trường hợp của Australia. Sau tai nạn công nghệ tại nhà máy "Fukushima", LNG của Australia xuất sang Nhật Bản đã giúp thỏa mãn cơn khát năng lượng. Các chuyên gia bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về khả năng tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Australia sang Trung Quốc. Vì vậy, trong các dự án với Australia có nguy cơ cao gặp phải các rào cản đối với sản xuất, nhập khẩu công nghệ và hóa lỏng khí metan mỏ than. Trung Quốc đã tiến hành những động thái đầu tiên khá mạnh trong "mưu đồ công nghệ." Nhưng kết quả của âm mưu này có thể sẽ không rõ ràng.
NLVN

"An toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục"



Phuchoiacquy - Sau ba ngày làm việc, ngày 17/12, Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân đã bế mạc tại thành phố Fukushima, miền Đông Bắc Nhật Bản, với lời kêu gọi tiếp tục nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân và hợp tác đánh giá tác động của hiện tượng rò rỉ phóng xạ trong sự cố hạt nhân.

Toàn cảnh hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đồng tổ chức. Các tài liệu kết luận của hội nghị nêu rõ, tăng cường an toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục.
Thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011 ở Fukushima là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đề cao cảnh giác đối với những yếu tố khách quan như: lũ lụt, động đất và sóng thần, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải phát hiện những nguy cơ và tìm ra biện pháp ứng phó thích hợp trong công tác bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí rằng đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong Chương trình Hành động của IAEA về An toàn hạt nhân, được soạn thảo hồi tháng 9/2011.
Kế hoạch này yêu cầu các nước thành viên thực hiện đánh giá an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan giám sát, nhằm tăng cường an toàn hạt nhân sau các thảm họa hạt nhân của thế giới như vụ Fukushima vừa qua và trước đó là vụ Chernobyl năm 1986.
TTXVN

Xóa sổ những nỗi lo thường trực trong quản lý thủy điện



Phuchoiacquy- Mối quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học và của người dân về thủy điện - thủy hại có thể sẽ được giải tỏa khi mà kiến nghị của Bộ Công Thương về việc xóa sổ một loạt dự án thủy điện nhỏ được chấp thuận.
Sở dĩ Bộ Công Thương phải thổi còi vì lâu nay, quyền cấp phép đầu tư thủy điện được phân cấp cho địa phương. Ngày 12/12 Bộ Công Thương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên cả nước. Theo đó, Bộ này đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo loại bỏ 324 dự án thủy điện nhỏ.
Cụ thể, ngoài 64 dự án thủy điện nhỏ (có tổng công suất 226MW) đã được các tỉnh thống nhất loại bỏ, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo loại bỏ thêm 260 dự án thủy điện nhỏ nữa (có công suất tổng cộng 434MW) và 3 điểm được cho là có tiềm năng nhưng chưa có nhà đầu tư đăng ký từ khi phê duyệt quy hoạch hoặc đã nghiên cứu đầu tư nhưng hiệu quả thấp...
Trước đó, từ tháng 12/2009, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh có thủy điện rà soát, đánh giá quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn. Trong đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh hợp lý quy mô, tức là loại bỏ các dự án hiệu quả thấp, quy mô nhỏ, có tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến các quy hoạch khác, không thuận lợi về giao thông và hòa lưới điện.
Trên cơ sở đó, UBND các tỉnh đã thống nhất loại khỏi quy hoạch 117 dự án thủy điện (có tổng công suất 617MW, không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí đã xác định thông qua nghiên cứu quy hoạch, có tiềm năng khai thác khoảng 335MW).
Ngoài các dự án đã được các tỉnh thống nhất loại khỏi quy hoạch, cả nước hiện có tổng số 1.110 công trình, dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 25.291MW, kể cả các công trình đã được xây dựng trước khi lập quy hoạch chung.
Bộ Công Thương cho biết, các dự án thủy điện nhỏ phân bố rải rác, chủ yếu thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, hạ tầng giao thông và lưới điện còn nhiều hạn chế; nhu cầu phụ tải tại chỗ thấp nên phải truyền tải điện năng đi xa, gây tổn thất lớn, làm giảm hiệu quả đầu tư... Vì vậy, để đảm bảo đầu tư xây dựng các dự án thủy điện có hiệu quả, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, phù hợp với tăng trưởng phụ tải điện hiện nay khoảng 10%/năm, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh tạm dừng và chỉ xem xét cho phép đầu tư xây dựng từ sau năm 2015 đối với 102 dự án thủy điện nhỏ có tổng công suất 662,8MW.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị rà soát, đánh giá 197 dự án thủy điện đã và đang nghiên cứu đầu tư nhưng chưa khởi công xây dựng, có tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch khác...
Vậy là Bộ Công Thương đã cất tiếng còi cần thiết và đúng lúc nhằm xóa sổ một loạt mối lo thường trực của cả nhân dân và cơ quan quản lý về thủy điện thủy hại. Nên lắm thay!
PTT

