Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Úc và Mỹ đầu tư 83 triệu USD nghiên cứu năng lượng mặt trời



Phuchoiacquy - Chính phủ Úc vừa thông báo về chương trình nghiên cứu năng lượng Mặt trời hợp tác với Mỹ trị giá 83 triệu USD, hướng tới phát triển công nghệ để giảm chi phí cho nguồn năng lượng sạch dồi dào này.
Mục tiêu của chương trình là phát triển công nghệ mới nhằm giảm chi phí cho năng lượng Mặt trời
Dự án kéo dài 8 năm sẽ có sự tham gia của 6 trường đại học Úc, Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp Khoa học Liên bang Úc (CSIRO) và Bộ Năng lượng Mỹ.
Mục tiêu của chương trình là phát triển công nghệ mới nhằm giảm chi phí cho năng lượng Mặt trời.
Bộ trưởng Năng lượng Úc Martin Ferguson đánh giá đây là khoản đầu tư nghiên cứu năng lượng Mặt trời lớn nhất trong lịch sử Úc.
Theo ông Ferguson, khoản đầu tư sẽ được sử dụng để thành lập hai trung tâm nghiên cứu chiến lược. Thứ nhất là Viện Nghiên cứu Nguyên liệu Quang điện tiên tiến hợp tác Mỹ - Úc trị giá 35 triệu USD và thứ hai là Viện Nghiên cứu Nhiệt Úc với khoản đầu tư 35 triệu USD. Hai cơ sở này sẽ thúc đẩy việc phát triển công nghệ năng lượng Mặt trời nhanh chóng hơn so với việc nếu hai nước nghiên cứu riêng rẽ.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Nguyên liệu Quang điện tiên tiến Hợp tác Mỹ - Úc, Martin Green, cho biết Úc đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển nguyên liệu quang điện, chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn. Nguyên liệu quang điện là công nghệ sử dụng trong hầu hết các loại pin Mặt trời.
“Úc là nước cung cấp công nghệ giúp hạ nhiều nhất giá thành năng lượng Mặt trời trong 4 năm qua. Chúng tôi sẽ nghiên cứu cách nâng hiệu quả nguyên liệu quang điện lên tới khoảng 40%” - Martin Green ông nói.
Dự án cũng sẽ nghiên cứu năng lượng nhiệt - Mặt trời, nghĩa là sử dụng gương tập trung tia mặt trời để đun nước cho các turbine điện.
Giám đốc Trung tâm Năng lượng Mặt trời Quốc gia thuộc CSIRO, ông Wes Stein, cho rằng nghiên cứu của Úc tạo ra phương pháp lưu trữ năng lượng nhiệt Mặt trời hiệu quả hơn và các công nghệ quy mô nhỏ hơn. Thành quả này sẽ đẩy chi phí hạ thấp hơn.
“Có thể hi vọng năng lượng nhiệt – Mặt trời sẽ là dạng năng lượng sạch giá thành rẻ nhất thế giới trong khoảng 10 năm tới” - ông Stein nhận định.
Tuy nhiên, ông Matthew Wright, giám Đốc điều hành tổ chức Beyond Zero Emissions, cho rằng dự án cần hướng tới các ứng dụng thực tế để cạnh tranh với các nước dẫn đầu về năng lượng sạch khác, trong đó có Trung Quốc.
“Mặc dù chúng ta có nhiều nhà khoa học bận rộn trong phòng thí nghiệm, Trung Quốc cũng có những nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được hậu thuận bởi các công ty thương mại. Đó là cách để thúc đẩy một ngành công nghiệp và tạo ra một khu vực năng lượng có thể tái tạo” - ông Wright nói.
Đại sứ Mỹ tại Úc, Jeffrey Bleich hoan nghênh chương trình hợp tác nghiên cứu giữa hai nước Mỹ - Úc. Ông nói: “Hai nước nhìn nhận thế giới cũng như những thách thức trong khu vực này giống nhau”.
The Australian

“Cuối tháng 3/2013, sẽ có bản đánh giá hạ tầng hạt nhân của Việt Nam”


