Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Cần đầu tư thêm lưới điện đấu nối vào hệ thống 500kV





Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề sự cố gây mất điện của các tỉnh phía Nam mới đây, và có giải pháp gì để phòng những trường hợp tương tự như thế? Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Đây là một sự cố nghiêm trọng, ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu giải quyết ngay tức thì, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan có báo cáo cụ thể về vấn đề liên quan.


Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu giải quyết ngay tức thì, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan có báo cáo cụ thể về vấn đề liên quan.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, không chỉ 22 tỉnh, thành miền Nam mất điện mà ở Campuchia cũng bị mất theo. Ngay khi sự cố xảy ra, Chính phủ cũng nhận được ý kiến từ phía Campuchia là thủ đô Phnom Penh mất điện.
Đây là sự cố nghiêm trọng, ngành điện dùng thuật ngữ là “rã lưới”, để khắc phục không phải đơn giản, không phải mất một cái là có thể đóng lại được ngay. Hậu quả đến bây giờ chưa tính toán được chính xác, nhưng rất lớn, không chỉ về kinh tế mà còn về xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết ngay tức thì, đồng thời đương nhiên sau mỗi sự cố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, trong trường hợp này là Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo về vấn đề này.
Đây là một sự cố lớn chưa từng có nên Thủ tướng Chính phủ đã nghe ý kiến của Bộ Công Thương, yêu cầu Bộ Công Thương xem xét một cách rất nghiêm túc tất cả mọi mặt để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.
Chúng ta đã có Luật để bảo đảm an toàn các công trình, trong đó có các công trình điện, đặc biệt có công trình hành lang lưới điện cao áp.
Trường hợp này quy định đã có, vậy trách nhiệm của ngành, cấp liên quan tới việc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hành lang đã nghiêm túc chưa. Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngành điện xem xét nghiêm túc.
Bên cạnh đó, cũng yêu cầu ngành điện xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không xảy ra các sự cố lặp lại, như vậy và các sự cố có tính nghiêm trọng tương tự.
Theo Bộ trưởng, ngoài lý do mang tính sự cố, đây cũng còn lý do mang tính kỹ thuật, đất nước của chúng ta trải dài, lưới điện chằng chịt, các đầu nối dẫn vào hệ thống 500 kV còn ít. Nếu đúng ra, với một mạng lưới mạng nhện chằng chịt lớn như vậy, chúng ta phải có nhiều đầu dẫn vào hệ thống, có nghĩa là, tới đây chúng ta phải tăng cường đầu tư thêm các đầu dẫn nối vào đường dây 500kV, cũng như đầu tư thêm một số nguồn phát điện được phân bổ hợp lý.
Liên quan đến vấn đề giá điện, Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ kiên trì lộ trình điều hành giá điện từng bước tiến tới thị trường. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về giá cho công nghiệp và cho đời sống của nhân dân, còn yêu cầu rất quan trọng nữa là phải có mặt bằng giá hợp lý để thị trường không bị méo mó, theo đúng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là tạo sự hấp dẫn để huy động được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư không chỉ phát triển nguồn điện mà kể cả các công trình cần thiết trong mạng lưới điện.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Qua sự cố vừa rồi, Bộ Công Thương nhận thấy tính dễ tổn thương của đường dây truyền tải 500kV. Do vậy, chúng ta sẽ phải tìm mọi cách đẩy nhanh dự án nguồn điện ở khu vực phía Nam. Bởi hiện nay, khu vực phía Nam có nhu cầu về tiêu dùng điện rất cao.
Một khó khăn được Thứ trưởng đưa ra hiện nay là, các địa phương chưa nhiệt tình trong việc dành đất để triển khai những công trình đường dây 500kV.
Về trách nhiệm tham gia bảo vệ lưới điện, Thứ trưởng cho rằng, hàng chục nghìn km đường dây điện nên lực lượng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam khó bảo vệ một cách tuyệt đối an toàn, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ của các địa phương. Nghị định 106 năm 2005 của Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của các địa phương. Các địa phương cũng phải vào cuộc và đặc biệt là sự vào cuộc của người dân.
Thứ trưởng Lê Dương Quang khẳng định: Sự cố vừa rồi rất hy hữu, nếu người dân và các tổ chức, đơn vị tại khu vực đường dây đi qua có trách nhiệm bảo vệ thì nguy cơ xảy ra sự cố sẽ ít hơn rất nhiều.
Sự cố do xe cần cẩu trồng cây trong khu vực Thành phố mới Bình Dương chạm vào đường dây 500kV
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, ngày 26/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương chỉ đạo, sớm phê duyệt đưa hệ thống đường dây truyền tải điện 500kV vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
NangluongVietnam

Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời lập kỷ lục mới


Trong một thông báo của ban tổ chức, Solar Impulse đã hạ cánh xuống thành phố Dallas-Fort Worth thuộc bang Texas vào 13 giờ (giờ Việt Nam) ngày 23/5, sau khi vượt qua chặng đường kỷ lục nói trên trong 18 giờ và 21 phút từ thành phố Phoenix của bang Arizona.
Với chiều dài quãng đường bay này, Solar Impulse đã tự phá vỡ kỷ lục thiết lập năm ngoái khi thực hiện chuyến bay dài 1.116km từ Thụy Sĩ đến Tây Ban Nha.
Phát biểu sau khi hạ cánh xuống Dallas-Fort Worth, chặng dừng chân thứ hai trong hành trình xuyên nước Mỹ của Solar Impulse, một trong hai phi công là Andre Borschberg chia sẻ hành trình này là một thử thách đặc biệt bởi lẽ đây là chuyến bay dài nhất đối với một máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay cả ngày lẫn đêm và phải đối mặt với tình trạng gió khá lớn khi hạ cánh.
Ngoài những trở ngại về thời tiết, hai phi công cũng đã phải thức hơn 20 tiếng đồng hồ mà không có sự hỗ trợ của chế độ bay tự động.
Máy bay Solar Impulse  (Ảnh: AP)
Máy bay Solar Impulse (Ảnh: AP)
Trước đó, Solar Impulse đã thực hiện chặng bay đầu tiên từ San Francisco ở California tới Foenix. Trong chặng bay này, Solar Impulse bay với vận tốc trung bình 49km/giờ.
Đặc điểm nổi bật của Solar Impulse là có cấu tạo siêu nhẹ, có bốn động cơ điện và hệ thống 12.000 tấm pin Mặt Trời, vừa giúp cung cấp năng lượng cho động cơ máy bay, vừa có khả năng nạp nhiên liệu dự trữ giúp máy bay có thể bay cả ngày lẫn đêm.
Với các pin dự trữ, Solar Impulse có thể bay liên tục trong ba ngày đêm với tốc độ lên tới 70km/giờ, đạt độ cao 8.230m vào ban đêm.
Theo kế hoạch, tại mỗi điểm dừng, Solar Impulse sẽ “nghỉ” 10 ngày để các chuyên gia giới thiệu về công nghệ năng lượng Mặt Trời và hai phi công nghỉ ngơi.
Toàn bộ thông số của chuyến bay, từ vận tốc, hướng bay, tình trạng pin, động cơ điện, năng lượng máy đến camera trong buồng lái, được đăng tải công khai.
Dự án Solar Impulse do hai nhà khoa học người Thụy Sĩ Bertrand Piccard và Andre Borschberg khởi xướng và bắt đầu hành trình bay từ ngày 3/5 vừa qua nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng năng lượng tái sinh và ứng dụng các công nghệ sẵn có vì một thế giới phát triển bền vững hơn.
Dự kiến, Solar Impulse sẽ kết thúc “cuộc phiêu lưu” vào đầu tháng Bảy tới sau khi dừng chân tại Washington và New York.
Theo TTXVN