Tất cả những dự báo về tương lai năng lượng thế giới đều sai!



Phuchoiacquy - Những dự đoán về nguồn năng lượng chúng ta sẽ sử dụng và sản xuất có một điểm chung duy nhất: Tất cả đều sai!
Theo như dự đoán từ những năm 1950, năng lượng hạt nhân sẽ trở nên rất rẻ, hay theo như dự đoán từ những năm 1970, trái đất sẽ sử dụng nguồn năng lượng chính là năng lượng mặt trời vào cuối thế kỉ 20, tất cả những lời tiên đoán trên đều không trở thành sự thực và dường như nó đến từ những cơ sở thông tin vô cùng mơ hồ.
Hiện nay, xu hướng năng lượng chính của toàn cầu chính là khí gas tự nhiên.
Những tiến bộ về khoa học công nghệ, các khám phá mới, những cuộc khủng hoảng kinh tế không được báo trước, các lo ngại về môi trường - tất cả các yếu tố này có thể sẽ làm hỏng mọi suy đoán về nguồn năng lượng chúng ta sẽ sử dụng trong tương lai.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, xu hướng tiêu thụ năng lượng toàn cầu hiện nay đang làm cho trái đất ấm lên khoảng 6 độ C trên mức độ tiền công nghiệp. Vào năm 2100, nếu chúng ta không làm gì để thay đổi điều này, những thay đổi khí hậu sẽ biến trái đất thành một hành tinh hoàn toàn khác. Đây sẽ là một cuộc khủng hoảng cho tất cả chúng ta.
Những lời cảnh báo về sự thay đổi thời tiết của IEA đang nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong mọi chủ đề - một phần bởi vì nó xảy ra ngay trước khi Liên Hợp Quốc (UN) tổ chức hội nghị khí hậu thường niên ở cùng một tuyến đường ở phía bắc châu Phi trong thành phố Durban. Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng có những con số gây bất ngờ về ngành năng lượng trong tương lai.
Những chuyển biến trong lĩnh vực dầu thô
Từ nhiều thập kỉ nay, Mỹ là nước nhập khẩu dầu thô đứng đầu thế giới, 11 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm 2010. Sự mất cân bằng này đã khiến Mỹ tốn rất nhiều tiền - trên 300 tỷ USD vào năm 2011, hơn nữa nó gây ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của các nước và biến Mỹ trở thành thống lĩnh trong lĩnh vực dầu thô.
Cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan không có mục đích dầu mỏ, nhưng không thể phủ nhận việc nguồn dầu mỏ dồi dào của Trung Đông cũng là một phần khiến cuộc chiến kéo dài liên miên.
Nhằm tăng mức độ sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên mới, việc nhập khẩu dầu thô của Mỹ giảm mạnh. IEA dự đoán Mỹ sẽ giảm lượng dầu thô nhập khẩu chỉ còn một nửa vào năm 2035, trong khi lượng dầu nhập khẩu của châu Âu vẫn sẽ tăng.
Đến năm 2015, IEA dự đoán rằng, Liên Minh châu Âu sẽ nhập khẩu lượng dầu thô nhiều hơn Mỹ và đến năm 2035, Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu một lượng dầu lớn gấp hai lần Mỹ. Điều này sẽ kích thích các vấn đề an ninh dầu mỏ.
Tương lai của ngành năng lượng là khí gas
Chúng ta thường ngộ nhận rằng, nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas luôn cố định, sự phát triển công nghệ là điều chỉ xảy ra ở những ngành công nghệ sạch.
Tuy nhiên, nó không chính xác trong trường hợp này. Khí gas và dầu thô đòi hỏi công nghệ cao và các phương pháp mới cho phép các ngành công nghiệp sở hữu những nguồn dự trữ mới. Đây cũng là thực trạng của khí gas và các viên đá phiến chứa gas, chính nhờ những nguồn tài nguyên này mà nguồn dự trữ khí gas tự nhiên của Mỹ được cải thiện đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới. Vì thế, giá cả dầu thô sạch hiện giờ đã có thể cạnh tranh về mặt giá cả với than đá.
Do vậy, bây giờ chính là thời kì hoàng kim của khí gas.
Nhưng thời kì hoàng kim này có thể tan biến bởi những lo lắng về vấn đề ô nhiễm từ các khe hở khai thác khí gas. Các nhà nghiên cứu môi trường lo lắng rằng, các lỗ hổng và việc khoan sẽ làm sôi các nguồn nước ngầm ở xung quanh và các hộ dân trong khu khai thác khí gas cũng vô cùng khó chịu với sự công nghiệp hóa cùng với đó là những ảnh hưởng do việc khoan khai thác gây ra.
Chúng ta thường ngộ nhận rằng, nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas luôn cố định,sự phát triển công nghệ là điều chỉ xảy ra ở những ngành công nghệ sạch. Ảnh: Ibtimes