Phuchoiacquy - Sau 10 ngày làm việc tại Việt Nam, Đoàn công tác của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA đã đưa ra 42 khuyến cáo, 14 đề xuất, 2 ứng dụng và nhấn mạnh 7 điểm mấu chốt liên quan đến phát triển điện hạt nhân trong tương lai của Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra những điểm cần sửa đổi trong luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam.
Như tin  đã đưa, từ ngày 5 - 14/12/2012, Đoàn công tác của IAEA về đánh giá cơ sở hạ tầng hạt nhân tích hợp (INIR) do ông Park Jong Kyun, Giám đốc Phòng Điện hạt nhân làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại Việt Nam. Đây là chuyến làm việc lần thứ hai của Đoàn công tác IAEA, nằm trong khuôn khổ hợp tác của Việt Nam với IAEA về việc đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Chuyến làm việc lần thứ nhất của Đoàn công tác IAEA đã được thực hiện trong năm 2009.
Sau 10 ngày làm việc, các chuyên gia của Đoàn công tác IAEA đã đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất cho bản Dự thảo đánh giá tích hợp cơ sở hạ tầng hạt nhân tại Việt Nam.
Dự thảo này đã được các đại biểu Việt Nam góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và gửi phản hồi lại cho các chuyên gia của IAEA. Căn cứ vào các phản hồi này, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phía IAEA và các chuyên gia quốc tế tiếp tục phối hợp với đại diện của Việt Nam để hoàn thiện bản Báo cáo cuối cùng. Đồng thời Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ gửi Báo cáo cuối cùng này đến các bộ, ngành, cơ quan liên quan và báo cáo Ban chỉ đạo nhà nước để có kế hoạch cụ thể trong giai đoạn tiếp theo, nhằm đảm bảo yêu cầu về an toàn, an ninh, chất lượng của Dự án.
Đoàn công tác của IAEA cũng đưa ra 42 khuyến cáo, 14 đề xuất, 2 ứng dụng và nhấn mạnh 7 điểm mấu chốt liên quan đến phát triển điện hạt nhân trong tương lai. Đồng thời, chỉ ra những điểm cần sửa đổi trong luật Năng lượng nguyên tử.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nghiêm Vũ Khải cho biết, các khuyến cáo và đề xuất của Đoàn công tác IAEA có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong lĩnh vực điện hạt nhân. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ nghiên cứu và báo cáo Chính phủ và Quốc hội ViệtNam về những khuyến cáo và đề xuất này.
Ông Park Jong Kyun, Giám đốc Phòng Điện hạt nhân của IAEA, trưởng đoàn làm việc của IAEA cho biết, hai bên sẽ tiến hành bàn bạc cụ thể hơn nữa để cuối tháng 3/2013 sẽ có bản đánh giá hạ tầng hạt nhân của Việt Nam.
NLVN

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Sa mạc Sahara - giải pháp thỏa “cơn khát khí đốt” của EU? (Kỳ 2)




Phuchoiacquy - Chính quyền Algeria đã cho thấy họ là những lãnh đạo có tầm nhìn xa, khi thông qua kế hoạch thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia Bắc Phi này muốn vượt lên hẳn những quốc gia láng giềng của mình, những nước cũng có tiềm năng dầu khí rất dồi dào như: Lybia, Niger, Mauritania …