Năng lượng tương lai – mối quan tâm lớn của người Việt


Cuộc khảo sát có tên là “Khảo sát Năng lượng tương lai” nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến của người dân Việt Nam về tương lai năng lượng.
Theo Liên hợp quốc và Kịch bản năng lượng của Shell, đến năm 2030, dự báo thế giới sẽ cần thêm 40%-50% năng lượng, nước và lương thực để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của nhân loại. Điều đó có thể gây áp lực lên các nguồn tài nguyên sống còn này. Và ngày càng có nhiều người Việt Nam ý thức về các vấn đề này và các biện pháp giải quyết vấn đề.
Năng lượng mặt trời được nhiều người dân Việt Nam lựa chọn là nguồn năng lượng tương lai (Ảnh: gizmag.com)
Năng lượng mặt trời được nhiều người dân Việt Nam lựa chọn là nguồn năng lượng tương lai (Ảnh: gizmag.com)
Khảo sát cho thấy có tới 8/10 người dân cho rằng, thiếu hụt nước, lương thực và năng lượng cũng như giá năng lượng cao là các vấn đề có thể gây ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong tương lai.
Bà Nguyễn Ánh Tuyết, Chủ tịch công ty Shell Việt Nam cho biết: “Các mối quan tâm đến năng lượng sống còn của thế giới ngày càng tăng lên, nước, lương thực và các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đã khiến cho nhiều người Việt Nam suy nghĩ về tương lai năng lượng nghiêm túc hơn. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng, trong nhiều thập kỷ tới, thế giới sẽ phải huy động toàn bộ các loại năng lượng. Nhưng thách thức đảm bảo đủ nguồn cung năng lượng, nước và lương thực trở nên lớn hơn bởi chính mối quan hệ khăng khít giữa chúng, cần phải ứng phó với những thách thức này một các thông minh và đồng bộ”.
Khảo sát Năng lượng tương lai cho thấy, người dân Việt Nam lựa chọn tổ hợp đa dạng các hình thức năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai. Trong đó, nguồn năng lượng được người dân Việt Nam lựa chọn nhiều nhất là năng lượng mặt trời (72%), tiếp theo là năng lượng nước (58%) và năng lượng gió (47%). Sử dụng nhiên liệu sinh học cũng được xem là tốt cho môi trường và là một giải pháp làm giảm thải khí CO2 – vấn đề được đa số cộng động Việt Nam cho là rất quan trọng.
Và gần 2/3 người dân Việt Nam tin rằng, công chúng đóng vai trò trong việc xây dựng tương lai năng lượng. Nhiều người dân Việt Nam đã có những biện pháp như: Sử dụng bớt năng lượng (78%) và sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng (74%). Tuy nhiên, họ cho rằng, sự hợp tác giữa cộng đồng, chính phủ và ngành công nghiệp là chìa khóa để xây dựng các giải pháp năng lượng tương lai, trong đó, chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất.
“Các chính sách chủ động, đồng bộ và mạnh mẽ rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng của thế giới và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Xã hội cũng có vai trò quyết định trong việc hình thành tương lai của hệ thống năng lượng thế giới. Chúng ta – ngành công nghiệp, chính phủ và xã hội – tất cả đều có trách nhiệm xây dựng một tương lai năng lượng tốt đẹp hơn. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra các bước đột phá và công nghệ mới có thể giúp đa dạng nguồn cung năng lượng thế giới, tăng việc sử dụng các năng lượng sạch hơn và cải thiện hiệu suất”, bà Tuyết cho biết.

Những kết quả chính của cuộc khảo sát do Shell Việt Nam tiến hành: • 7/10 người đánh giá nhu cầu năng lượng là quan trọng. Các vấn đề quan tâm hàng đầu là việc làm và giá sinh hoạt.
• Biến đổi khí hậu (33%) và môi trường (27%) là những yếu tố quan trọng tạo nên mối quan tâm đến năng lượng tương lai.
• 8/10 người đánh giá thiếu hụt nước, lương thực và năng lượng gây ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam trong hoàn cảnh hạn chế về năng lượng.
• Năng lượng mặt trời (72%), năng lượng nước (58%) và năng lượng gió (47%) được lựa chọn làm nguồn cung cấp năng lượng.
• 3/5 người tin tưởng cộng đồng Việt Nam có vai trò lớn nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng.
• 8/10 người cho rằng giảm phát thải khí CO2 là quan trọng.
• Hầu hết người tham gia khảo sát có các hành vi giảm phát thải khí CO2. Nhiên liệu sinh học được cân nhắc đầu tiên vì tốt cho môi trường và có thể giảm phát thải khí CO2.
• 41% tin rằng sự hợp tác là yếu tố hàng đầu trong việc đưa ra các giải pháp năng lượng tương lai. Chính phủ (63%) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng, tiếp theo là người dân Việt Nam (59%) và ngành công nghiệp (53%).

Theo Bùi Tuyết/An ninh Thủ đô

“Sống trong sợ hãi” chờ giá điện tăng


Dù đến thời điểm này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa tính đến phương án tăng giá điện; tuy nhiên, giá than bán cho điện đã tăng cộng với các yếu tố về nhiên liệu đầu vào, cơ cấu sản lượng điện, chênh lệch tỉ giá... sẽ kéo giá điện tăng. Hơn thế, theo lộ trình giá thị trường đã định sẵn, năm 2013 giá điện sẽ điều chỉnh ít nhất 1-2 lần trong mức độ cho phép. Việc tăng giá không trước thì sau đã đặt DN và người dân luôn “sống trong sợ hãi”.
 
Giá than đẩy giá điện
Ông Nguyễn Văn Biên- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)- cho biết, từ ngày 20.4.2013, Thủ tướng đã cho phép giá than bán cho điện tăng bằng 100% giá thành sản xuất than năm 2011 và tương đương với 84% giá thành sản xuất than năm 2013.
Với việc giá bán than cho điện tăng lên bằng 100% giá năm 2011, Vinacomin vẫn tiếp tục phải bù lỗ, nhưng đã giảm đi rất nhiều. “Ước tính với giá bán mới, trong năm 2013, Vinacomin sẽ thu thêm khoảng 2.000 tỉ đồng từ việc bán than cho điện”- ông Biên cho biết.
Trong khi đó, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), than chiếm khoảng 70% giá thành nhiệt điện than. Hiện, nguồn huy động nhiệt điện than xấp xỉ hơn 100 triệu kWh/ngày. Tỉ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ tác động đến giá điện.
Ông Đinh Quang Tri- Phó Tổng giám đốc EVN- cho biết, EVN vẫn chưa tính toán cụ thể việc điều chỉnh giá điện sau khi giá than tăng.
Theo ông Tri, giá điện không chỉ căn cứ vào giá than mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Giá nhiên liệu đầu vào khác, cơ cấu sản lượng điện, chênh lệch tỉ giá... cũng như định kỳ tính hằng tháng theo Quyết định 24 của Thủ tướng và thông tư 31 của Bộ Công Thương.
“Sau khi EVN tính toán, nếu thấy cần điều chỉnh sẽ báo cáo cụ thể với bộ, còn thời điểm này EVN chưa có kế hoạch gì về giá”- ông Tri nói.
Trong khi đó, theo ông Đặng Huy Cường- Cục trưởng Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương)- hiện Bộ Công Thương đang yêu cầu EVN tính toán, cân đối lại chi phí phát sinh sau khi giá than bán cho điện tăng. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của giá than đối với giá thành sản xuất điện cũng như thực tế vận hành tháng vừa qua, lúc đó mới có lộ trình, kế hoạch điều chỉnh giá điện.
“Hiện, bộ đang đợi báo cáo từ EVN. Khi có báo cáo, bộ sẽ xem xét cụ thể về việc tăng giá điện”- ông Cường nói.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tuyên bố trên đây của EVN và nhà quản lý để trấn an dư luận, đồng thời cũng đánh động thử phản ứng tăng giá điện. Bởi ai cũng biết, nếu căn cứ theo quy định, các yếu tố đầu vào và nhu cầu điện đang tang, ắt giá sẽ tăng… Đó là tất yếu, không trước thì sau. Giá cả, lạm phát đang ổn thì giá điện càng dễ tăng.
Doanh nghiệp tiếp tục bị dồn ép
Một số chuyên gia kinh tế cho biết, việc điện tăng giá không chỉ tác động đến đời sống người dân mà càng khiến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.