Đa số các vấn đề môi trường này có thể kiểm soát được với những sự điều chỉnh thích hợp - đặc biệt là khi đem ra so sánh với than đốt, nhưng nếu không có những luật lệ tốt hơn trong lĩnh vực này, rất có thể cuộc chạy đua khí gas này sẽ trở nên lộn xộn.
IEA cho biết: Mỹ đã đem đến một nguồn cung năng lượng quốc tế mới đến từ những viên đá chứa khí gas. Nhưng nếu bạn thực sự tìm kiếm thời kì hoàng kim của khí gas, bạn sẽ cần tuân thủ những luật lệ.
Cần có chế độ sử dụng hợp lý
Nếu có một điểm chung không cần bàn cãi về năng lượng, đó chính là chúng ta phải sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Tiêu phí năng lượng chính là tiêu phí tiền của, nhất là khi giá dầu thô đang ở mức cao và không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ giảm bớt.
Tại Mỹ, việc sử dụng hợp lí năng lượng chính là một chính sách môi trường thành công của Tổng thống Mỹ Obama khi đẩy mạnh các công trình xanh và viện trợ những khoản ủy thác về khí gas.
Thật kém may mắn khi phần lớn thế giới sử dụng năng lượng một cách không hiệu quả. Những con số IEA cung cấp cho thấy, xu hướng chung của toàn cầu trong những năm qua, chúng ta tốn nhiều carbon hơn khi sản xuất những sản phẩm công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang đi ngược lại hướng cần phải làm, tăng cường lượng carbon trong không khí thay vì giảm thiểu chúng, tất cả điều này là do các nguồn năng lượng không sạch như than đốt và các cách khai thác không hiệu quả liên tục gia tăng ở các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.
Điều này là dấu hiệu cho thấy sự chuyển tiếp của nguồn năng lượng sạch sẽ khó như thế nào.
Than đá rất rẻ và nhiều, nhưng nếu chúng ta không thể quay lưng lại với nó,số phận của chúng ta gần như đã được định đoạt. Ảnh: Tradequip
Than đá vẫn sẽ được sử dụng trong tương lai
Ngành công nghiệp Mỹ đã khuyên Tổng thống Obama điều chỉnh khuynh hướng và tổ chức một cuộc vận động “nói không với than đá”. Các nhà nghiên cứu môi trường đang tổ chức những chiến dịch vận động Mỹ ngừng sử dụng than đá. Các nguồn năng lượng mặt trời, gió và khí gas tự nhiên đều nhận được những ý kiến tích cực.
Tuy vậy, sự thật là than đá đã tạo ra gần như toàn bộ nguồn năng lượng chúng ta sử dụng trong quá khứ và nó vẫn tạo ra một lượng lớn nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng - và theo các suy đoán logic hay các thay đổi không đáng kể, than đá vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn năng lượng trong tương lai.
IEA cho biết: Chúng ta rất ít khi nói về than đá, nhưng trong vòng 10 năm qua, 50% sự tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu đều được đáp ứng nhờ than đá.
Chính sự thật đó đã lí giải vì sao trái đất vẫn nóng lên. Các thành phố đã phát triển trên thế giới đã hạn chế được nguồn năng lượng than đá, nhưng những quốc gia như Trung Quốc vẫn đang sử dụng rất nhiều than đá như bạn có thể thấy một bầu trời tràn ngập khói của Bắc Kinh.
Than đá rất rẻ và nhiều, nhưng nếu chúng ta không thể quay lưng lại với nó, số phận của chúng ta gần như đã được định đoạt.
2 tỷ người không được sử dụng các nguồn năng lượng hiện đại
Cho tất cả những ai lo lắng về đỉnh tăng trưởng của dầu thô, hay sự thay đổi khí hậu, hãy biết có gần 2 tỷ người trên hành tinh không được tiếp cận với các nguồn năng lượng hiện đại. Họ gần như sống trong bóng tối, trong khi chúng ta tạo nên tương lai sạch hơn, xanh hơn cho ngành năng lượng công nghiệp, chúng ta không thể hoàn toàn lãng quên họ. Sự thiếu hiểu biết về các nguồn năng lượng một cách tự nhiên khiến 2 tỷ người ấy sống vô cùng nghèo đói.
Để có thể mang lại sự giúp đỡ tới các hộ gia đình chìm trong nghèo đói và lạc hậu này, UN đã đặt năm 2012 là năm quốc tế của các nguồn năng lượng, đảm bảo để giúp ích cho việc nâng cao khả năng nhận thức của toàn cầu trong sự phát triển của nghị trình.
Nhưng nếu muốn tìm ra cách để đem ánh sáng đến những nơi cận Sahara ở châu Phi, chúng ta cần sự hợp tác của những công ty lớn. Chúng ta cần những công ty năng lượng lớn xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc.ư
NLVN