Cấu tạo địa chất đặc thù đang là thách thức với các doanh nghiệp nước ngoài
trong khâu thăm dò khí đá phiến sét tại
Lợi thế và rủi ro của “những kẻ khai hoang”
Ngoài ra, Algeria cũng tích cực liên hệ với các quốc gia phát triển, nhằm mua lại công nghệ khoan thủy lực tiên tiến để các công ty dầu khí nội địa Algeria có thể khai thác triệt để nguồn lợi nước nhà.
Việc chính quyền Algeria tỏ ra sốt sắng với công nghệ khoan thủy lực có thể coi là một “ưu đãi ngầm” dành cho các doanh nghiệp của EU. Công nghệ khoan thủy lực bị người dân các quốc gia EU phản đối dữ dội do những lo ngại về hậu quả có thể gây nên cho môi trường, khiến các công ty dầu khí khó lòng triển khai công nghệ tiên tiến này tại các dự án khai thác trên lãnh thổ EU.
Dù gần đây, Hội đồng châu Âu đã bác bỏ đề xuất liên quan đến việc cấm sử dụng công nghệ khoan thủy lực của một số quốc gia thành viên, nhưng điều này cũng không cản được một số quốc gia thành viên gây khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ khoan thủy lực thông qua việc điều chỉnh nội luật của quốc gia đó.
Còn với Algeria thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, việc các doanh nghiệp EU sử dụng công nghệ khoan thủy lực cho các dự án nằm ngoài lãnh thổ EU thì lại không hề gặp phải bất cứ một trở ngại nào. Chính quyền Algeria đã “bật đèn xanh” cho công nghệ khoan thủy lực và EU cũng không quan tâm đến các vấn đề môi trường của Algeria, điều duy nhất mà khối này quan tâm là việc những mỏ khí đá phiến sét màu mỡ tại các sa mạc của Algeria, sẽ sớm giúp nền độc lập năng lượng EU thoát khỏi cái bóng của Nga.
Dự đoán Algeria có thể tăng gấp đôi sản lượng dầu khí khai thác trong 2 thập niên tới, quốc gia này sẽ xuất khẩu khoảng 110 tỷ mét khối (m³) vào năm 2030.
Gần đây, phía các doanh nghiệp đang đầu tư vào Algeria tỏ ra khá tự tin, dự thảo luật hạ thuế đang được đệ trình lên quốc hội Algeria khi được thông qua sẽ giảm bớt gánh nặng rất nhiều cho các công ty, tập đoàn dầu khí. Đây thực sự là phần thưởng cho những khó khăn và rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong khâu thăm dò.
Thêm vào đó, những doanh nghiệp “khai hoang” sẽ được chính quyền Algeria quan tâm và hưởng rất nhiều ưu đãi khác trong tương lai, bởi đơn giản họ đã có công với Algeria, khi là những người đầu tiên rót vốn vào quốc gia Bắc Phi này.
Nhưng có lẽ, các doanh nghiệp không nên tự tin quá sớm, vì Algeria mới chỉ cho phép thăm dò dầu khí ở một vài vị trí nhất định, trong khi để thực sự tìm được những vị trí khai thác đạt yêu cầu, thì ước tính các doanh nghiệp vẫn cần phải thăm dò thêm khoảng 400 khu vực nữa.
Các mỏ khí đá phiến sét tại sa mạc Sahara và các địa điểm khác của Algeria dù có trữ lượng lớn, nhưng lại nằm sâu dưới bề mặt trái đất và rải rác trên diện rộng, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư khai thác phải tốn rất nhiều công sức, khi muốn xác định được một vị trí thực sự đáng giá để hạ các mũi khoan khai thác.
Câu hỏi liệu khoản tiền mà các doanh nghiệp EU và Mỹ đầu tư vào Algeria có thực sự sinh lời đúng như mong đợi hay không, có lẽ vẫn đang chờ câu trả lời trong tương lai.
Nếu phải đưa ra lời nhận xét cuối cùng, thì việc các doanh nghiệp EU đầu tư vào ngành khí đá phiến sét Algeriavẫn là khá sáng suốt. So với LibyaAlgeria vẫn có tình hình an ninh, chính trị tương đối ổn định. Và quan trọng là, với các doanh nghiệp, thì trước khi đầu tư, điều đầu tiên họ quan tâm không phải là tiềm năng dầu khí, thứ họ quan tâm là làm sao để không bị vướng chân vào tình hình mâu thuẫn, căng thẳng tại quốc gia sở tại.
Nếu Algeria chứng minh được tiềm năng dầu khí của mình là đúng với những con số báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, và chính quyền Algeria vẫn tiếp tục duy trì tình hình ổn định chính trị nước nhà, thì chắc chắn rằng, Algeria vẫn là một “địa chỉ vàng” cho những nhà đầu tư năng lượng toàn cầu.
NLVN

Sa mạc Sahara - giải pháp thỏa “cơn khát khí đốt” của EU? (Kỳ 1)


Phuchoiacquy - Sa mạc Sahara - nơi khô cằn và “khát nước” nhất trên thế giới, gần đây lại được giới truyền thông toàn cầu loan tin rằng sẽ là giải pháp làm thỏa “cơn khát khí đốt” của các quốc gia Liên minh châu Âu (EU). Địa phận sa mạc Sahara thuộc chủ quyền của Algeria, có trữ lượng khí đá phiến sét khổng lồ, đây là một thông tin cực kỳ có ý nghĩa, trong bối cảnh EU đang muốn tìm mới nguồn cung năng lượng để tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào Nga.


