Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Sóng biển tạo ra điện

Máy phát điện sóng biển
Mặt biển chiếm diện tích ~ 3/4 bề mặt địa cầu. Trung bình, nước biển có độ mặn khoảng 3,5% , nghĩa là mỗi lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn là clorua natri (NaCl) hòa tan dưới dạng các ion Na+ và Cl-. Nước biển có thể được biểu diễn như là 0,6 M NaCl, có mức độ thẩm thấu cao và không thể uống được. Biển còn chứa một danh sách động - thực vật - thuỷ sinh khổng lồ nuôi dưỡng nhân loại. Biển cả luôn luôn nằm trong đáy sâu tâm khảm nhân loại, chiếm lĩnh một bộ phận lớn tư duy văn học, thơ ca thế giới.

[Hình: 300px-Mui_Ne.jpg]

Từ hàng nghìn năm qua, con người đã biết sử dụng nước biển để làm muối ăn, muối công nghiệp (sản xuất Sud, clohydric acid, soda Ash, ocid magne, v.v...), để phát triển ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản biển, giao thông vận tải hàng hải và để .... chứa vô tội vạ các loại chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

A/. Khai thác năng lượng từ biển.

Thời gian gần đây có rất nhiều cố gắng khai thác năng lượng (điện) từ biển.

1/. Cổ điển nhất là điện thuỷ triều. Dựa vào địa hình đặc biệt hoặc cửa sông với các đập chắn có cổng van đóng - mở theo chu trình thuỷ triều, lúc thuỷ triều lên mở cổng van thì tích nước, thuỷ triều xuống thì xả nước biển qua các turbine thuỷ điện. Nhà mày điện thuỷ triều thường có đầu tư rất lớn nhưng phát điện không thường xuyên, dễ bị xâm thực hoá học bởi thành phần nước biển v.v... nên thường chỉ được sử dụng như một nguồn điện phụ.

2/. Máy phát điện dùng nhiệt nước biển : Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước giúp ammoniac bốc hơi rồi hoá lỏng trở lại.
Đầu tiên, người ta dùng nước biển phía trên (có nhiệt độ 28-34 độ C) để hâm nóng một hỗn hợp ammoniac, khiến nó bốc hơi và đẩy turbine quay. Sau đó, ammoniac được dẫn xuống tầng nước biển phía dưới (10-15 độ C) để làm lỏng trở lại. Tiếp theo, ammoniac lỏng lại được bơm vào thùng hỗn hợp phía trên. Cứ như vậy, người ta có một vòng tròn khép kín, chuyển nhiệt lượng của nước biển thành điện năng.
Đầu tư cho nhà máy phát điện dạng này dĩ nhiên là rất tốn kém, công suất hạn chế, tính khả thi thấp.

3/. Sử dụng chênh lệch độ mặn của nước sông với nước biển : Một loại Pin có cấu tạo đơn giản, bao gồm hai điện cực (+) và (-) được đặt nằm trong một chất lỏng có chứa các hạt tích điện, hoặc ion. Chất lỏng này có thành phần là muối ăn thông thường bao gồm các ion Natri và Clo.
Ban đầu, pin được làm đầy nước ngọt và một dòng điện nhỏ được sử dụng để nạp điện. Sau đó tháo nước ngọt và thay thế bằng nước biển. Bởi vì nước biển chứa các ion nhiều hơn từ 60 đến 100 lần so với nước ngọt, tạo ra điện áp giữa hai điện cực. Điều đó làm cho nó có thể thu thêm nhiều điện hơn so với năng lượng để sạc pin.
Dạng phát điện này cũng có công suất bé + vận hành không đơn giản và giá nước ngọt không phải là rẻ. Nhà nghiên cứu Yi Cui than thở rằng yếu tố hạn chế công nghệ này là số lượng nước ngọt có sẵn. "Chúng ta thực sự có một số lượng vô hạn của nước đại dương, tiếc là chúng ta không có một số lượng vô hạn của nước ngọt".

B/. Máy phát điện sóng biển.

[Hình: wing-wave21.jpg]

Một mô hình của Kim_Techno từ năm 1986 tại xã Hàm Tiến, Thị Xã Phan Thiết (nay là TP. Phan Thiết) đã sử dụng những phương tiện giản đơn có sẵn tại địa phương, tồn tại và phát huy tác dụng trong 5 năm. Cơ cấu của máy phát điện khá đơn giản như hình sau :

[Hình: MAYPHATDIENsongbien.jpg]

