Hiển thị các bài đăng có nhãn xăng sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xăng sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Khủng hoảng thị trường xăng sinh học toàn cầu và cơ hội nào cho EU (kỳ 2)




Thị trường xăng sinh học tại Mỹ

Tình trạng của ngành xăng sinh học tại Mỹ cũng không khá hơn là mấy.

Khi Brazil chủ yếu dùng mía để sản xuất xăng sinh học thì Mỹ lại dùng ngô. Tuy nhiên, hạn hán kéo dài đã khiến sản lượng ngô tại quốc gia này giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hạn hán đã khiến sản lượng ngô nhiên liệu sinh học của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng 
Hạn hán đã khiến sản lượng ngô nhiên liệu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Không riêng gì ngô, các mặt hàng nông phẩm khác của Mỹ cũng chạm mức suy giảm tồi tệ nhất trong 17 năm qua.

Vì vậy, mọi chuyện lại càng trở nên khó khăn hơn với ngành sản xuất xăng sinh học Mỹ, khi ngô là một loại ngũ cốc, và chính quyền Washington lại đang phải chịu rất nhiều sức ép từ chương trình “Food vs Fuel”, do các tổ chức lương thực Liên hợp quốc và quốc tế khởi xướng, mục đích nhằm cắt giảm sản lượng ngô nhiên liệu dùng cho sản xuất xăng.

Ước tính, cứ khoảng 4 trong 10 giạ ngô mà Mỹ sản xuất, sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho ngành sản xuất xăng sinh học.

Các tổ chức Liên hợp quốc và quốc tế lập luận, việc Mỹ sử dụng gần trăm triệu tấn ngô mỗi năm để sản xuất xăng sinh học là “vô nhân đạo”, khi mà hàng ngày có đến hàng chục triệu người dân tại châu Phi và các nước chậm phát triển trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ chết đói.

Quan điểm trên đã dấy lên làn sóng biểu tình và phản đối chính sách sử dụng ngô làm nhiên liệu sản xuất xăng sinh học của chính quyền Washington khắp trong và ngoài nước.

Theo cục Tiêu chuẩn Nhiên liệu tái tạo Mỹ (RFS), trong năm 2012, nước Mỹ cần 13.2 tỷ ga-lông xăng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, trước các nguyên nhân bất lợi kể trên, ngành sản xuất xăng sinh học Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ sản lượng bị suy giảm trầm trọng trong thời gian tới.

Lần này, đến lượt chính quyền Washington phải cân nhắc việc nhập khẩu xăng sinh học.

Đáng lưu ý, chính quyền Mỹ cũng không thể nhập khẩu xăng truyền thống nhằm bù đắp cho lượng xăng sinh học bị thiếu hụt trong nước. Vì, Mỹ phải giữ tỷ trọng tiêu thụ giữa xăng sinh học với xăng truyền thống, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu về môi trường và ô nhiễm không khí.

Mỹ phải duy trì nhập khẩu xăng sinh học do các chỉ tiêu về môi trường
Mỹ phải duy trì nhập khẩu xăng sinh học do các chỉ tiêu về môi trường