Dưới lớp cát khô cằn của sa mạc Sahara là cả một mỏ tài nguyên khí đá phiến sét khổng lồ
Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp EU tại Algeria
Từ trước đến nay, Algeria vốn nổi tiếng với tiềm năng dầu thô dồi dào của mình, nền kinh tế quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Tuy nhiên, những phát hiện mới được công bố gần đây còn cho thấy thêm một tin vui nữa với người dân Algeria, trữ lượng khí đá phiến sét tại quốc gia này được ước tính lên tới con số không tưởng - 321 nghìn tỷ nghìn tỷ feet khối (Ft3), hầu hết nằm tại các sa mạc hẻo lánh.
Theo giá thị trường hiện nay, nếu quy đổi thành tiền mặt thì giá trị trữ lượng khí đá phiến sét của Algeria sẽ lên tới 2,6 nghìn tỷ Mỹ kim. Và đây thực sự là thông tin khiến giới lãnh đạo EU phải “đỏ mắt” theo dõi.
Nắm bắt được cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước nhà, chính quyền Algeria đang bước đầu thực hiện lộ trình giảm thuế ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài - những doanh nghiệp được truyền thông ca tụng là “những kẻ khai hoang” khi chấp nhận mạo hiểm để trở thành lớp những nhà đầu tư đầu tiên rót vốn vào thị trường Algeria.
Du vậy, chính quyền Algeria vẫn còn phải tích cực cải cách nhiều hơn nữa nếu muốn “nâng tầm hình ảnh” của mình trong mắt các nhà đầu tư.
Về cơ bản, nội bộ Algeria vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo, nhưng căng thẳng vẫn trong tầm kiểm soát và không đến độ leo thang trầm trọng như tại các quốc gia châu Phi khác. Khoảng các địa lý từ Algeriađến EU cũng tương đối gần, những đường ống dẫn khí đốt nối liền giữa EU và Algeria có thể được dễ dàng lắp đặt xuyên qua Địa Trung Hải.
Quan trọng hơn cả là, EU đang muốn tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga, bằng việc khai thác tiềm năng khí đá phiến sét cực kỳ dồi dào tại các vùng sa mạc Algeria.
Kinh tế Algeria đang có những bước chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, nhưng về cơ bản Algeria vẫn là một quốc gia nghèo, nợ công nhiều và cơ cấu kinh tế chưa ổn định. Kéo theo đó là việc cơ sở hạ tầng trong nước chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, việc các đường ống dẫn dầu xuyên qua Địa Trung Hải, nối liền Algeria với Tây Ban Nha và Ý đang được triển khai nhanh chóng, là dấu hiệu tích cực cho thấy chính quyền Algeria cũng đang chú trọng khắc phục những khó khăn của nước nhà.
EU đang tích cực triển khai các dự án khai thác tài nguyên dầu khí tại Algeria
để tránh tình trạng bị phụ thuộc quá nhiều vào Nga
Trong bản báo cáo của mình, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đánh giá rất cao tiềm năng khí đá phiến sét tại Algeria, các số liệu đánh giá đều được các nhà địa chất học tính toán có độ tin cậy cao.
Nhưng vấn đề ở đây là, dù tiềm năng tài nguyên của Algeria có giàu có đến đâu chăng nữa, thì khi các doanh nghiệp bắt tay vào khai thác thực tế, họ vẫn sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Như việc lựa chọn đúng được vị trí các mỏ khí đá phiến sét, để có thể thực sự khai thác sinh lời cao đã là cả một thử thách khó khăn.
Còn về khía cạnh pháp lý, thì chính phủ Algeria tuyên bố rằng, họ đã hoàn thành dự luật hạ thuế, ưu đãi cho các nhà đầu tư. Việc còn lại chỉ còn chờ Quốc hội Algeria phê duyệt, chính quyền Tổng thống Abdelaziz Bouteflika tự tin tuyên bố rằng, các doanh nghiệp hãy yên tâm vì chỉ còn chờ vài tuần nữa là dự luận sẽ có hiệu lực.
Dù kế hoạch hạ thuế với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư của chính quyền Algeria mới chỉ là một bước nhỏ trong chính sách thu hút vốn nước ngoài. Nhưng rõ ràng, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn dầu khí lớn quan tâm sát sao đến những biến chuyển tích cực này.
Điển hình là tập đoàn dầu khí ExxonMobil Corp (XOM), Mỹ cho hay, đang đàm phán với chính quyền Algeria để nắm quyền khai thác các mỏ tài nguyên khí đá phiến sét giàu có tại quốc gia này. Ngoài ra, còn rất nhiều tập đoàn khác cũng đã chốt được thỏa thuận với chính quyền tổng thống Bouteflika, như tập đoàn Royal Dutch Shell Plc (RDSA), công ty Eni SpA (ENI), Ý và tập đoàn Talisman Energy Inc, Canada.
Cả ba tập đoàn, công ty trên đã nắm bắt cơ hội khá tốt khi trở thành lớp doanh nghiệp đầu tiên, vào khai thác khí đá phiến sét tại Algeria - “những kẻ khai hoang”. Công ty ENI đã bắt đầu hoạt động thăm dò, còn tập đoàn Shell và Talisman đang lên kế hoạch để hoạt động thăm dò sớm được triển khai.
NLVN
Kỳ 2: Lợi thế và rủi ro của “những kẻ khai hoang”