Tổng giám đốc một Cty thép tại phía bắc cho biết, ngành thép hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi giá dầu madút (FO) dùng để sản xuất thép tăng lên 807 đồng/kg nhưng chưa được giảm, nên nếu điện tiếp tục tăng giá sẽ khiến các doanh nghiệp thép lâm vào tình cảnh “sống dở chết dở”.
Theo vị tổng giám đốc này, hiện giá điện chiếm khoảng 6% cơ cấu giá thành phôi thép, còn các thép thành phẩm khác chiếm gần 1%. “Trung bình 1 tấn thép cần khoảng 600kWh điện. Do đó, giá điện tăng bao nhiêu giá thành thép sẽ tăng bấy nhiêu. Chỉ cần giá điện tăng thêm 2% là doanh nghiệp đã chết chắc”- vị tổng giám đốc nói.
Theo Hiệp hội Ximăng Việt Nam, điện cho sản xuất ximăng có giá bình quân 2.300 đồng/kWh. Một tấn ximăng dùng khoảng 100kWh điện, nên tính ra hết khoảng 230 nghìn đồng/tấn. Nếu điện tăng thêm 5%, một tấn ximăng tăng thêm chi phí khoảng 13-15 nghìn đồng/tấn. Do vậy, việc tăng giá điện sẽ gây thêm áp lực lên các doanh nghiệp ximăng, bởi nhu cầu ximăng đang giảm nên không thể tăng giá bán.
Hơn nữa, với việc than tăng giá bán cho điện thêm khoảng 2.000 tỉ đồng, sẽ là cớ để EVN có lý do tăng giá điện. Trên thực tế, nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng cơ cấu nguồn điện, nên việc tăng giá than không thể là lý do chính để dẫn tới điện tăng giá.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, EVN đã tuyên bố nhiều yếu tố bất lợi cho giá điện (tình hình khô hạn diễn biến phức tạp, dự kiến sản lượng thủy điện thiếu hụt khoảng 1,2 tỉ kWh so với năm 2012; nguy cơ phải bù lại bằng điện chạy dầu và tăng tỉ lệ huy động nhiệt điện than...) nên EVN sẽ phải điều chỉnh tăng giá.
Ngoài ra, trong trường hợp tình hình khô hạn ở miền Trung kéo dài và khả năng thiếu khí, có thể EVN sẽ phải huy động 1,8-2,4 tỉ kWh điện chạy dầu để đảm bảo nhu cầu điện cho miền Nam. Nếu điều này xảy ra, theo tính toán, EVN sẽ phải bù khoảng 10.000 tỉ đồng và khoản lỗ này sẽ được phân bổ vào giá thành điện trong những lần tăng tiếp theo. Đó là chưa kể EVN vẫn còn khoản lỗ treo hơn 8.000 tỉ đồng của năm 2010 cộng với 26.000 tỉ đồng lỗ chênh lệch tỉ giá, đã được cho chủ trương bù đắp dần vào giá điện cho tới năm 2015.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, với quy định hiện hành, khi có biến động giá đến 5%, EVN sẽ được phép điều chỉnh giá điện. Nếu các yếu tố như tỉ lệ huy động nhiệt điện than, điện chạy dầu cao diễn ra cùng thời điểm với việc điều chỉnh giá than bán cho ngành điện, yếu tố đầu vào chắc chắn sẽ vượt trên 5%, lúc đó EVN hoàn toàn được phép tăng giá điện.
. Theo VNN

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Dân Trung Quốc lại biểu tình chống ô nhiễm nhà máy lọc dầu



PDF.
InEmail
Phuchoiacquy - Sau nhiều vụ biểu tình chống nạn ô nhiễm tại Trung Quốc, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện tại đất nước này. Hôm nay, báo Le Monde đăng bài phân tích, cho biết người dân tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc liên tục xuống đường phản đối dự án xây nhà máy lọc dầu và sản xuất hóa chất mà cư dân địa phương cho là sẽ tác hại đến môi trường.

Dân Côn Minh xuống đường phản đối dự án xây nhà máylọc dầu và sản xuất hóa chất paraxylene (REUTERS)
Theo báo Le Monde, với việc xây dựng nhà máy lọc dầu tại An Ninh, một thành phố nhỏ gần Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, 7 ngôi làng đã bị phá hủy và 3000 cư dân phải di tản. Mỗi hộ gia đình được đền bù 1100 nhân dân tệ (150 euro)/tháng/ người. Khoản đền bù này có thể kéo dài trong vòng một hoặc hai năm.
Từ sau các vụ xuống đường phản đối nạn ô nhiễm tại Côn Minh, người dân tại thành phố An Ninh cũng tự hỏi : « Người dân ở Côn Minh sống cách đây 30 km mà họ còn e ngại ô nhiễm gây tác hại đến sức khỏe. Vậy thì sức khỏe của chúng ta sẽ ra sao khi sống gần nhà máy độc hại này ? »
Nhà máy lọc dầu khổng lồ tại An Ninh có một vai trò chiến lược quan trọng, với tham vọng biến tỉnh Vân Nam thành một trung tâm thương mại và giao thông, nối liền Trung Quốc với Đông Nam Á. Với 45 triệu dân và giáp ranh với các nước Việt Nam, Lào, Miến Điện, tỉnh Vân Nam được chính phủ xem như điểm mấu chốt của sự phát triển trong tương lai.
Do đó, chính quyền đã hoạch định các dự án xây dựng đường sắt nối liền Côn Minh với Lào và Miến Điện. Đây được xem là bước đột phá đầy tính chiến lược của Trung Quốc bởi vì nhờ vào hệ thống giao thông này, Trung Quốc sẽ bớt lệ thuộc hơn vào eo biển Malacca, nơi trung chuyển phần lớn nhập khẩu dầu khí.

Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Tờ báo điểm lại một số vụ biểu tình diễn ra tại Côn Minh phản đối ô nhiễm. Cuối tháng 3, người dân phát hiện dự án sản xuất paraxylene tại nhà máy lọc dầu, một loại hóa chất độc hại trong trường hợp nhà máy gặp sự cố. Từ đó, đã nổ ra ba cuộc biểu tình tại các thành phố ven biển như tại Hạ Môn vào năm 2007, Đại Liên (2011) và Ninh Ba (2012).
Ngày 04/05 vừa qua, hàng nghìn người dân Côn Minh đổ xuống đường đeo khẩu trang đen, giương biểu ngữ : « Tống chất paraxylene ra khỏi Côn Minh » hay « Đừng chấp nhận paraxylene ».
Tờ báo trích dẫn nhận định của một cư dân mạng, vốn quan tâm đến các vần đề về môi trường. Anh đã nêu bật một thực trạng không mấy khả quan : nhà máy lọc dầu không mang lại lợi ích gì cho người dân, về mặt công ăn việc làm cũng như giá cả xăng dầu, trái ngược hoàn toàn với những gì mà chính phủ đang vẽ ra. Đặc biệt, anh còn hay rằng nhà máy lọc dầu bị bộ Tài nguyên Môi trường chỉ trích đã khai gian các số liệu khí thải ô nhiễm và không sử dụng các phương tiện phòng ngừa ô nhiễm.
Trong những ngày sôi động chuẩn bị cho lần xuống đuờng phản đối ngày 16/05, chính quyền địa phương đã ra lệnh cho các trường đại học, các công ty quốc doanh, giới taxi và các tổ chức phi chính phủ (ONG) không được biểu tình. Bằng không, họ sẽ bị trừng phạt. Thế nhưng, người dân càng tức giận hơn vì họ ‘‘không còn tin tưởng nơi chính quyền’’ và cuộc biểu tình ngày 16/05 đã huy động đông đảo người tham gia.
Theo Le Monde, người dân Côn Minh nổi tiếng là ôn hòa, nhưng việc chính quyền địa phương cho xây cất liên tục mà không nghĩ đến lợi ích của dân, khiến cho người dân ‘‘tức nước vỡ bờ’’. Hơn nữa, Côn Minh có một truyền thống lâu đời bảo vệ sinh thái do có nhiều tổ chức phi chính phủ Trung Quốc và nước ngoài được đặt tại đây.
Tờ báo còn cho biết công an Trung Quốc đã « ghé thăm nhà của một nữ nhân viên kế toán, chuyên thông tin trên mạng Vi Bác (Twitter của Trung Quốc) về các cuộc biểu tình. Kết qủa là hai mẹ con đã bị gây khó dễ và tài khoản của cô đã bị khóa lại.
Tuy vậy, một cuộc biểu tình lớn khác được dự trù vào ngày 06/06 tới, một ngày biểu tượng vì chính quyền địa phương chọn ngày này để khai trương một hội chợ triển lãm nhằm quảng bá các kế hoạch phát triển đầy tham vọng của tỉnh Vân Nam.
RFI