I/. Chi tiết :
1/. Sóng biển : với xung lực lớn, sức xâm thực mạnh, sóng biển đe doạ và thực sự gặm nhấm bờ biển khu vực này, thường xuyên cắt đứt con đường ven biển và phá hoại các công trình, nhà ở dân dụng sát bờ.
2/. Vùng nước biển lặng đi do năng lượng của sóng biến đã chuyển thành điện năng.
3/. Phao nửa nổi 200 lít làm bằng thùng phuy cũ, sơn chống gỉ, chống hà. Phao sẽ dập dềnh trên mặt sóng, lấy đi một phần năng lượng của sóng thông qua lực đẩy Archimeda trên thể tích phao, chiếm ~ 25% năng lượng của sóng biển. Một máy phát 6,5 KW cần chừng 8 phao như vậy. Năng lượng thu được từ phao gọi là E(A)
Dạng trụ tròn của phao cũng là điều kiện hướng sóng lên "tấm vây" (5).
4/. Tay đòn bằng gỗ tròn D = 100mm, dài 12m, cố định góc chuyển động trực phương của phao, cũng là tay biên truyền lực Archimeda.
5/. "Tấm vây" bằng gỗ phủ composite. Khi sóng vượt lên vành tròn của phao, năng lượng sóng biển tác động làm "tấm vây" ngả về sau, rồi theo xu hướng đường hồi mà dựng nó trở lại chờ con sóng tiếp theo. Năng lượng thu được trên "tấm vây" chiếm khoảng 42% đến 65% năng lượng của sóng. Năng lượng thu được từ tấm vây gọi là E(B).
6/. Tay đòn collector thu năng lượng E(B) từ "tấm vây". Tay đòn làm bẳng gỗ vuông 40 x 40 mm, dài 12,5m.
7/. Các điểm "khớp" động, ổ quay.
8/. Bệ định vị trực phương.
9/. Khu bảo vệ + bờ kè chắn sóng.
10/. Bệ thu năng E(A) của máy.
11/. Các thanh collector thu năng E(B) của máy.
12/. Nền đất bờ biền.

II/. Vận hành :
- Sóng biển làm phao chuyển động lên - xuống kiểu "dập dềnh". Năng lượng này có mối quan hệ tương ứng với chiều cao sóng và thể tích phao.
- Cánh tay (4) chuyển động quay một góc quanh trục (7)/8. Động năng này chuyển lên trục (7)/10 bằng dây xích (sên) có cơ chế một chiều, tạo ra moment quay hữu ích E(A).
- Sóng biển vượt lên "phao", đập vào làm xô đầy tấm vây (5) làm tấm vây này quay một góc quanh khớp động, truyền năng lượng qua tay đòn (6), thông qua thanh collector (11) đưa năng lượng E(B) vào (7)/11 chuyển thành moment quay. Moment E(A) và E(B) tổng hợp lực bằng một bộ đồng tốc để kéo Alternator phát điện.
E = E(A) + E(B)
- Khi mức nước biển thay đổi theo thuỷ triều thì khối nặng màu tím ở (10) làm thay đổi khoảng cách tay đòn và ổ quay (7)/10, duy trì ổn định cơ học của hệ.

III/. Bàn thêm :
1/. Máy phát điện năng lượng sóng biển chế tạo và vận hành đơn giản, sử dụng được năng lực cơ khí + xây dựng hạn chế tại địa phương. Máy phát điện năng lượng sóng biển có thể xây dựng bất cứ nơi đâu : biển vắng không người, hải đảo.
2/. Năng lượng sóng biển cung cấp hào phóng, không mất tiền, suất đầu tư máy phát bé, giá thành điện thấp (~0,22 USD / KWh) có mãi lực và tính cạnh tranh rất cao.
3/. Không chỉ phát điện, nhà máy điện sóng biển còn là phương thức triệt tiêu tác dụng xâm thực, bảo vệ an toàn công trình cận bờ biển.
4/. Với công suất 1KW chỉ cần 1m chiều dài bờ biển, ~3500 Km bờ biền VN chỉ cần sử dụng các vùng bở biển, hải đảo ... năng lực kinh tế + du lịch không cao có thể thoả mãn một bộ phận lớn nhu cầu điện năng của nền Kinh Tế Quớc Dân Việt Nam giai đoạn 2015 - 2050