Thủy điện “nuốt” vườn quốc gia


Phuchoiacquy - Sẽ có gần 60ha rừng trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) bị xóa sổ khi Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk xây dựng.

Cơ quan chức năng vừa đồng ý chủ trương cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới – Tecco (trụ sở số 65 Linh Đông, phường Linh Đông, quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh) khảo sát và chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng để xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk.

Cánh rừng tại khu vực xây Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk còn khá nguyên vẹn,
có nhiều tầng, tán, cổ thụ (Ảnh: Văn Hạnh)
Xóa sổ nhiều diện tích rừng
Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk có công suất dự kiến 26MW, lượng điện bình quân năm trên 100 triệu kWh, tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. Tổng diện tích ảnh hưởng của công trình khoảng 320ha, trong đó diện tích lòng hồ khoảng 276ha dâng theo lòng sông nên không giải tỏa, còn lại khoảng 59,88ha rừng sẽ bị đốn hạ để xây dựng các hạng mục liên quan. Nhà máy được xây dựng trên sông Sêrêpốk thuộc các tiểu khu 430, 431 và 451, là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn.
Theo báo cáo kết quả điều tra hiện trạng của Trung tâm Quy hoạch – Khảo sát – Thiết kế Nông Lâm nghiệp Đắk Lắk (nay là Công ty CP NN-PTNN Đắk Lắk), phần lớn diện tích trong 59,88ha rừng này thuộc dạng rừng nghèo. Chỉ có 7,14ha rừng tự nhiên rất giàu và giàu. Đây là rừng nguyên sinh, có trữ lượng cây đứng rất lớn, chưa được khai thác, cấu trúc rừng ổn định nhiều tầng, tán với nhiều loại cây quý hiếm như chiêu liêu đen, căm xe…, trữ lượng gỗ bình quân 300m3/ha.
Theo chân các kiểm lâm VQG Yok Đôn đến các tiểu khu 430, 431 và 451, chúng tôi ghi nhận vị trí nhà máy thủy điện nằm ở khu vực trung tâm của VQG Yok Đôn, cách tỉnh lộ 1 – ranh giới phía Đông của vườn – khoảng 30km, cách khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 10km. Khu vực này rừng còn khá nguyên vẹn, nhiều tầng, tán. Dọc theo sông Sêrêpốk, cây cối mọc um tùm, trữ lượng gỗ khá lớn với nhiều cây gỗ quý hiếm, đường kính cả mét như hương, căm xe… Đặc biệt, khu vực này rất nhiều loài động vật sinh sống, có dấu chân các loài thú móng guốc, đặc trưng của hệ sinh thái rừng khộp.
Phá vỡ hệ sinh thái
Năm 2009, cơ quan chức năng đã đồng ý cho Tecco khảo sát, chuyển đổi mục đích sử dụng 63ha rừng để xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk, thuộc địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn – Đắk Lắk. Đến tháng 5/2012, Tecco đã có công văn xin điều chỉnh thiết kế rừng và đánh giá tác động môi trường xuống còn 59,88ha để xây dựng nhà máy. Trong đó, 49,88ha chuyển đổi vĩnh viễn, 10ha còn lại chuyển đổi tạm thời, sau khi xây dựng xong công trình, chủ đầu tư sẽ trồng lại rừng và trả lại cho VQG Yok Đôn.
Ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc VQG Yok Đôn, cho biết việc cho phép xây dựng thủy điện trong VQG là của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Thành e ngại: “Nếu Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk được xây dựng sẽ phá vỡ hệ sinh thái trong khu vực, ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ VQG”.
Cụ thể, khu vực xây dựng nằm ở vùng lõi VQG Yok Đôn, trong quá trình xây dựng, máy móc, thiết bị và con người gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn sẽ làm các loài động vật quý hiếm trong vùng bỏ đi nơi khác. Khi chặn dòng sẽ ảnh hưởng đến việc di cư, môi trường sống của các loài thủy sản trên sông Sêrêpốk.
Ngoài ra, sau khi nhà máy vận hành, nước sông sẽ dâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc vận chuyển gỗ lậu bằng đường sông… “Hiện chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Chúng tôi sẽ có ý kiến cụ thể về tác động môi trường và những khó khăn trong công tác quản lý rừng nếu cho xây dựng thủy điện này” – ông Thành cho biết.