Để chống Trung Quốc, Việt Nam phải nhấn mạnh đến vị trí 'yết hầu' của Hoàng Sa


Đảo Phú Lâm  thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org

Trọng Nghĩa
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).

Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ với RFI một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam. Giáo sư Long nhấn mạnh rằng trong đối sách chống các yêu sách quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam không nên tập trung quá vào vấn đề chủ quyền lịch sử mà cần nhấn mạnh nhiều hơn đến các nguy cơ mà Trung Quốc đặt ra đối với khu vực và thế giới khi tìm cách thâu tóm Biển Đông, và nhất là khi nắm giữ Hoàng Sa – yết hầu của tuyến hàng hải qua khu vực.


Ngô Vĩnh Long : Thật ra hội thảo vừa qua không phải về Biển Đông. Chủ đề hội thảo là : « Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa : Các khía cạnh lịch sử và pháp lý ». Thành ra, ban tổ chức chỉ muốn những người đến dự nói về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà thôi. Lẽ dĩ nhiên có một số người khác - trong đó có tôi - nói về các khía cạnh khác, nhưng phần lớn đều đề cập đến vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tôi nghĩ như thế cũng tốt, bởi vì Việt Nam có cơ hội để trình bày những nghiên cứu của mình. Mặc dù phía Việt Nam phần lớn chỉ dùng tài liệu Việt Nam, không dùng tài liệu nước ngoài, nhất là tài liệu của Trung Quốc, nhưng ít ra cũng cho thế giới biết là Việt Nam có những tài liệu gì và nghĩ gì về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quá tập trung vào vấn đề chủ quyền lịch sử là bước lùi rất lớn

RFI : Nói nhiều về chủ quyền lịch sử phải chăng là xu hướng hiện nay tại Việt Nam ?
Ngô Vĩnh Long : Nếu là một xu hướng, thì tôi nghĩ đây là một bước lùi rất lớn bởi vì nhiều nước trên thế giới nói rằng sẽ không can thiệp vào vấn đề chủ quyền, mà đối với họ, vấn đề an ninh trên biển cả và an ninh trong khu vực mới là vấn đề lớn. Tại sao ? Bởi vì 90% của thương mại thế giới là trên biển, và 60% khối mậu dịch đó đi qua Biển Đông.
Khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò, tất nhiên là Trung Quốc đã gây khó khăn, không chỉ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hay với một, hai nước nào đó trong khu vực, mà là đối với toàn thế giới. Cho nên đây là vấn đề của thế giới, vấn đề an ninh của thế giới.
Nếu chúng ta lại nhấn mạnh vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, tức là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì không khác gì chúng ta lại đi lùi, và nói rằng : « Đây là vấn đề giữa tôi với Trung Quốc, và chúng tôi sẽ bàn cãi những vấn đề luật pháp hay lịch sử với Trung Quốc, chứ còn các anh nước ngoài không nên dính dáng vào ! ».
Tôi nghĩ đó là tự mình cô lập mình. Đây là một vấn đề mà tôi cho là cần phải nghĩ lại.
Dĩ nhiên Việt Nam nằm sát Trung Quốc, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng phải nói cho Trung Quốc biết rằng những việc gây hấn của Trung Quốc trong khu vực cuối cùng sẽ gây khó khăn cho chính người Trung Quốc.
Có thể là một số lãnh tụ của Trung Quốc đang dùng vấn đề gây hấn để thủ lợi cho mình, nhưng về xa về dài, nếu vấn đề gây ra thêm khó khăn, điều đó sẽ bất lợi cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và bất lợi cho người Trung Quốc.

Không nên mắc mưu song phương của Trung Quốc

Vừa qua, Việt Nam đã gởi nhiều lãnh đạo sang Trung Quốc, nói về vấn đề hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ cố gắng làm sao bảo vệ lợi ích của hai bên và cùng nhau bảo vệ an ninh trong khu vực.
Đó là việc làm tốt, nhưng tôi nghĩ rằng đây không phải là chuyện song phương, đây là chuyện của các nước trên thế giới mà Việt Nam không nên bị kẹt vào cái thế song phương, để rồi nói tránh đi các vấn đề, hay nói những vấn đề chủ quyền đảo… xa xưa mà không đi đến vấn đề chính là làm sao buộc Trung Quốc phải bỏ đường lưỡi bò và phải có thái độ thích ứng và hòa hoãn hơn trong khu vực.

RFI : Riêng trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa, một trong những trọng tâm cuộc hội thảo mà giáo sư vừa tham dự, giáo sư thấy Việt Nam cần phải xoáy vào khía cạnh nào khi nêu vấn đề này ra trước quốc tế ?
Ngô Vĩnh Long : Về vấn đề Hoàng Sa, Việt Nam phải tiếp tục nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, và không những Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và đã giết bao nhiêu người Việt Nam, mà Trung Quốc bây giờ còn thành lập cái thành phố Tam Sa ở trên Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Và Trung Quốc đã nói rằng nếu có thuyền bè nước khác đi sang khu vực đó, thì nếu Trung Quốc muốn, Trung Quốc sẽ đưa người lên kiểm soát.

Không nên để Trung Quốc lũng đoạn Hoàng Sa - 'yết hầu' của Biển Đông

Đấy là gì ? Nếu ai nhìn lại bản đồ sẽ thấy là khoảng cách giữa Hoàng Sa và Hải Nam chỉ có khoảng 175 dặm, nếu Trung Quốc muốn làm kẹt lưu thông của cả thế giới, thì nơi đó là yết hầu chứ không phải là ở dưới Malaysia hay Singapore.

Nếu đó là yết hầu, thì nếu vì Trung Quốc bắt chẹt thế giới nhiều quá mà đến một lúc nào đó, có một chiếc tiềm thủy đỉnh hay một chiếc tàu gì đó, chất chất nổ tông vào một số thuyền của Trung Quốc, thì sẽ gây ra một sự cố rất lớn cho toàn thế giới.

Cho nên thế giới phải nói với Trung Quốc rằng : “Anh đã chiếm Hoàng Sa một cách bất hợp pháp, đã giết người, nhưng theo luật quôc tế, tất cả các đảo Hoàng Sa, Trường Sa v.v... không thể có lãnh hải dài hơn là 12 dặm”, để Trung Quốc đừng dùng Hoàng Sa và nói rằng là có EEZ 200 dặm, để bắt chẹt các nước nhỏ có thuyền bè đi sang vùng đó.