Chế biến nhiên liệu diesel sinh học từ dầu phế thải: nghịch lí và triển vọng



Phuchoiacquy - Việc chế biến dầu diesel sinh học từ nguồn dầu ăn phế thải đã được thử nghiệm và cung cấp hiệu quả cho thị trường nhưng vẫn chưa có một nhà máy thực thụ nào ở Việt Nammạnh dạn đầu tư. Trong khi đó dầu phế thải vẫn được lén lút mua bán, tái sử dụng cho những mục đích kinh doanh khác bất chấp chất lượng không đảm bảo, độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thực tiễn chế biến dầu diesel sinh học ở Việt Nam
Trên thực tế, việc nghiên cứu, chế biến dầu diesel sinh học từ nguồn dầu ăn phế thải không phải là mới mẻ gì tại Việt Nam (đã được nghiên cứu từ năm 2000), nhưng đến nay việc triển khai ứng dụng vẫn chưa được rộng rãi.
Năng lượng sinh học từ dầu phế thải rất có triển vọng ở Việt Nam
Thử nghiệm máy phát điện chạy biodiesel từ dầu rán phế thải
Nhiều năm trước, một nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Công nghệ Chế biến dầu khí và Trung tâm lọc - hóa dầu thuộc Đại học Bách khoa TP HCM đã từng nghiên cứu thành công việc sản xuất biodiesel từ các nguồn dầu thực vật.
Nhằm mục đích giảm chi phí cho quá trình sản xuất biodiesel, các kỹ sư đã thử nghiệm thành công trên nguồn dầu ăn phế thải ra từ các quá trình chế biến thực phẩm. Nghiên cứu này đã tập trung vào phản ứng ester hóa dầu ăn phế thải bằng phương pháp hóa học với sử dụng xúc tác kiềm. Công đoạn bao gồm: tách, rửa glyceryn - sấy - ra biodiesel thành phẩm. Từ lượng dầu đen phế thải đậm đặc, nặng mùi chua đã trở thành dầu vàng như màu nguyên thủy, thoang thoảng mùi cồn nhẹ, mùi chua đã biến mất. Sản phẩm sau tinh chế không còn lẫn metanol, nước, glyxerin hay tạp chất khác. Những tính chất của nhiên liệu biodiesel và hỗn hợp nhiên liệu đã được đánh giá. Kết quả cho thấy biodiesel tổng hợp được thỏa mãn hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu theo tiêu chuẩn ASTM.
Các kỹ sư Đại học Bách khoa TP HCM đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm từ khoảng 2 tấn nguyên liệu dầu phế thải đã chế biến ra 1,8 tấn biodiesel.
Nhận định chung cho thấy ở các thành phố lớn có thể sản xuất biodiesel từ dầu ăn phế thải ra hàng năm. Đơn cử như tại TP HCM đã có nguồn dầu phế thải dồi dào, với lượng dầu ăn phế thải ra khoảng 6-7 tấn mỗi ngày, riêng mỗi nhà hàng tại TP HCM trung bình mỗi ngày thải ra 20-30kg dầu ăn nên nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm sản xuất biodiesel là hoàn toàn khả thi. Một số nhà hàng, khách sạn lớn tại TP HCM ủng hộ dự án sản xuất dầu diesel sinh học và sẵn sàng hợp tác thu gom dầu ăn đã qua sử dụng và lượng dầu mỡ tách ra từ nguồn nước thải. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất mì ăn liền, chế biến thực phẩm ở TP HCM cũng sẵn sàng thu gom dầu ăn phế thải để sản xuất biodiesel.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh cơ sở nghiên cứu của Đại học Bách khoa TP HCM được Sở Khoa học Công nghệ TP HCM hỗ trợ kinh phí nghiên cứu với một xưởng sản xuất thử nghiệm biodiesel từ dầu phế thải (là hệ thống bán tự động do các kỹ sư tự thiết kế) ở quận Thủ Đức (TP HCM) thì vẫn chưa có một nhà máy thực thụ nào ở Việt Nam mạnh dạn đầu tư hệ thống công nghệ chế biến nhằm chuyển đổi dầu phế thải thành dầu diesel sinh học. Được biết xưởng sản xuất thử nghiệm này này đã bán biodiesel thành phẩm từ dầu phế thải cho các xe bồn đến mua, cung cấp cho các cơ sở làm khí đốt, giúp tiết kiệm dầu công nghiệp và điện năng.
Theo Ban Giám đốc Nhà máy ASB biodiesel, Hồng Công, ban đầu, khoảng 25% số nguyên liệu thô sẽ là dầu ăn phế thải, 20% là dầu mỡ bôi trơn động cơ máy móc và mỡ động vật chiếm 15% số nguyên liệu thô, 40% là các axít béo từ cây cọ - một phụ phẩm thu được từ quá trình sản xuất dầu cọ. ASB biodiesel đã thu thập dầu ăn phế thải từ 1.800 nhà hàng tại Hồng Công và trở thành công ty thu thập dầu ăn đã qua sử dụng lớn nhất tại nước này. Dự kiến, nhà máy này sẽ được hoàn thành vào tháng 2/2013 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2013 với công suất dự kiến là 100.000 tấn dầu diesel sinh học/năm.
Cần cơ chế hỗ trợ
Một điều nghịch lý ở chỗ, dầu ăn sau khi sử dụng ở nước ngoài gần như là bỏ đi nên việc thu gom để chế biến biodiesel là điều dễ dàng. Thế nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, dầu ăn phế thải vẫn được tái sử dụng cho những mục đích kinh doanh khác bất chấp chất lượng không đảm bảo, độc hại, chế biến thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thông thường với số lượng lớn dầu phế thải như ở TP HCM mà giới báo chí và cảnh sát môi trường từng vào cuộc điều tra cho thấy, chúng vẫn thường được lén lút đem bán lại cho các cơ sở, xưởng sản xuất chế biến thực phẩm độc hại hoặc bán cho tiểu thương chiên xào tiếp, như món hành phi là một thí dụ điển hình. Dầu ăn phế thải được dùng để chiên nhiều đến mức từ vàng sang đen, rồi vón cục. Lúc này, chu kỳ “tận dụng” của nó mới chấm dứt và thường được đổ thẳng xuống cống rãnh, làm thành những mảng đen bám ở đây, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia năng lượng cũng nhìn thấy ưu thế của việc chế biến biodiesel từ dầu phế thải. Trước đây, một trong những trở ngại chính hiện nay của việc sử dụng biodiesel rộng rãi chính là giá thành của nó. Giá thành sản xuất biodiesel vẫn còn cao gấp khoảng hai lần giá thành nhiên liệu diesel. Chính vì thế, nếu biodiesel được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu rẻ tiền như dầu ăn phế thải thì đây sẽ là nguồn nhiên liệu được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
Tuy vậy, việc sản xuất biodiesel sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và khó được nhân rộng, đầu tư thỏa đáng nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước mà trước mắt cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này và có chính sách ưu đãi về thuế phù hợp để hỗ trợ việc phát triển nghiên cứu và sử dụng biodiesel cũng như tuyên truyền cho người dân hiểu biết rõ về lợi ích của việc cung cấp dầu ăn phế thải cho việc sản xuất biodiesel để nhiệt tình tham gia.
Mặt khác, các cơ quan chức năng thông qua một số chính sách hỗ trợ cũng nên kêu gọi các cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn… có số lượng lớn dầu thực vật phế thải cần sẵn sàng cung cấp nguyên liệu với giá cả phải chăng cho các dự án nghiên cứu chế biến biodiesel. Đó cũng là một giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch và an toàn hơn và cũng nhằm chống lại tình trạng chế biến thực phẩm độc hại từ nguồn dầu ăn phế thải
Biodiesel nói riêng hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng tái tạo, có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật và các loại dầu mỡ đã qua sử dụng. Biodiesel có thể được sản xuất từ bất kỳ loại dầu thực vật hay mỡ động vật, bao gồm cả những loại đã qua sử dụng. Biodiesel có nhiều ưu điểm như giảm ô nhiễm môi trường, là chất không độc, dễ bị phân hủy sinh học, sử dụng trực tiếp, kéo dài tuổi thọ cho động cơ. Theo đánh giá mức độ phát thải các loại khí từ loại dầu diesel sinh học được so sánh với dầu diesel từ dầu mỏ cho thấy lượng khí CO2 thải ra gần như nhau, khí NO thải ra thấp hơn, đặc biệt khí CO thải ra chỉ bằng một nửa so với dầu diesel từ dầu mỏ. Biodiesel có khả năng cháy tương đương với dầu diesel từ dầu mỏ và không thay đổi hệ thống của máy.
Theo PTT