Ảnh hưởng không lớn?
Trong cuộc họp giữa các sở, ngành tỉnh Đắk Lắk về việc bổ sung quy hoạch và sử dụng diện tích rừng xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng diện tích rừng bị chiếm dụng không lớn, hiện trạng là rừng nghèo đã bị khai thác cạn kiệt, phương án đầu tư của công ty có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội. Đại diện UBND huyện Buôn Đôn cũng cho rằng diện tích chiếm đất không lớn, là rừng đặc dụng nên việc giải phóng mặt bằng không phức tạp, chi phí đầu tư thấp nên đồng ý chủ trương xây dựng.

Người lao động

Nước Đức trước dự đoán bùng nổ năng lượng mặt troi



Phuchoiacquy - Các chuyên gia dự đoán sẽ xảy ra sự bùng nổ năng lượng mặt trời trên toàn cầu và nước Đức có thể thu lời từ hiện tượng này bằng việc phát triển các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời. Ngày nay, người dân Đức phải trả trung bình 25 cent Euro/kWh từ điện lưới, nhưng họ chỉ phải trả trung bình 10 cent Euro/KWh nếu sử dụng điện mặt trời trên mái nhà.

Hơn 6% nhu cầu năng lượng của Đức được cung cấp bởi các điện mặt trời trên mái nhà của các hộ dân, đó là một tỷ lệ lớn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các nhà máy điện mặt trời trên khắp nước Đức đang thu hút khoảng 100.000 lao động, họ làm việc trong các nhà máy sản xuất pin mặt trời và bộ đổi điện Inverter. Các doanh nghiệp Đức cũng phát triển ra các nước bên ngoài, nơi họ đang xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời cũng như phát triển công nghệ ra toàn thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp điện mặt trời của Đức đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Rất nhiều công ty của Đức đã không thể tồn tại được trong cuộc chiến này và đã phải đóng cửa nhà máy.
Theo ông Eicker Weber, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu điện mặt trời Freiburg, cho biết thời điểm khó khăn đã kết thúc. Ông hy vọng rằng bắt đầu từ năm tới, Đức sẽ chiếm thế mạnh trong sự bùng nổ điện năng lượng mặt trời. “Sẽ có nhu cầu lớn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời để đáp ứng nhu cầu phát triển trên toàn thế giới”, ông trả lời cuộc phỏng vấn với Tạp chí DW.
Thị trường năng động, giá thấp
Theo dự đoán của các chuyên gia hàng đầu, giá cả để sản xuất năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục giảm. “Theo bước tiến của công nghệ, giá thành sản xuất pin mặt trời sẽ giảm 1/3 tới năm 2020″, Ông Philipe biên tập viên Tạp chí Photon, phụ trách mảng năng lượng tái tạo cho hay.
Theo đó, giá thành pin năng lượng mặt trời từ các nhà máy quy mô nhỏ của Đức sẽ giảm 0,8 Euro, còn đối với các nhà máy lớn ở Nam Âu giá thành có thể giảm tới 4-5Eur. Điều này sẽ làm cho điện mặt trời còn rẻ hơn so với than.