Trung Quốc kể như không dám làm như vậy với Mỹ, nhưng chúng ta phải nhìn trường hợp (chiếc quân hạm Mỹ) Impeccabble. Impeccable chỉ đến gần đảo Hải Nam khoảng 75 hải lý, mà Trung Quốc còn đưa tàu ra đụng huống chi các nước nhỏ.

Cho nên phải nhắc vấn đề này, cho thế giới biết rằng đây là sự nguy hiểm rất lớn, và vấn đề Hoàng Sa không phải là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà là vấn đề của toàn thế giới.

RFI : Việt Nam chưa quảng bá rộng rãi vấn đề này ?

Ngô Vĩnh Long : Vâng. Thành ra Việt Nam nên tiếp tục làm vấn đề đó, chứ còn nói về chủ quyền sơ sơ, rồi cách đây cách đây ba, bốn trăm năm trước chúng tôi có đội Hoàng Sa, từ đảo Lý Sơn đi ra…, thì vấn đề trước hết là xa vời, thứ nữa là về luật pháp quốc tế, Việt Nam có liên tục kiểm soát Hoàng Sa hay không, hay là có lúc nào đó Việt Nam vì lý do gì đó không có làm được.
Theo tôi, nói về vấn đề lịch sử mà không nói về vấn đề pháp lý ở chỗ này là không thuyết phục đối với thế giới, nhưng mà có thuyết phục đối với thế giới về vấn đề pháp lý hay là vấn đề lịch sử, thì cũng không làm cho họ thấy cái nguy cơ, và thấy là họ phải cùng với Việt Nam và các nước trong khu vực bảo vệ an ninh trong vùng.

TẬP CẬN BÌNH VÀ “GIẤC MỘNG TRUNG HOA”