Kazakhstan - “Địa chỉ vàng” cho các nhà đầu tư năng lượng?



Phuchoiacquy - Hơn 20 năm đã qua, Nga - quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã vực dậy và tiếp tục nắm giữ vị thế là một cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi sang thị trường tự do tại quốc gia này vẫn biến chuyển tương đối chậm chạp. Thành công nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, phải kể đến 2 quốc gia nằm ven biển Caspia là Azerbaijanvà Kazakhstan… Trong con mắt của giới đầu tư toàn cầu thì có lẽ,Azerbaijan thành công hơn Kazakhstan trong cuộc chiến quảng bá thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thực là chínhKazakhstan mới là địa chỉ dành nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư năng lượng.
Azerbaijan và Kazakhstan hậu Liên bang Xô Viết sụp đổ
Tháng 12/1991, Liên Bang Xô Viết tan rã, di sản dành lại cho các quốc gia mới thành lập từ Liên Bang, không gì ngoài các nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, lạm phát tăng cao và đời sống người dân bị xuống cấp thảm hại, kéo theo đó là dư luận phản đối gay gắt trong nước… Tình trạng trên được cho là kết quả của những quyết sách thiếu sáng suốt dưới cơ chế quản lý tập trung của chính quyền Mastxcơva - Xô Viết.
Nhằm khắc phục hậu quả và thoát khỏi tình trạng nền kinh tế đang đứng bên bờ vực sụp đổ, 15 quốc gia mới thành lập, bao gồm cả Nga, đều xác định được mục tiêu cấp thiết, là phải chuyển đổi cơ cấu nển kinh tế, xây dựng được một thị trường tự do. Qua đó, thu hút được Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế trong nước.
Hơn 20 năm trôi qua, Nga - quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã vực dậy và tiếp tục nắm giữ vị thế là một cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi sang thị trường tự do tại quốc gia này vẫn biến chuyển tương đối chậm chạp.
Thành công nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế phải kể đến 2 quốc gia nằm ven biển Caspia là Azerbaijan và Kazakhstan.