Hàn Quốc đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân vì trục trặc kỹ thuật trong khi IAEA tiếp tục giúp Việt Nam xây nhà máy

Hai lò phản ứng hạt nhân tại Hàn Quốc đã phải đóng cửa sau khi có những vụ hư hỏng rõ ràng là không có liên hệ với nhau.
 
Các giới chức cho biết không có nguy cơ bị rò rỉ phóng xạ.
 
Hai lò phản ứng hạt nhân tại Hàn Quốc đã phải đóng cửa sau khi có những vụ hư hỏng rõ ràng là không có liên hệ với nhau
Lò phản ứng Shingori-1 gần thành phố Busan


Các nhân viên điều hành nhà máy điện hạt nhân cho biết lò phản ứng Shingori-1 gần thành phố Busan, đã phải ngưng hoạt động sáng sớm ngày 2/10 sau khi một trục điều khiển bị trục trặc.
 
Không lâu sau đó, lò phản ứng số 5 tại cơ sở Yeonggwang, cáchSeoul 260km về hướng nam, cũng trải qua điều mà các giới chức gọi là một sự trục trặc không liên quan.
Các nhà máy điện hạt nhân ở Hàn Quốc sản xuất trên một phần ba điện lực trong nước.
 
Ðất nước thiếu tài nguyên thiên nhiên này thề quyết đẩy mạnh việc gia tăng điện hạt nhân bất chấp thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản hồi năm ngoái.
 