TTXVN (Niu Yoóc 15/5)
Ngày 1/5, viện “Jamestown Foundation” của Mỹ công bố bài viết của nhà phân tích Trung Quốc Willy Lam, trong đó nhấn mạnh kể từ khi trở thành Tổng Bíthư tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18 tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình nhắc đến “Giấc mộng Trung Hoa” ít nhất 5 lần. Trong tất cả những lần đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng “Giấc mộng Trung Hoa” là “hoàn thành cuộc phục hưng vĩ đại của Trung Quốc” và “đây là ước mơ lớn nhất của Trung Quốc trong lịch sử cận đại”.
Ai cũng biết ông Tập Cận Bình không phải nhà lý luận nổi tiếng, do đó “Giấc mộng Trung Hoa” được coi như một khẩu hiệu quan trọng trong kỷ nguyên Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường, được đề ra từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào năm 2022. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu việc thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” có thể nâng lên ở mức độ giống như các tuyên bố có ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình như cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. ông Hồ Cẩm Đào đưa ra những khẩu hiệu như “xây dựng xã hội hài hòa” và thực hiện “quan điểm phát triển khoa học”, trong khi đó ông Giang Trạch Dân đưa ra “Thuyết Ba đại diện”. Nhưng thực tế, do ý nghĩa mơ hồ của “Giấc mộng Trung Hoa”, các phe phái trong đội ngũ cán bộ và trí thức Trung Quốc đang tranh luận gay gắt về khẩu hiệu liên quan đến tương lai của cải cách, đặc biệt là sự tự do hóa chính trị ở Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, “Giấc mộng Trung Hoa” hay phục hưng dân tộc Trung Hoa có nghĩa là một nước Trung Quốc thịnh vượng về kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Ông Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng này lần đầu tiên khi đến kiểm tra một cuộc triển lãm lịch sử tại Viện bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tháng11/2012, trong đó bao gồm hai mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế. Đến năm 2021, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, Trung Quốc phải đạt mục tiêu “xây dựng xã hội khá giả”. Xa hơn nữa, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049, Trung Quốc sẽ phát triển thành một “nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa”. Theo dự đoán của nhà kinh tế cấp cao Vương Nhật Minh thuộc ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước, GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 90 nghìn tỷ nhân dân tệ (14,6 nghìn tỷ USD) vào năm 2020 và ở thời điểm đó GDP bình quân đầu người Trung Quốc có thể đạt 10.000 USD. Năm 2050, GDP của Trung Quốc có thể đạt 350 nghìn tỷ nhân dân tệ (56.600 tỷ USD) và GDP bình quân đầu người có thể đạt 42.000 USD. Về phát triển chính trị-xã hội, đặc biệt là vấn đề dân chủ, ông lập cam kết theo đuổi chủ nghĩa bình quân khi ông xem xét lại những nội dung chính của “Giấc mộng Trung Hoa”. Ồng cho biết: “Giấc mộng Trung Hoa là ước mơ của dân tộc Trung Hoa cũng như ước mơ của mỗi người Trung Quốc”. Các nhà lãnh đạo tối cao từng cam kết tất cả người Trung Quốc phải “có cơ hội khẳng định mình trong cuộc sống. Họ phải có cơ hội biến ước mơ thành sự thật. Họ phải có cơ hội trường thành và tiến bộ cùng với quê hương và thời đại”. Nhưng rõ ràng ông Tập Cận Bình không đề cập tới các khái niệm về dân chủ và quyền bình đẳng của phương Tây hoặc nhân loại. Ông cam kết Chính phủ Trung Quốc “sẽ tránh đi theo tất cả các con đường cũ và cũng không theo đuổi con đường thay đổi màu cờ và sắc áo” của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Thực tế, trong bài phát biểu trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) tháng 3/2012, ông Tập Cận Bình đưa ra 3 điều kiện tiên quyết để đạt đưọ’c “Giấc mộng Trung Hoa”: “Giấc mộng Trung Hoa” chỉ có thể được thực hiện bằng cách đi theo con đường của Trung Quốc; “Giấc mộng Trung Hoa” tất yếu có nghĩa là truyền bá tinh thần Trung Quốc; thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” nhất thiết phải tập trung và kết tinh sức mạnh của Trung Quốc”. Điều này cơ bản loại bỏ việc áp dụng tư tưởng và định chế quản lý của phương Tây. Hơn nữa, Chính quyền Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường đã thông qua hàng loạt biện pháp tái cơ cấu hành chính nhằm tập trung quyền lực nhiều hơn nữa vào các tổ chức của Đảng và một số cơ quan cấp cao như Ban bí thư Trung ương.
Những người bảo thủ cảnh báo, không ai được phép hiểu khẩu hiệu của ông Tập Cận Bình là ủng hộ các giá trị “tự do tư sản”. Ông Vương Nghĩa Nguy, nhà khoa học chính trị tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, cho rằng các nhà trí thức tự do muốn đánh đồng “Giấc mộng Trung Hoa” với phương Tây hóa là hoàn toàn sai lầm. Thực tế “Giấc mộng Trung Hoa” có nghĩa “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác phù hợp với điều kiện Trung Quốc để mở ra con đường chủ nghĩa xà hội mang đặc sắc Trung Quốc”. Trong bài bình luận về chủ đề tương tự, Nhật báo Bắc Kinh cũng chỉ ra rằng lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy lòng yêu nước cũng như thực hiện nghiêm sắc lệnh của ĐCSTQ. Tờ báo nhấn mạnh: “Chúng ta phải cùng nhau thực hiện giấc mơ của đất nước và ước mơ của dân tộc Trung Hoa cùng với giấc mơ của mỗi cá nhân. “Giấc mộng Trung Hoa” là mục tiêu mà các đảng viên Cộng sản phải đấu tranh gian khổ để đạt được… đó cũng là nguyện vọng của mọi người dân Trung Quốc”. Mặc dù thực tế ông Tập Cận Bình tránh đề cập tới những vấn đề nhạy cảm liên quan đến cải cách chính trị hay tự do hóa tư tưởng trong thập kỷ qua, nhưng một số trí thức có tư tưởng tự do đã hiểu không đúng “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu Bào Đồng và cũng là thư ký riêng của cố Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, kêu gọi ông Tập Cận Bình nên “trả lại giấc mơ cho người dân”. Ông Bào – người đang bị công an theo dõi 24/24 giờ cho rằng chí ít ông Tập Cận Bình cần nhận thấy “đối tượng” của “Giấc mộng Trung Hoa” là từng cá nhân người Trung Quốc chứ không phải Nhà nước. Trong một bài báo công bố trên Đài RFA tháng 3/2012, ông Bào cho biết: “Ông Tập Cận Bình cho biết “Giấc mộng Trung Hoa” phải được thực hiện theo chế độ sở hữu tư nhân”, ông Bào cũng cho rằng: “Nhà nước không được độc quyền “Giấc mộng Trung Hoa”, Đất nước nên cho phép chúng tôi thực hiện giấc mơ của mình”. Ông Bào cho biết giấc mơ của ông là tất cả mọi người dân Trung Quốc “có thể có tự do ngôn luận… không bị quấy rối và kiểm duyệt”. Tương tự, giáo sư luật của Đại học Bắc Kinh Hạ Vệ Phương nói: “Mục tiêu quan trọng nhất của một đất nước hiện đại hóa là cho phép mọi người có phẩm giá, tự do và các quyền để mỗi người có thể làm việc chăm chỉ nhằm thực hiện ước mơ của họ”. Điều quan trọng là, các học giả có quan hệ với các cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một số đánh giá tương đối không chính thống về “Giấc mộng Trung Hoa”. Đối với nhà lý luận Chu Thiên Dũng, giảng viên chính trị tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ, “Giấc mộng Trung Hoa” có nghĩa “mỗi người Trung Quốc có thể làm việc và sống trong nền dân chủ, bình đẳng, công bằng, công lý và trong một xã hội hài hòa trật tự”. Giáo sư Chu cho biết thêm: “Nhà nước cần đưa ra các chính sách để mỗi người nỗ lực và có cơ hội thực hiện ước mơ của họ”. Ông Xin Ming, một học giả nổi tiếng khác ở Trung Quốc, cho biết “Giấc mộng Trung Hoa” phải mang ý nghĩa dân chủ đầy đủ, quy định luật pháp toàn diện như: bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của công dân… bảo đảm sự phát triển tự do và toàn diện của tất cả công dân”. Bất đồng về nghĩa và tầm quan trọng của “Giấc mộng Trung Hoa” cũng được thể hiện qua những lời giải thích khác nhau về tác động của nó đối với chính sách đối ngoại. Ông Tập Cận Bình cho rằng ý tưởng của “Giấc mộng Trung Hoa” không chỉ giới hạn đối với công dân và đất nước Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn của báo giới từ các nước BRICS tháng 3/2012, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, “Giấc mộng Trung Hoa” cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho thế giới và “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ được thực hiện thông qua con đường hòa bình. Khi phát biểu tại Học viện Quan hệ Quốc tế Mátxcơva, ông Tập Cận Bình nhắc lại: “Giấc mộng Trung Hoa sẽ mang lại phúc lành và sự tốt đẹp không những cho người dân Trung Quốc mà cả người dân ở các nước khác”. Đặc biệt trong thời gian đến thăm Tandania tháng 3/2013, tân Chủ tịch Trung Quốc khẳng định rõ tầm quan trọng toàn cầu của “Giấc mộng Trung Hoa”, “Giấc mơ châu Phi” và “Giấc mơ của Thế giới”. Ông nói: “Cùng với cộng đồng quốc tế, các dân tộc Trung Hoa và châu Phi sẽ nỗ lực thực hiện giấc mơ toàn cầu về hòa bình và thịnh vượng chung bền vững”. Qua những tuyên bố đó dường như ông Tập Cận Bình muốn nhấn mạnh cam kết của Bắc Kinh với “sự phát triển hòa bình” và xóa bỏ “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”. Nhưng rõ ràng, Trung Quốc có một quân đội quyết đoán gắn liền với “Giấc mộng Trung Hoa” và “phục hưng dân tộc Trung Hoa”.