Azerbaijan dù “đầy tiềm năng đầu tư dầu khí”, nhưng vẫn không thể so với Kazakhstan
Trong con mắt của giới đầu tư toàn cầu thì có lẽ, Azerbaijan thành công hơn Kazakhstan trong cuộc chiến quảng bá thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thực là chính Kazakhstanmới là địa chỉ dành nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư.
Những thông tin đáng chú ý về tình hình đầu tư tại Azerbaijan
Chưa vội đề cập đến Kazakhstan, với Azerbaijan, trong thời kỳ phát triển kinh tế thời kỳ hậu Liên bang Xô Viết sụp đổ, thì người có công nhiều nhất phải kể đến cựu tổng thống Azerbaijan, ông Heydar Aliyew. Ông đã đề ra những quyết sách cực kỳ “đúng đắn và khôn ngoan” nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế.
Ông Heydar Aliyew nhận thấy rằng, Azerbaijan rất giàu có tài nguyên dầu khí, nhưng quy mô hạn chế của ngành công nhiệp khai khoáng nội địa đã khiến sản lượng dầu khí khai thác của Azerbaijan thậm chí còn không đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước.
Theo ông, nguồn tài nguyên dầu khí giàu có sẽ là “động lực lớn” cho nền kinh tế Azerbaijan phát triển mạnh mẽ.
Nếu biết các tận dụng lợi thế riêng của mình, thì không những Azerbaijan có thể tự đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, mà chắc chắn còn khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải “xếp hàng” rót vốn vào Azerbaijan.
Chiến lược sáng suốt của ông Heydar Aliyew, đã dẫn đến dấu mốc đáng nhớ vào tháng 9/1994, một thỏa thuận nổi tiếng của Azerbaijan với 11 công ty, tập đoàn dầu khí nước ngoài, mang tên “Thỏa thuận thế kỷ” trị giá US$ 7,4 tỉ, được chính thức ký kết.
Thỏa thuận trên đã đẩy mạnh tiến trình khai thác những mỏ dầu trên bờ và ngoài khơi của Azerbaijan, bao gồm cả các mỏ dầu Chirag và Guneshli.
Đáng quan tâm trong “Thỏa thuận thế kỷ” phải kế đến tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của tập đoàn dầu khí Socar, Azerbaijan với các đối tác nước ngoài, số tiền đầu tư dự kiến là 3,6 tỉ Mỹ kim.
Khi kế hoạch hoàn thành, sản lượng dầu thô được khai thác tại các dàn khoan sẽ lên tới 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ngoài ra, một hệ thống đường ống dẫn dầu dài 1,092 dặm từ vùng Baku, Azerbaijan đến Tbilisi, Gruzia và điểm cuối là Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp vận chuyển dầu thô từ các mỏ dầu ngoài khơi của Azerbaijan như: Azeri, Chirag, Guneshli đến nơi tiêu thụ là thành phố Địa Trung Hải, Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí trên tại Azerbaijan trên là một “điểm sáng” đầu tư đáng nổi bật nhất trong ngành ngành năng lượng của quốc gia Đông Âu này.
Các tập đoàn, công ty đáng tham gia Dự án phải kể đến tập đoàn dầu khí của Anh quốc, Bristish Petroleum (BP) chiếm 30,1% cổ phần Dự án, SocarA, dẫn đầu và vượt qua cả số cổ phần thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Socar, Azerbaijan, hiện đang nắm giữ 25% cổ phần.
Ngoài ra, còn phải kể đến những nhà đầu tư khác như tập đoàn Chevron (8,9%) của Hoa kỳ, công ty StatoiHydro, Nauy (8,71%), công ty AnonimOrtakligi, Thổ Nhĩ Kỳ (6,53%), Liên doanh hai công ty Eni/Agip của Ý and Total của Pháp (mỗi bên nắm giữ 5%), tập đoàn Japan's Itochu (3.4 %), Tập đoàn Inpex Corp, Nhật (2,5 %) và Tập đoàn Hess Corp, Mỹ (2,36%).
Với tỷ lệ cổ phần trên thì các tập đoàn, công ty của nước ngoài nắm giữ 25% lợi nhuận từ Dự án khai thác tại các mỏ dầu khí Azeri, Chirag, Guneshli của Azerbaijan.
Kế thừa chính sách của cha mình là cựu Tổng thống Heydar Aliyew, ông Ilham Aliyev, Tổng thống đương nhiệm của Azerbaijan, đã thành lập Quỹ Dầu mỏ quốc gia. Quỹ sẽ sử dụng doanh thu khổng lồ từ lượng dầu mỏ được khai thác trên khắp đất nước, để phát triển ngành năng lượng nước nhà và nền kinh tế của Azerbaijan.
Theo số liệu công bố bởi chính quyền Azerbaijan, dòng chảy FDI vào quốc gia này tăng với tốc độ “chóng mặt” lên tới 600% trong 2 năm, từ $227 triệu lên $1,3 tỉ.
Đây là một minh chứng cho thấy hiệu quả trong chính sách của chính quyền ông Jlham Aliyev.
Kỳ 2: Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí Kazakhstan
NLVN