23 lò phản ứng hạt nhân của nước này đã được kiểm tra kỹ lưỡng từ khi xảy ra vụ tan chảy tại nhà máy hạt nhân Fukishima ở Nhật Bản do động đất mạnh và sóng thần gây ra
 
Trong khi đó tại Khóa họp thường niên lần thứ 56của IAEA tại Vienna, từ 17 đến 22/9, Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano khẳng định: “ Năng lượng hạt nhân vẫn là lựa chọn của nhiều quốc gia vì những lợi ích năng lượng hạt nhân mang lại: củng cố an ninh năng lượng, giảm tác động bất ổn của giá năng lượng hóa thạch, làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm tăng trưởng kinh tế… Bài học từ Fukushimalà cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Với những nỗ lực của tất cả mọi thành viên IAEA, chúng ta có thể vượt qua được những thách thức trong tương lai.”
 
IAEA dự định cử một đoàn chuyên gia sang Việt Nam vào tháng 1 năm 2013 tới đây để thực hiện đánh giá tổng thể, đưa ra các báo cáo đầy đủ cùng các định hướng, phương thức khai thác cơ sở hạ tầng nghiên cứu hiện có của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, có tính đến khả năng xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân mới và sự hỗ trợ cho đào tạo nhân lực ngành hạt nhân.
 