Trong khi kiểm tra các sư đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tháng 12/2012, ông Tập Cận Bình nhắc lại “Giấc mộng Trung Hoa” cũng có nghĩa “giấc mơ về một Trung Quốc hùng mạnh và giấc mơ một quân đội hùng mạnh. Để đạt được sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của một quốc gia thịnh vượng và một quân đội hùng mạnh. Chúng ta phải xây dụng và củng cố quốc phòng và một quân đội hùng mạnh”, ông Tập Cận Bình cũng nhiều lần kêu gọi các sĩ quan và chiến sĩ PLA “sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng các cuộc chiến tranh”. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo quân sự PLA dường như đang lợi dụng “Giấc mộng Trung Hoa” như một công cụ để tăng cường vận động hành lang nhằm đạt được các nguồn kinh tế nhiều hơn và tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề quốc gia. Trong bài xã luận gần đây dưới nhan đề: “Toàn quân ủng hộ mạnh mẽ để bảo đảm thực hiện thành công “Giấc mộng Trung Hoa”, tờ “Quân giải phóng” của Trung Quốc khẳng định các lực lượng vũ trang sẽ “phải vật lộn rất nhiều để thực hiện giấc mơ một Trung Quốc hùng mạnh và một quân đội hùng mạnh. Chỉ khi xây dựng quốc phòng hùng mạnh mới bảo đảm xây dựng kinh tế. Tăng cường xây dựng quốc phòng mạnh cũng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội”. Thực tế, so với những người tiền nhiệm như cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể nhanh chóng củng cố vững chắc quyền lực của ông trong Đảng, Chính phủ và quân đội. Nhưng hiện nay ông Tập Cận Bình phải chứng minh với khán giả trong và ngoài Trung Quốc rằng ít nhất ông cũng có khả năng bằng cha mình, cựu Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, về tầm nhìn xa trông rộng, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại từ lâu ở Trung Quốc. Nếu không khẩu hiệu “Giấc mộng Trung Hoa” của ông cũng chỉ là khẩu hiệu suông và dần dần bị chìm lấp như những các khẩu hiệu của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.
(Tạp chí The Economist, số ngày 4/5/2013)
Tầm nhìn của vị tân chủ tịch nước Trung Quốc phải phụng sự nhân dân, chứ không phải là phụng sự một nhà nước dân tộc chủ nghĩa.
Năm 1793, một công sứ nước Anh, Huân tước Macartney, đã tới cung điện của hoàng đế Trung Quốc, hy vọng mở một đại sứ quán. Ông mang theo những món quà được lựa chọn kỹ lưỡng từ quốc gia mới công nghiệp hóa của mình. Vua Càn Long, đất nước của ông khi đó chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu, đã thẳng thừng từ chối. Nhà vua viết cho vua George III: “Chúng tôi có thể thấy rõ sự khiêm nhường và phục tùng chân thành của Ngài”, nhưng chúng tôi không có “nhu cầu dù là nhỏ nhất đối với các hàng hóa công nghiệp của đất nước Ngài”. Người Anh đã quay trở lại những năm 1830 cùng với những chiếc pháo hạm để ép buộc mở cửa thương mại, và những cố gắng cải cách của Trung Quốc kết thúc trong sự sụp đổ, bẽ mặt và, cuối cùng là chủ nghĩa Maoít.
Trung Quốc đã thực hiện một cuộc hành trình phi thường trên con đường trở lại sự vĩ đại. Hàng trăm triệu người đã tự mình thoát khỏi đói nghèo, và hàng trăm triệu người nữa đã gia nhập tầng lớp trung lưu mới. Trung Quốc ở ngưỡng cửa của việc giành lại được cái mà nước này coi là vị trí chính đáng của mình trên thế giới. Ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đang mở rộng và trong vòng một thập kỷ, nền kinh tế của nước này được cho là sẽ vượt nền kinh tế Mỹ. Trong những tuần đầu tiên lên nắm quyền, vị lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản cầm quyền, Tập Cận Bình, đã gợi lại sự trỗi dậy đó với một khẩu hiệu mới mà ông đang sử dụng để đoàn kết một dân tộc ngày càng đa dạng, khi niềm tin vào chủ nghĩa Mác mất đi. Ông gọi học thuyết mới của mình là “giấc mộng Trung Hoa”, gợi lại học thuyết tương tự về Mỹ của nước này. Những khẩu hiệu như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở Trung Quốc. Các bản tin tràn ngập giấc mộng của ông. Các trường học tổ chức những cuộc thi diễn thuyết về đề tài này. Một chương trình tài năng trên TV hiện đang tìm kiếm “Tiếng nói của Giấc mộng Trung Hoa” (The Voice of Chinese Dream).
Đất nước, cũng như người dân, phải có mơ ước. Nhưng tầm nhìn của ông Tập chính xác là gì? Tầm nhìn đó dường như gồm có cả khát vọng kiểu Mỹ nào đó, khát vọng được hoan nghênh, nhưng cũng là một dấu hiệu gây rối của chủ nghĩa dân tộc và của chủ nghĩa độc đoán được gói ghém lại.
Sự kết thúc của hệ tư tưởng
Kể từ khi bị bẽ mặt trong thế kỷ 19, các mục tiêu của Trung Quốc bao gồm sự giàu có và sức mạnh. Mao Trạch Đông đã cố gắng đạt được những mục đích đó thông qua chủ nghĩa Mác. Đối với Đặng Tiểu Bình và những người kế vị của ông, hệ tư tưởng đã linh hoạt hơn (mặc dù sự kiểm soát của đảng là tuyệt đối). Thuyết “Ba Đại diện” của Giang Trạch Dân nói rằng đảng phải là hiện thân cho xã hội được thay đổi, cho phép các doanh nhân gia nhập đảng. Hồ Cẩm Đào thúc đẩy “quan điểm phát triển khoa học” và “phát triển hài hòa” để giải quyết tình trạng không cân đối do khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn gây ra.
Mặc dù vậy, giờ đây đã xuất hiện một nhà lãnh đạo mới có phong cách mới và một người vợ ăn ảnh nổi tiếng, ông Tập nói về cải cách; ông đã phát động một chiến dịch chống lại sự phung phí của quan chức. Mặc dù thiếu chi tiết, nhưng giấc mộng của ông khác với bất kỳ giấc mộng nào từng có trước đây. So sánh với các hệ tư tưởng nặng nề của những người tiền nhiệm thì hệ tư tưởng này lôi cuốn cảm xúc của người dân. Dưới thời Mao Trạch Đông, đảng đã công kích tất cả nhừng gì cũ kĩ và xóa bỏ quá khứ mang tính quân chủ, giờ đây việc ông Tập nhấn mạnh vào sự vĩ đại của quốc gia đã biến những nhà lãnh đạo đảng trở thành người thừa kế các vị vua thế kỷ 18, khi mà những vị hoàng đế nhà Thanh đòi hỏi các công sứ phương Tây phải khấu đầu (Macartney đã từ chối).
Nhưng cũng có những hoạt động chính trị thực tiễn đơn thuần. Với tăng trưởng chậm lại, thuyết ái quốc của ông Tập có vẻ như chủ yếu được coi là nguồn lực mới cho tính hợp pháp của Đảng Cộng Sản. Không phải trùng hợp ngẫu nhiên mà lần đầu tiên ông Tập đề cập đến giấc mộng của mình về “sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” là vào tháng 11 trong một bài phát biểu tại bảo tàng quốc gia ở Quảng Trường Thiên An Môn, nơi một cuộc triển lãm được gọi là “Con đường tiến tới sự hồi sinh” phơi bày sự đau khổ của Trung Quốc dưới bàn tay của các cường quốc thực dân và sự giải thoát của Đảng Cộng Sản.
Mơ một giấc mơ nhỏ bé của Tập Cận Bình
Không ai nghi ngờ rằng ưu tiên của ông Tập sẽ là giữ cho nền kinh tế tăng trưởng – các nhà lãnh đạo của nước này nói về việc phải mất nhiều thập kỷ đề quốc gia nghèo khó của họ bắt kịp với những người Mỹ giàu có hơn nhiều – và điều đó có nghĩa rằng sẽ mở cửa Trung Quốc hơn nữa. Nhưng giấc mộng của ông có hai mối nguy hiểm rõ ràng.