Ngày càng nhiều hộ gia đình trên thế giới sử dụng điện mặt trời
Điện năng lượng mặt trời sẽ trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng trực tiếp. Ngày nay, người dân Đức phải trả trung bình 25 cent Euro/kWh từ điện lưới, nhưng họ chỉ phải trả trung bình 10 cent Euro/KWh nếu sử dụng điện mặt trời trên mái nhà. Nếu giá điện sẽ tiếp tục tăng trung bình hàng năm thì tới năm 2025 người dân Đức phải trả 40 cent Euro cho mỗi kWh sử dụng điện từ điện lưới quốc gia. Theo tính toán một cách bình thường, thì khi đó giá thành mỗi kWh của điện mặt trời chỉ còn là 7-8 cent Euro.
Các chuyên gia mong đợi một sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện mặt trời vì những ưu điểm vượt trội của nó trong tương lai. Dự đoán doanh số của pin mặt trời sẽ tăng gấp 10 lần tới năm 2025.
diennangluongmattroi

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Thiết bị phục hồi, tăng tuổi thọ ắc qui - Battery Booster


Phuchoiacquy - Battery Booster đã chính thức nhận bằng sáng chế tại Hàn Quốc và được mang nhãn hiệu BENMAR tại Việt Nam.
Battery Booster được thiết kế với kích cỡ 10x7.8x2.3 nặng 145g, sản phẩm được thiết kế với vỏ được làm bằng nhựa PC và nhựa thông ABS an toàn trong môi trường có nhiệt độ cao.  Bên ngoài Battery Booster  là mặt chính với màn hình bằng chất liệu chịu nhiệt có độ bền chịu va đập.


Sản phẩm được thiết kế khá đơn giản, nhỏ gọn cùng bộ dây nối đồng không có độ axit đi kèm, đây là loại dây chuyên dùng cho audio nhằm ngăn tiếng ồn hoặc nhiễu để phát điện dễ dàng hoạt động (Nếu sử dụng loại dây thông thường thì hiệu quả sẽ giảm đáng kể).
Tính năng chủ yếu Battery Booster nhằm phục hồi ắc quy đã yếu, duy trì ổn định ắc quy mới; tăng công suất, tăng tính năng khởi động. Tăng chất lượng âm thanh, duy trì điện ổn định từ đó tăng khả năng chiếu sáng đèn pha. Sản phẩm có thể phán đoán máy phát điện có bất thường hay không để  tăng cường tính xạc, phóng điện, duy trì điện áp ổn định và ngăn dòng điện ngược.


Battery Booster được ứng dụng: Khi công suất ôtô yếu, bị rung mạnh và khó lên dốc; Khi ắc quy yếu; khi ô tô khó khởi động; khi chất lượng âm thanh không tốt ; khi đèn tối , ứng dụng cho tất cả các loại xe sử dụng ắc quy 12V. Tính năng nổi bật và sự khác biệt của thiết bị này là chỉ hoạt động với dòng điện từ 13V trở lên (khi động cơ và máy phát hoạt động), khi động cơ tắt thiết bị này cũng tắt theo, dùng dòng xung điện hợp lý để loại bỏ sunfat bám vào tấm điện cực sản sinh ra nước (làm tỷ trọng giảm, gây yếu phóng nạp của ắc quy). Battery Booster còn chuyển hóa sunfat thành chất điện giải làm tỷ trọng tăng và duy trì tỷ trọng nhất định (Tăng khả năng phóng, nạp của ắc quy).

Hiện nay, tất cả các Battery Booster nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam đều phải thông qua nhà phân phối. Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả sẽ  tràn lan trên thị trường, tất cả các sản phẩm Battery Booster chính hãng nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam đều có dán tem chống hang giả và gắn nhãn hiệu BENMAR chìm. Tất cả các sản phẩm không dán tem hoặc có dán các loại tem không rõ nguồn gốc khác sẽ không đảm bảo là hàng thật.

(Autonet)