Phuchoiacquy tổng hợp

IAEA tiếp tục giúp Việt Nam, Bangladesh đảm bảo an toàn hạt nhân



Phuchoiacquy – Năng lượng hạt nhân vẫn là lựa chọn của nhiều quốc gia vì những lợi ích năng lượng hạt nhân mang lạicủng cố an ninh năng lượng, giảm tác động bất ổn của giá năng lượng hóa thạch, làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm tăng trưởng kinh tế… Bài học từ Fukushimalà cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Với những nỗ lực của tất cả mọi thành viên IAEA, chúng ta có thể vượt qua được những thách thức trong tương lai.” Trích phát biểu của Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano tại khóa họp.
IAEA vẫn tiếp tục giúp Việt Nam đảm bảo an toàn hạt nhân
Quang cảnh Khóa họp thường niên lần thứ 56của IAEA tại Vienna (Áo) 
17 đến 22/9 với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu từ 155 nước thành viên IAEA
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và đoàn công tác đã tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA. Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Trần Chí Thành – thành viên của đoàn, đã trao đổi với Tia Sáng về nội dung và kết quả của chuyến đi.
PV: Xin ông cho biết những nội dung chính trong chuyến công tác của đoàn Bộ KH&CN tại Khóa họp thường niên lần thứ 56 Đại hội đồng IAEA?
Ông Trần Chí Thành: Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam tham dự khóa họp thường niên của Đại hội đồng IAEA nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao, tăng cường hợp tác giữa IAEA và Việt Nam. Đồng thời, bên lề phiên họp, đoàn Việt Nam cũng có các cuộc gặp song phương với Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano, các đại diện của Nhật Bản, Pháp, Nga, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Trong bài phát biểu tại phiên họp đại hội đồng IAEA và ở cuộc gặp song phương với Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã trao đổi một số nội dung chính về công tác chuẩn bị cho chương trình điện hạt nhân (ĐHN) của Việt Nam. Đây cũng là dịp để Việt Nam thể hiện sự cảm ơn về hợp tác và giúp đỡ quý giá của IAEA và đề nghị IAEA tiếp tục tiến hành những nội dung hỗ trợ rất cần thiết cho chương trình ĐHN của Việt Nam. Trong khuôn khổ phiên họp, đoàn công tác đã trưng bày một gian triển lãm giới thiệu về quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam trong thời gian qua.
Tại khóa họp, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã có những trao đổi cụ thể gì với IAEA về chương trình điện hạt nhân của Việt Nam?
Cùng với việc tăng cường ứng dụng năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp và bảo vệ môi trường, sau tai nạn Fukushima, Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai Chương trình ĐHN với hai Dự án ĐHN đầu tiên là Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Với sự cộng tác của các đối tác Nga và Nhật Bản, Việt Nam đang tiến hành các nghiên cứu khả thi cho cả 2 dự án này để hoàn thành trong năm 2013 và đệ trình cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thẩm định và phê duyệt. Bộ trưởng Nguyễn Quân đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân; và thông báo cho IAEA biết Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung (AP) và hoàn tất thủ tục gia nhập Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và phê chuẩn phần sửa đổi. Bộ trưởng cũng đề nghị IAEA tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng khuôn khổ luật pháp; phát triển Cơ quan Pháp quy hạt nhân quốc gia và trợ giúp thẩm định an toàn dự án ĐHN; giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân.
IAEA, trong vài tuyên bố trước đây, đã cho thấy họ rất quan tâm tới Việt Nam và Bangladesh. Vậy sự quan tâm đó đã thể hiện như thế nào trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nguyễn Quân và IAEA?
Trong cuộc gặp song phương, Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano đã khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam. Ông ta nhấn mạnh cấu trúc của cơ quan đảm bảo an toàn hạt nhân phải độc lập để đảm bảo an toàn, xử lý sự cố theo đúng quy trình rõ ràng, không chồng chéo trong quản lý. Trong các cuộc trao đổi với bộ phận hợp tác kỹ thuật của IAEA, các chuyên gia IAEA và Viện NLNTVN đã thảo luận về việc IAEA cử đoàn chuyên gia sang Việt Nam khảo sát, đánh giá các cơ sở hạ tầng nghiên cứu về năng lượng nguyên tử để đưa ra các định hướng sử dụng hiệu quả trong tương lai, hướng đến hỗ trợ tích cực cho chương trình điện hạt nhân hiện nay. Họ dự định cử một đoàn chuyên gia sang Việt Nam vào tháng 1 năm 2013 tới đây để thực hiện đánh giá tổng thể, đưa ra các báo cáo đầy đủ cùng các định hướng, phương thức khai thác cơ sở hạ tầng nghiên cứu hiện có của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, có tính đến khả năng xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân mới và sự hỗ trợ cho đào tạo nhân lực ngành hạt nhân. IAEA cũng đã ký kết với Bộ GD&ĐT văn bản dự định về đào tạo nhân lực cho Việt Nam.
Ngoài cuộc gặp song phương với IAEA, đoàn công tác cũng đã làm việc và đạt được những thỏa thuận song phương nào với các nước?
Đoàn đã làm việc với hai đối tác chính là Nga và Nhật Bản để tiếp tục bàn bạc về khâu chuẩn bị cho xây dựng nhà máy ĐHN. Bộ trưởng cho biết sẽ phải áp dụng công nghệ hiện đại nhất, an toàn nhất cho nhà máy điện nguyên tử. Bộ KH&CN đang tìm hiểu nghiên cứu kỹ về 4 loại công nghệ mà phía Nhật Bản đưa ra trong báo cáo gần đây, trong đó có thiết kế lò AP-1000 của Toshiba và Westinghouse là loại lò thụ động tiên tiến, có thiết kế đảm bảo an toàn tốt nhất hiện nay. Trong đàm thoại với phía Nhật Bản, Bộ trưởng cũng bày tỏ quan ngại về khả năng cắt giảm ĐHN của Nhật Bản về zero vào năm 2030, điều này sẽ gây khó khăn cho quan hệ hợp tác phát triển ĐHN giữa hai nước mặc dù Nhật Bản khẳng định sẽ nỗ lực ở mức cao nhất.
Phái đoàn Nga thể hiện những băn khoăn về tiến độ của nhà máy ĐHN Ninh Thuận bởi quá trình chuẩn bị, đặt hàng chế tạo các thiết bị cho các tổ máy mới của họ sẽ mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào tiến độ thông qua báo cáo khả thi và phê duyệt của Quốc hội Việt Nam. Về phía Việt Nam, chúng ta đề nghị họ hỗ trợ năng lực thẩm định an toàn hạt nhân; hỗ trợ chuyển giao kiến thức thông qua nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn của Nga; khởi động nội dung đào tạo về kiểm tra, giám sát quá trình khảo sát địa điểm, chế tạo, xây dựng và lắp đặt tại các dự án xây dựng nhà máy ĐHN cụ thể ở Nga.
Trong chuyến làm việc này, Việt Nam và Mỹ cũng tiếp tục trao đổi, đàm phán, tìm sự đồng thuận về một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến Hiệp định 123 để sớm đi đến ký Hiệp định 123 giữa hai nước.
Lần này, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng đã ký kết với Hàn Quốc Biên bản ghi nhớ liên quan đến chuyển giao Cyclotron 13MeV và các thiết bị kèm theo, đào tạo nhân lực cho Trung tâm gia tốc Việt – Hàn.
IAEA dự định cử một đoàn chuyên gia sang Việt Nam vào tháng 1 năm 2013 tới đây để thực hiện đánh giá tổng thể, đưa ra các báo cáo đầy đủ cùng các định hướng, phương thức khai thác cơ sở hạ tầng nghiên cứu hiện có của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, có tính đến khả năng xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân mới và sự hỗ trợ cho đào tạo nhân lực ngành hạt nhân.
Được biết, chúng ta có tham gia Diễn đàn khoa học về lương thực thực phẩm cho tương lai (Food for the Future) tại khóa họp. Ông có thể cho biết thông điệp chính của Việt Nam tại diễn đàn là gì?
Ngoài bài phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này. Ông cho biết việc tăng năng suất trồng trọt đã góp phần tạo nền tảng vững chắc cho an sinh xã hội và sự tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam, tuy nhiên, an ninh lương thực của Việt Nam vẫn còn chưa thực sự bền vững; tổ chức sản xuất nông nghiệp chậm được đổi mới; cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất còn nhiều bất cập. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách, chương trình, dự án nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để tạo ra các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao, duy trì và cải tạo chất lượng đất cây trồng, giảm tiêu hao nước và năng lượng. Ở lĩnh vực này, chúng ta cũng nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật của IAEA thông qua các dự án tạo ra các giống cây trồng như lúa, ngô, đậu có năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu bệnh dịch và phù hợp với các tiểu vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Thu Quỳnh