Một là chủ nghĩa dân tộc. Một ý thức lâu đời về tình trạng luôn bị xâm lược trong lịch sử có nghĩa rằng lối nói khoa trương về một quốc gia hồi sinh có thể vô cùng dễ dàng trở thành điều nguy hiểm. Khi các cuộc va chạm nhỏ và sự khiêu khích gia tăng ở các vùng biển xung quanh, các blogger yêu nước không cần cổ vũ cũng tự đưa ra yêu cầu rằng người Nhật phải được dạy một bài học khiến cho bẽ mặt. Ông Tập đang đùa giỡn vợi các lực lượng vũ trang. Vào tháng 12, trong một chuyến kiểm tra lực lượng hải quân ở miền Nam Trung Quốc, ông đã đề cập đến một “giấc mơ quân đội hùng mạnh”. Các lực lượng vũ trang rất vui mừng với cuộc trò chuyện như vậy. Cho dù mục đích chính của ông Tập trong việc nuông chiều những người hiếu chiến chỉ là để giữ họ ở lại phe của mình, thì điều đáng lo sợ là lời nói này báo trước một lập trường hiếu chiến hơn ở Đông Á. Không ai cần phải bận tâm về một Trung Quốc tự tin cảm thấy thỏa mãn với chính mình, nhưng một đất nước biến đổi từ một nạn nhân thuộc địa thành một kẻ bắt nạt nóng lòng muốn tính nợ với Nhật Bản sẽ đem lại tổn thất lớn hơn cho khu vực – bao gồm cả chính Trung Quốc.
Rủi ro thứ hai là “Giấc mộng Trung Hoa” cuối cùng sẽ chuyển giao nhiều quyền lực cho đảng hơn là cho người dân. Tháng 11/2012, ông Tập gợi nhớ lại Giấc mơ Mỹ, tuyên bố rằng “Đáp ứng khát vọng [của người dân chúng ta] về một cuộc sống hạnh phúc là nhiệm vụ của chúng ta”. Những công dân Trung Quốc bình thường có không ít tham vọng hơn người Mỹ trong việc sở hữu một ngôi nhà, cho con học đại học hay chỉ là vui chơi. Nhưng trọng tâm chính của ông Tập dường như là việc tăng cường việc nắm quyền lực tuyệt đối của đảng. Ông nói với lực lượng hải quân rằng “tinh thần của một quân đội hùng mạnh” nằm ở việc tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của đảng. Cho dù “Giấc mộng Trung Hoa” tránh lối nói khoa trương Cộng sản, thì ông Tập đã tỏ rõ rằng ông tin Liên Xô sụp đổ vì Đảng Cộng sản ở đó đã xa rời hệ tư tưởng chính thống và kỷ luật nghiêm khắc, ông nói: “Giấc mộng Trung Hoa là một lý tưởng. Những người Cộng sản phải có một lý tưởng cao hơn, và đó là Chủ nghĩa Cộng sản”.
Một thử nghiệm cơ bản về tầm nhìn của ông Tập sẽ là thái độ của ông đối với sự cai trị của pháp luật. Mặt tốt của “Giấc mộng Trung Hoa” cần có điều này: nền kinh tế, hạnh phúc của nhân dân và sức mạnh thực sự của Trung Quốc phụ thuộc vào việc giảm bớt các quyền lực độc đoán. Nhưng nạn tham nhũng và tình trạng dư thừa quan chức quá mức sẽ chỉ được kiềm chế khi hiến pháp trở nên có quyền lực hơn đảng. Thông điệp này được đưa ra trong một bài xã luận trên một tờ báo cải cách vào ngày 1/1/2013 có tựa đề là “Giấc mơ Chủ nghĩa hợp hiến”. Bài xã luận kêu gọi Trung Quốc sử dụng sự cai trị của pháp luật để trở thành một “đất nước tự do và hùng mạnh”. Nhưng những người kiểm duyệt đã thay đổi bài báo vào phút chót và gạch bỏ tiêu đề này. Nếu đó là biểu hiện thực sự cho giấc mộng của ông Tập thì Trung Quốc vẫn còn một hành trình dài phía trước.
***
TTXVN (Angiê 15/5)
Nếu muốn mình được nhìn nhận một cách nghiêm túc là một thủ lĩnh về phương diện quốc tế, tạp chí “Statafrik” cho rằng chính quyền mới ở Trung Quốc phải hành động để chấm dứt trò hề thô thiển của chế độ Kim Châng Un.
Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau khi nhậm chức, đã tiến hành chuyến công du đối ngoại đầu tiên của mình. Tiếp đó, theo truyền thống của nước này đôi khi thiếu tinh tế hay ngược lại, ông tung ra chiến dịch chính trị của mình. Trong một bài xã luận đăng trên tờ “Nhân dân nhật báo”, người ta giải thích Đảng cộng sản làm thế nào để tiếp tục thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” nhằm “mang lại sự thịnh vượng và sức sống mới cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân”. Thuật ngữ “giấc mộng Trung Hoa” bắt đầu lan truyền trong giới truyền thông Trung Quốc cũng như trong các bài phát biểu chính thức và các mạng xã hội.
Đó có thể là một khẩu hiệu trống rỗng vì rốt cuộc, nội dung của “Giấc mộng Trung Hoa” (điều cần làm là làm sao thực hiện được giấc mộng này) vẫn là điều mơ hồ. Đó có thể là cuộc đấu tranh chống tham nhũng và rất chắc chắn, điều đó nhằm giúp Đảng cộng sản Trung Quốc được người dân ủng hộ mạnh mẽ hơn trong lúc đảng này đang ngày càng xa rời dân chúng và sa đà vào chủ nghĩa tinh hoa. Nhưng theo tờ “Nhân dân nhật báo”, biến “Giấc mộng Trung Hoa” thành hiện thực cũng là lật lại “sự nhục nhã” mà các chính phủ nước ngoài bắt Trung Quốc phải chịu đựng trong một thời gian dài. Tập Cận Bình dường như muốn khuấy động trở lại lòng yêu nước, và thậm chí có thể còn hơn thế nữa: “sức sống mới” có thể được mang lại cho toàn dân tộc cả sức mạnh quân sự lẫn vị thế quốc tế của nước này.
Đó có thể cũng là điều bình thường vì Trung Quốc là một cường quốc kinh tế quan trọng có mức tăng trưởng cao. Nhưng nếu đó đúng là điều họ mong muốn thì tại sao Bắc Kinh không nắm lấy vận hội đó? Trung Quốc có thể đã bắt đầu có vai trò quý giá trên thế giới, một vai trò không những có thể cho phép nước này có thêm bạn và người hâm mộ trong số các nước khác, mà cùng với thời gian, còn có thể giảm được sự có mặt về quân sự của Mỹ ở vùng Bắc Á bằng cách loại trừ mối đe dọa tiềm tàng của một trong các cuộc xung đột nghiêm trọng nhất trong vùng. Nếu bắt đầu từ bây giờ, Trung Quốc có thể chấm dứt được trò hề thô thiển của chế độ Bắc Triều Tiên và, nếu cùng hành động với Mỹ, có thể bắt đầu tái thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có bằng lòng với việc chỉ muốn Bắc Triều Tiên ngừng phóng tên lửa không? Rốt cuộc, họ không cần phải thực hiện các biện pháp trừng phạt. Họ cũng không phải đáp trả các mối đe dọa quân sự gây ầm ĩ với việc phô trương sức mạnh không quân như giới quân sự Mỹ vẫn làm.
Trung Quốc có thể chỉ cần làm một việc đơn giản là phong tỏa việc cung ứng năng lượng và lương thực cho Bình Nhưỡng vì họ là nước cung cấp nhiều nhất. Và nếu muốn thực sự thay đổi một chế độ đang giam giữ hàng chục nghìn người trong các trại tập trung hoàn toàn giống kiểu trại giam dưới thời Xtalin, Trung Quốc có thể mở cửa đường biên giới chung dài gần 1.300 km với Bắc Triều Tiên. Cuộc di dân ồ ạt có thể nảy sinh từ đó chắc chắn sẽ gây ra hậu quả tệ hại đối với Bắc Triều Tiên như khi Bức tường Béclin sụp đổ đối với Đông Đức.
Một số người ở Trung Quốc tin vào sự cần thiết phải thay đổi chính sách của nước mình đối với Bình Nhưỡng. Ông Deng Yuwen, một biên tập viên thuộc một tờ báo quan trọng của Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 2/2013 tuyên bố trên tờ “Financial Times” rằng Trung Quốc nên “từ bỏ Bắc Triều Tiên” và “chủ động” tạo thuận lợi cho việc thống nhất Triều Tiên. Các nhà quan sát ở Trung Quốc cho rằng một bài báo như vậỵ, được viết bởi một nhân vật như vậy, chắc chắn phải được một nhân vật có ảnh hưởng nào đó cho phép và thậm chí có thể phản ánh chính kiến của nhà lãnh đạo mới. Nhưng cho dù có ai đó đồng ý với suy nghĩ này, nhân vật có ảnh hưởng nói trên cũng thực sự không có ảnh hưởng mấy vì Deng Yuwen sau đó “bị miễn nhiệm vĩnh viễn”.
Điều rõ ràng là một số thành viên trong ban lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng để thay đổi, nhưng không phải là tất cả. Dù đó là hoài niệm về những người bạn chiến đấu hay vì nghĩ vẫn là hữu ích nếu có được một người bạn chí cốt để chống lại Mỹ và Nhật Bản, họ muốn duy trì chế độ Bắc Triều Tiên.
Nói cách khác, một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn gắn bó với nhãn quan cổ hủ về vai trò của Trung Quốc trên thế giới và, từ đó, không thay đổi nhãn quan cổ hủ của họ về thế giới. Theo họ, chính sách đối ngoại là một cuộc chơi được mất ngang nhau và cái xấu đối với đế quốc là điều tốt cho Trung Quốc, và thuật ngữ “lòng yêu nước” gợi nhớ lại các vụ bạo loạn chống Nhật Bản và những lời lẽ hùng hổ khi nói đến các hòn đảo ở Biển Đông. Đồng thời, bản thân Bắc Triều Tiên cũng là một thứ cổ hủ, một sản phẩm của những năm 1950, một nhà nước tàn tạ và sống khép kín đến mức các nhà ngoại giao đến thăm Bình Nhưỡng đều được đề nghị để điện thoại di động của mình ở lại Bắc Kinh, nơi quyền tự do và an ninh gần như được bảo đảm.
Nếu chính phủ mới của Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ chế độ Bắc Triều Tiên (do chính họ lập ra và hỗ trợ trong hơn 50 năm qua), “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ không phải là cái gì khác ngoài một thứ khẩu hiệu. Trái lại, nếu chính phủ Trung Quốc muốn có cái gì đó cụ thể hơn thì có thể có được bằng cách giải quyết cuộc khủng hoảng mà chính họ là tác giả chính./.