Điện gió Bạc Liêu chuẩn bị phát điện

Phuchoiacquy – Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Chủ đầu tư Dự án điện gió Bạc Liêu) cho biết, tuabin gió thứ 10 của dự án đã được lắp đặt thành công. Đây là tuabin gió cuối cùng của giai đoạn 1, bao gồm 10 tuabin gió với công suất 16MW, điện năng sản xuất 56 triệu kWh/năm.






















Các tuabin gió được sản xuất tại Mỹ, làm bằng thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m. Mỗi tuabin có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42m, làm bằng nhựa đặc biệt, có hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại để tránh bão lớn.

 Trước đó, tại thành phố Bạc Liêu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý đã tiến hành tổ chức lễ ký kết hợp đồng mua - bán điện của Nhà máy Điện gió tỉnh Bạc Liêu.

 Theo chủ đầu tư, các hạng mục hạ tầng đấu nối điện như: đường dây 110kV, đường dây 22kV, trạm biến áp 22/110kV đang được khẩn trương thi công để hoàn thiện trong tháng 10/2012.

 Dự án Điện gió tỉnh Bạc Liêu được xây dựng trên diện tích 500 ha, quy mô công suất là 99,2 MW, bao gồm 62 trụ tua bin gió, công suất mỗi tua bin gió là 1,6MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 320 triệu kWh/năm.

Tổng mức đầu tư của dự án này là 5.200 tỷ đồng, bằng nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và nguồn vốn vay tín dụng. Trong đó, giai đoạn I, dự án đầu tư 10 tua bin gió với công suất 16MW, điện năng sản xuất 56 triệu kWh/năm.

Sau hơn 18 tháng triển khai thực hiện đầu tư giai đoạn 1 dự án, với sự chỉ đạo quyết liệt của chủ đầu tư, sự nỗ lực của các nhà thầu thi công, mặc dù khối lượng công việc rất lớn, điều kiện thi công gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, song đến thời điểm hiện tại, dự án điện gió tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện được trên 90% khối lượng công việc, với giá trị đạt khoảng trên 860 tỷ đồng.

Ngay sau khi hoàn tất giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ lắp dựng tiếp 52 tuabin gió của giai đoạn 2. Đây là dự án điện gió đầu tiên của cả nước thi công trên biển, mở ra tiềm năng mới về nguồn năng lượng sạch cho khu vực ĐBSCL. NangluongVietnam
Nhật Bản tìm nguồn năng lượng mới từ “Đá phiến dầu” Ngày 1/10, Nhật Bản lần đầu tiên tiến hành khai thác thử “đá phiến dầu”, nguồn năng lượng được kỳ vọng có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của dầu mỏ. Đá phiến dầu là một loại đá trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn kerogen (một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ rắn) có thể chiết tách ra các loại hydrocacbon lỏng. Đá phiến dầu được chú ý đến như là một nguồn năng lượng khi mà giá dầu thô thông thường tăng cao.
Tại Nhật Bản, việc khai thác thử đá phiến dầu được tiến hành trong 2 ngày tại tỉnh Akita, miền bắc nước này, nơi được cho chứa nhiều đá phiến dầu. Người ta sẽ khoan xuống độ sâu 1.800m, nơi có các vỉa đá phiến dầu, sau đó bơm axít để làm tan chảy đá. Nhật Bản hy vọng công nghệ dùng axít để thu được dầu mỏ và khí đốt từ đá phiến dầu sẽ có hiệu quả và ít gây hại tới môi trường khi sử dụng đối với tầng đất sâu. Nếu công nghệ này có hiệu quả, riêng tại tỉnh Akita có thể khai thác tới 100 triệu thùng tương đương 10% lượng dầu Nhật Bản tiêu thụ hàng năm. Theo: VOV

Pháp ngừng chiếu sáng công cộng sau nửa đêm để tiết kiệm điện

Phuchoiacquy - Không chỉ là tắt cách nhật đèn đường, 5.000 địa phương của Pháp mà thành phố Ballancourt là trọng tâm thí điểm sẽ chìm vào bóng tối hoàn toàn sau nửa đêm. Một biện pháp được cho là vừa tiết kiệm vừa có lợi cho môi trường. Với chương trình này, thành phố Ballancourt khi tắt đèn đường trong vòng 5 giờ, có thể tiết kiệm được 30% chi phi năng lượng... Đây là một cách tiết kiệm đáng kể đối với các thị trấn nhỏ. Anne-Marie Ducroux, Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ bầu trời và môi trường về đêm giải thích: “Việc chiếu sáng liên tục về đêm phá hủy quy luật ngày và đêm, sẽ tác động xấu tới thảm động thực vật và sức khỏe con người, như ảnh hưởng tới sự di chuyển và sinh sản của động vật hay tới giấc ngủ của con người và làm suy giảm khả năng phục hồi hệ miễn dịch”. Thực tế thì việc chiếu sáng công cộng chiếm gần một nửa chi phí tiền điện của các đô thị, theo Cơ quan Môi trường và Quản lý năng lượng (Ademe) Pháp. Jacques Mione (Phó thị trưởng thành phố Ballancourt) giải thích: “Khi tắt đèn đường trong vòng 5 giờ, chúng ta có thể tiết kiệm được 30% chi phi năng lượng”. Một cách tiết kiệm đáng kể đối với các thị trấn nhỏ. Tuy nhiên, việc ngừng chiếu sáng công cộng vào ban đêm không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Mấy tuần gần đây, những người phản đối đã tiến hành một chiến dịch nhằm yêu cầu thành phố Ballancourt tái lập việc chiếu sáng công cộng. Ngày 2-7 vừa qua, họ đã trình một thỉnh nguyện thư với 700 chữ ký lên hội đồng thành phố. Lý do phản đối chính sách trên là cảm giác bất an khi tắt đèn đường. Phó thị trưởng kết luận: “Chúng tôi sẽ tổng kết tình hình trong tháng 10, hạn chót của chiến dịch thử nghiệm này và chúng tôi sẽ xem xem người dân có quen với việc không có đèn vào ban đêm hay không”. Anne-Marie Ducroux cảnh báo: “Không nên đánh cược việc này bằng bất cứ giá nào. Tốt hơn là nên bật đèn ở một vài khu vực thích đáng. Thắp sáng một phần cũng là một giải pháp. Và điều này không cần bất kỳ đầu tư nào về tài chính”. Các địa phương khác ở Pháp lựa chọn những hình thức tiết kiệm tinh tế hơn. Lyon là một ví dụ. Một vài khu phố ở đây đã phát triển hệ thống chiếu sáng từ xa và lắp đặt các máy cảm biến. Những thành phố khác như Préfailles (Loire-Atlantique) lại thử nghiệm nhiều hệ thống chiếu sáng theo ý muốn, như bỏ đi 2 trong số 3 cột đèn ở vài cụm nhà… Nhưng tất cả những thử nghiệm trên đều có giá của nó, đặc biệt là đối với các thành phố nhỏ. Để ủng hộ cho nỗ lực của họ, vào tháng 2/2012, Ademe đã chi một khoản trợ cấp 20 triệu euro cho 32.000 địa phương dưới 2.000 dân có mong muốn giảm lượng tiêu thụ điện và ô nhiễm ánh sáng. Ademe giải thích: “Hiện có 9 triệu cây đèn, chiếm hơn nửa tổng số đèn ở Pháp, đã bị lỗi thời và tốn điện: 40% số đèn đang sử dụng đã có tuổi đời hơn 25 năm và 1/3 tổng số đèn còn dùng bóng thủy ngân, loại kém hiệu quả nhất trong chiếu sáng công cộng. Với chiến dịch lần này, lượng tiêu thụ năng lượng dự tính có thể giảm từ 50 đến 75%”. Từ ngày 1/7, các bảng hiệu chiếu sáng ở những thành phố có ít hơn 800.000 dân, cũng phải tắt từ 1 giờ đến 6 giờ sáng. Quy định mới này trước hết áp dụng cho các bảng hiệu mới dựng, sử dụng đèn neon, các panô quảng cáo, sau đó sẽ được áp dụng dần cho 3,5 triệu bảng hiệu, bảng chỉ dẫn có chiếu sáng cũ từ đây đến năm 2018. Biện pháp này cho phép tiết kiệm 1 terawatt điện mỗi năm, tương đương mức tiêu thụ điện hàng năm của 370.000 hộ dân. Quyết định thứ 2 của Chính phủ Pháp có thể được áp dụng từ nay cho đến cuối năm là tắt đèn văn phòng, các tủ kính và cửa hàng thương mại có chiếu sáng vào ban đêm. Theo Ademe, quyết định này có thể đem lại những khoản tiết kiệm mới, ước tính được 2 terawatt điện mỗi năm. Theo: VNEEP